Một chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe thì không thể nào thiếu rau củ. Tuy nhiên, không phải bất kỳ loại rau củ hay các chế biến rau củ nào cũng tốt. Trên thực tế, có 4 loại rau củ chứa đầy độc tố, ăn vào chẳng bổ béo gì mà còn “rước bệnh vào thân” như:
1. Giá đỗ không rễ
Mặc dù giá đỗ không rễ trông trắng nõn, bụ bẫm và rất ngon, thậm chí giá rẻ hơn nhưng không tốt cho sức khỏe. Nếu bạn ăn nhiều cùng lúc hoặc ăn thường xuyên thì có thể gây hại cho nhiều cơ quan nội tạng và tăng nguy cơ mắc ung thư.
Do loại giá đỗ này được trồng bằng cách ngâm trong nước, sử dụng thuốc kích thích để tăng trưởng, trong thời gian siêu ngắn có thể được thu hoạch. Dù đem lợi nhuận lớn cho người sản xuất nhưng trong quá trình này, chúng sẽ hấp thụ chất độc, lại bị kích thích hóa học quá mức có thể gây biến đổi tế bào.
2. Cà chua xanh, chưa chín kỹ
Cà chua chín có giá trị dinh dưỡng rất cao nhưng cà chua còn xanh, chưa chín hoàn toàn lại rất hại sức khỏe. Bởi chúng chứa số lượng lớn các yếu tố "alkaloid", đặc biệt là chất độc chất solanine. Chất này ảnh hưởng rất xấu tới các cơ quan nội tạng, đặc biệt là gan và dạ dày. Lâu ngày dẫn tới suy giảm chức năng và mắc nhiều loại ung thư.
Ăn cà chua xanh cũng gây ngộ độc bởi chứa solanine và tomatidine. Nếu ăn với lượng nhỏ có thể gây khó chịu, còn lặp lại thường xuyên hoặc ăn lượng lớn cùng lúc có thể gây ngộ độc nguy hiểm. Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác... thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng. May mắn là các chất độc hại trong cà chua sẽ giảm dần và sẽ biến mất khi cà chua chín đỏ.
3. Gừng thối, dù chỉ một phần nhỏ
Gừng thối sinh ra độc tố safrol cũng có thể gây ung thư, sau khi vào cơ thể người nó sẽ gây thoái hóa và hoại tử một số tế bào mô trong cơ thể, từ đó làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư gan và ung thư thực quản.
Vì vậy, khi củ gừng bị dập nát hay thối dù một phần nhỏ, tốt nhất là bạn nên vứt bỏ thay vì tiếc rẻ rồi mang bệnh vào thân. Bạn cũng không nên chỉ cắt phần hỏng đi rồi dùng phần còn tươi, vì 1 số nghiên cứu chỉ ra rằng khi bị hỏng, độc tố shikimol có sẵn trong củ gừng chứ không phải chỉ ở phần dập nát nên không thể cắt bỏ hết.
4. Khoai tây chuyển màu xanh, mọc mầm
Đừng tiếc rẻ mà ăn khoai tây có các mảng chuyển xanh hoặc đã nảy mầm. Bởi vì lúc này tinh bột chuyển hóa thành solanine và chaconine-alpha, là hai chất có thể gây ngộ độc cho người. Các chất độc này tập trung nhiều nhất ở các phần sát chuyển màu xanh và các vùng mọc mầm trên củ khoai và lan ra toàn bộ của khoai. Chúng thậm chí không thể được loại bỏ hoàn toàn ngay cả khi cắt bỏ phần mọc mầm và nấu chín kỹ.
Nếu ăn với lượng ít, độc tố của khoai tây mọc mầm, chuyển xanh gây ra những vấn đề nhẹ ở đường tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy. Khi ăn nhiều hơn, bạn có thể gặp vấn đề nghiêm trọng về thần kinh cùng với các trục trặc về tiêu hóa như mê sảng, tiêu chảy nặng, giãn đồng tử, sốt theo cơn, ảo giác, đau đầu, sốc, hạ thân nhiệt, tê liệt, chậm chạp, khó thở, tụt huyết áp, suy tim, liệt trung tâm hô hấp… Nó cũng có thể gây ra dị tật thai nhi nếu thai phụ ăn phải.
Nguồn và ảnh: NetEase Health, Daily Mail
Ngọc Ái