Đập Tam Hiệp: Trung Quốc bỏ thêm tiền có ngăn được tác động xấu?

03/02/2020 21:56:59

 

Đập Tam Hiệp là con đập lớn nhất thế giới, xây dựng từ năm 1994 - 2009. Con đập này xây chắn ngang sông Dương Tử - một trong những con sông lớn nhất Trung Quốc. Con đập này được xây dựng bằng bê tông và thép với chiều cao 181m, hồ chứa rông nhất trải dài 610 km2, hơn 102.600.000 mét khối đất đã được chuyển để mở đường cho 27,2 triệu mét khối bê tông và 463.000 tấn thép đủ để xây dựng 63 tháp Eiffel, công suất lắp đặt 18.2GW. theo các chuyên gia, mực nước trong đập ở mức tối đa, cao hơn mực nước biển 175m, cao hơn mực nước sông ở hạ nguồn 110m, vùng hồ chứa có chiều dài trung bình khoảng 660km và rộng 1,12km. Vùng hồ chứa có thể tích 39,3km3, tổng diện tích bề mặt nước 1045km2 và chứa lượng nước lên đến 42 tỉ tấn. Lượng nước này lớn đến mức có thể khiến Trái Đất quay chậm lại so với bình thường. Chi phí xây dựng đập từ 22,5 - 30 tỷ đô ( khoảng 520.000 – 693.000 tỷ đồng).

Theo Hoàn Cầu thời báo, có không ít chỉ trích xung quanh đập Tam Hiệp kể từ khi dự án được khởi công. Bắc Kinh đã chi hơn 600 tỉ nhân dân tệ (khoảng 86 tỉ USD) từ năm 2011 đến nay để giảm bớt tác động lâu dài của đập Tam Hiệp đối với những ngôi làng xung quanh và “kiểm soát hiệu quả” môi trường khu vực ngày một xấu đi. Tuy nhiên, còn quá nhiều vấn đề vẫn chưa được giải quyết nên chính phủ Trung Quốc đã hứa sẽ chi thêm 600 tỉ nhân dân tệ đến năm 2025, theo Reuters dẫn lời ông Tạ Đức Bổn, thành viên của phái đoàn đại biểu quốc hội Trung Quốc ở TP.Trùng Khánh.

Bảo vệ sông Dương Tử trở thành việc ưu tiên đối với Bắc Kinh sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hứa sẽ kết thúc tình trạng phát triển mang tính hủy diệt trên con sông này. Theo lệnh của ông Tập đưa ra năm 2016, các chính quyền địa phương đã phá hủy nhiều con đập, nạo vét rác thải nhựa trên sông Dương Tử, di dời các nhà máy, cấm xả rác, hạn chế cho trồng trọt và xây dựng dọc bờ sông. Tuy nhiên, khu vực này cho đến nay vẫn không tránh khỏi những tác động đáng kể từ đập Tam Hiệp, bị cho là góp phần làm gia tăng động đất, tình trạng phân tán của các hệ sinh thái và vô số những vấn đề khác.

Bộ Môi trường sinh thái Trung Quốc cho biết năm 2017, khu vực xung quanh sông Dương Tử đã xảy ra 776 trận động đất, tăng 60% so với năm 2016. Một cuộc nghiên cứu từ Cục Địa chấn Trung Quốc cũng chỉ ra rằng số trận động đất ở khu vực đã tăng gấp 30 lần trong giai đoạn từ năm 2003 - 2009. Đại biểu Tạ, giáo sư tại Đại học Tây Nam ở Trùng Khánh, khẳng định sẽ còn có nhiều thách thức khác như nước thải từ các nhánh sông làm ô nhiễm sông Dương Tử.

Đã từ lâu, chính phủ Trung Quốc luôn khẳng định các lợi ích của đập Tam Hiệp lớn hơn so với chi phí và những vấn đề liên quan. Thế nhưng, vào năm 2011, Bắc Kinh hứa chi 1.238 tỉ nhân dân tệ đến năm 2020 để cố gắng khắc phục các hệ quả và cam kết nâng cao chất lượng sống, cải thiện môi trường và tạo ra một cơ chế lâu dài ngăn chặn các thảm họa địa chất. Nhưng đến cuối năm 2018, số tiền được giải ngân chưa tới phân nửa.

Hiện nay, đất nông nghiệp ở xung quanh sông Dương Tử đã được khôi phục; các bờ sông cũng được gia cố và trồng rừng để giảm nguy cơ lở đất. Tuy nhiên, một học giả Trung Quốc giấu tên cho rằng dù chính phủ có chi thêm tiền thì cũng không đủ để giải quyết các vấn đề lâu dài. Bởi, sự tích tụ chất cặn gần đập Tam Hiệp đe dọa việc kiểm soát lũ. Con đập này còn bị cho là đang góp phần làm gia tăng nhiệt độ trong khu vực. Bằng chứng là nước ngày càng ấm hơn và sự phân tán của môi trường sống đe dọa các loài thủy sản, trong đó cá tầm ở sông Dương Tử đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.

 

Bê bối tình dục của hãng nội y Victoria's Secret rúng động dư luận thế giới

(Techz.vn) Bê bối tình dục của hãng nội y danh tiếng Victoria's Secret được đăng tải trên báo New York Times đang là tâm điểm nóng của dư luận thế giới.

 

xe.nguoiduatin.vn