Đừng ăn nhiều 3 bộ phận này của con tôm kẻo hại thân

Chủ nhật, 19/06/2022 07:04

Đầu tôm

Đây là bộ phận dễ bị ký sinh trùng ký sinh và phát triển nhất, tốt nhất không nên ăn để bảo vệ sức khỏe. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, trên thực tế, phần đầu tôm có rất ít chất dinh dưỡng.

Tôm thường sống trong các lỗ, do tác dụng làm giàu sinh học nên phần lớn chất độc tập trung ở phần màu vàng trên đầu tôm. Ngoài ra, bộ phận này cũng là nơi tiết ra chất ô nhiễm của môi trường nước, là vật chủ của các loại sán và vi khuẩn. 

Vỏ tôm

Vỏ tôm cấu tạo chủ yếu từ kitin, chất này không chứa canxi mà còn tương đối khó tiêu hóa. Việc cố ăn vỏ tôm hoặc bắt trẻ ăn tôm cả vỏ để giúp tăng canxi như nhiều người thường làm là hành động sai lầm, tăng nguy cơ trẻ bị hóc vỏ tôm. Phần thịt của tôm mới là nơi chứa nhiều canxi nhất.

dung co an 4 bo phan nay cua con tom keo hai than

Đường chỉ đen trên lưng tôm

Đường chỉ đen này được gọi là đường tiêu hoá của tôm chứa dạ dày và đại tràng, thường chỉ thấy ở những con tôm to. Bộ phận này không nguy hiểm vì các vi khuẩn đã chết khi tôm được nấu chín. Dù vậy, bạn vẫn nên bỏ đi đường chỉ đen ở lưng tôm trước khi chế biến.

Một số lưu ý khi ăn tôm:

- Không nên ăn quá nhiều tôm một lúc vì hấp thụ quá nhiều các chất dinh dưỡng trong tôm như đạm, photpho, axit béo, canxi… sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, chướng bụng và có thể dẫn đến tiêu chảy.

- Không kết hợp tôm với các loại rau, củ giàu vitamin C, lý do là vì vitamin C có thể kết hợp với độc tố có sẵn trong vỏ tôm gây ngộ độc nghiêm trọng.

- Người đang bị ho rất dễ phản ứng với vị tanh từ tôm, khiến bệnh tình dai dẳng lâu khỏi. Nếu bị ho dị ứng thì bạn nên kiêng tôm tới khi tình trạng ho chấm dứt. Đôi khi hiện tượng ho có thể do hậu quả của dị ứng thực phẩm.

Đinh Kim (T/h)

xe.nguoiduatin.vn