Theo BI, ở tuổi 114, cụ bà Naomi Whitehead trở thành người sống thọ nhất tại Hoa Kỳ sau khi người giữ kỷ lục trước đó đã qua đời ở tuổi 115. Sinh ra tại Georgia vào ngày 26/9/1910, bà cho biết không bao giờ nghĩ mình có thể sống thọ đến như vậy. Song, bà đã trải qua 2 cuộc chiến tranh thế giới và 2 trận dịch lớn gồm dịch cúm năm 1981 và Covid-19.
Theo phân tích của Trung tâm nghiên cứu Pew dựa vào dữ liệu của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, những người sống đến 100 tuổi chỉ chiếm 0,03% dân số ở Hoa Kỳ. Theo tờ New Castle News, cụ bà này sống lâu hơn hàng chục năm so với các anh chị em ruột, người chồng của bà và cả 3 người con trai.
Để kéo dài tuổi thọ, hiện nhiều người sẵn sàng chi đến hàng trăm nghìn USD. Như tỷ phú người Mỹ, Bryan Johnson đã bỏ ra 2 triệu USD/năm để thực hiện các biện pháp nhằm kéo dài sự sống.
Song đối với bà Whitehead, những điều đơn giản trong cuộc sống đã giúp bản thân sống thọ. Dưới đây là 2 bí quyết để duy trì tuổi thọ của mình được bà chia sẻ trên BI
Làm việc chăm chỉ
Trong một cuộc phỏng vấn, cụ bà này cho biết bí quyết duy trì tuổi thọ quan trọng nhất là “hãy làm việc chăm chỉ”. Whitehead đã làm việc trong một trang trại suốt nhiều năm. Vì vậy, bà liên tục được vận động.
Bí quyết này cũng giống như lời khuyên của những người sống thọ khác mà BI từng có cơ hội phỏng vấn. Như ông William, 101 sống tại Toronto cũng cho rằng cách để duy trì tuổi thọ của mình là làm nhiều công việc khác nhau và chỉ nghỉ hưu khi đạt 85 tuổi. Hay như bà Virginia Oliver vẫn ra khơi đánh bắt tôm hùm mỗi ngày dù đã bước sang tuổi 104. Theo bà, bí quyết để sống thọ cũng bắt đầu bằng việc giữ cho bản thân luôn bận rộn.
Các nhà khoa học đã chứng minh được mối liên hệ giữa việc duy trì làm việc sau khi nghỉ hưu với tuổi thọ. Như nghiên cứu năm 2016 với khoảng 3.000 người, được công bố trên Tạp chí Dịch tễ học và Sức khỏe Cộng đồng, cho thấy làm việc thêm một năm nữa sau tuổi nghỉ hưu (65 tuổi) có liên quan đến giảm nguy cơ tử vong từ 9% đến 11% trong thời gian nghiên cứu 18 năm.
Một nghiên cứu năm 2015 trên 83.000 người lớn tuổi trong 15 năm, được công bố trên tạp chí Phòng chống bệnh mãn tính của CDC chỉ ra những người trên 65 tuổi vẫn lao động có sức khoẻ tốt gấp 3 lần người đã nghỉ hưu và giảm 50% nguy cơ mắc các bệnh về sức khỏeg nghiêm trọng như ung thư, bệnh tim.
Không bao giờ uống rượu và hút thuốc
Bà Whitehead cho biết bản thân không bao giờ hút thuốc lá hoặc uống rượu. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết không có một mức tiêu thụ rượu nào là an toàn cho sức khỏe. Theo Tạp chí y tế Công cộng châu Âu đã đăng tải vào năm 2017, dù bạn uống một ít hoặc một ly rượu mỗi ngày đều trở thành nguyên nhân gây ra 13,3% trong số 3.723.600 ca ung thư hàng năm ở châu Âu.
Rượu có liên quan đến một loạt các khiếu nại về sức khỏe bao gồm các vấn đề về tim, bệnh gan, một số loại ung thư và chứng sa sút trí tuệ. Các nhà nghiên cứu hàng đầu tại Cambridge cho hay nguy cơ dẫn đến tử vong sớm tỉ lệ thuận với lượng cồn mà mỗi người tiêu thụ.
Các chuyên gia còn cho biết, đối với một người từ 40 tuổi trở đi, mỗi đơn vị cồn được tiêu thụ trên mức cho phép, trung bình, sẽ rút ngắn khoảng 15 phút cuộc đời của họ. Đó là khoảng thời gian tương đương với hút một điếu thuốc.
Tương tự như rượu, thuốc lá cũng là kẻ huỷ diệt tuổi thọ của bạn. Theo kết quả nghiên cứu kéo dài 50 năm qua mà các giáo sư trường Đại học Oxford (Anh) công bố ngày 22/6/2004, trung bình những người hút thuốc lá sẽ qua đời trước những người không hút thuốc 10 năm.
Tuy nhiên nếu từ bỏ được thói quen này, thậm chí ở độ tuổi 50, bạn sẽ có khả năng tăng thêm tuổi thọ 5 năm và nếu cai thuốc ở độ tuổi 30 sẽ hoàn toàn tránh được nguy cơ đó.
Công trình nghiên cứu cũng phát hiện thấy hút thuốc lá gây ra khoảng 25 chứng bệnh và tỷ lệ tử vong ở nhóm người nghiện thuốc cao gấp đôi số người không hút thuốc.
Đinh Anh (Tổng hợp)