Hà thủ ô là loại cây dây leo sống lâu năm. Thân cây quấn, mọc xoắn vào nhau. Rễ cây khi đã ăn sâu dưới mặt đất sẽ phát triển thành củ. Người dân thường sử dụng loại củ này để làm thuốc chữa bệnh.
Hà thủ ô thường mọc hoang ở hầu hết các tỉnh miền núi từ Nghệ An trở ra. Tuy nhiên cũng có nhiều ở Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang cùng một số tỉnh khác như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoà Bình lại có số lượng ít hơn. Hiện nay, hà thủ ô được trồng ở nhiều nơi tại các vùng phía Bắc như Vĩnh Phú và cả ở phía Nam.
Hiện nay, hà thủ ô được coi như là một vị thuốc quý trong dân gian với những công dụng vàng cho sức khỏe:
1. Ngăn ngừa ung thư
Theo các nghiên cứu, các thành phần trong củ hà thủ ô có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và giúp ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến tế bào ung thư.
Theo đó, emodin và aloe - emodin trong loại củ này có thể ức chế sự phát triển của tế bào (bằng cách ức chế apoptosis) của tế bào ung thư cổ tử cung ở người, tế bào ung thư lưỡi, tế bào u nguyên bào thần kinh và tế bào u ác tính giúp ngăn ngừa ung thư, giảm sự tiến triển. Ngoài ra, emodin tăng cường khả năng kháng bệnh, hạn chế hình thành khối u mới hiệu quả.
2. Hạ mỡ máu
Hà thủ ô cũng là 1 trong những vị thuốc giúp hạ mỡ máu rất hiệu quả.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng trong hà thủ ô có các chất như tamin và 2, 3, 4,5 tetrahydroxystilbene-2-o-β-D-glucoside đều hỗ trợ cân bằng lipid trong máu hiệu quả. Rối loạn lipid chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến cao huyết áp, tiểu đường hay mỡ máu,… Nhờ đó, khi sử dụng uống hà thủ ô thường xuyên sẽ giúp cơ thể cải thiện bệnh cũng như ngăn chặn tái phát và biến chứng hiệu quả.
3. Bổ thận, tăng cường sinh lý nam giới
Theo Đông y, hà thủ ô vị đắng ngọt chát, tính hơi ôn, có tác dụng bổ can thận, dưỡng huyết bổ âm giải độc, nhuận tràng thông tiện. Trị can thận âm hư, huyết hư. Theo lý luận của y học cổ truyền, nếu thận tinh sung túc thì sự sinh trưởng phát dục của cơ thể được khôi phục và nâng cao nên rất thuận lợi cho việc sinh con.
4. Tốt cho gan
Hà thủ ô có chứa stilbene có tác dụng tăng cường thải độc gan và bảo vệ gan. Không những vậy, hà thủ ô cũng chứa một số thành phần giúp tăng cường chức năng gan. Các anthraquinone và polysacarit có trong hà thủ ô giúp bảo vệ gan bằng cách giảm viêm, ngăn ngừa quá trình oxy hóa chất béo và tăng tác dụng chống oxy hóa. Nhiều người vẫn sử dụng chế phẩm trà hà thủ ô giúp làm mát gan, thanh nhiệt và giải độc.
5. Ngăn ngừa huyết khối
Lợi ích của hà thủ ô còn giúp chống rối loạn đông máu. Rối loạn huyết khối (đông máu) được gây ra bởi các cục máu đông hình thành trong mạch máu và được dòng máu đưa vào một mạch khác sau đó bị tắc nghẽn.
Hà thủ ô có chứa stilbene glycoside giúp bảo vệ, chống lại tổn thương tế bào do thiếu oxy hoặc lưu lượng máu bằng cách tăng mức độ của các chất chống oxy hóa tế bào như superoxide effutase, glutathione peroxidase và oxit nitric.
3 lưu ý khi sử dụng hà thủ ô
Tuy rằng sử dụng hà thủ ô rất tốt và hiệu quả cho chính sức khỏe con người. Tuy nhiên nếu không biết sử dụng đúng cách thì sẽ không đem lại kết quả như mong muốn. Dưới đây là những lưu ý bạn nên nhớ để sử dụng loại thảo dược này một cách an toàn và hiểu quả:
1. Không dùng hà thủ ô khi đói
Không nên dùng hà thủ ô đỏ nếu bạn đói bụng vì sẽ gây kích ứng dạ dày. Thời điểm tốt nhất để sử dụng hà thủ ô là vào buổi sáng sau khi ăn và đầu giờ chiều. Với các dạng cụ thể của hà thủ ô sẽ có cách dùng vào các thời điểm khác nhau. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thảo dược này để đạt hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe.
2. Không dùng hạ thủ ô với củ cải trắng, tỏi và hành
Theo các sách thuốc Đông y, có 3 loại thực phẩm nên tuyệt đối tránh khi sử dụng hà thủ ô đó chính là củ cải trắng, tỏi và hành. Ngoài ra còn có các loại gia vị cay nóng khác như ớt, hạt tiêu, gừng cũng không nên sử dụng khi đang dùng hà thủ ô. Nguyên nhân là vì bên trong những loại gia vị này có chứa nhiều tinh dầu cay tính nóng gây ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng bổ can, thận và bổ huyết của hà thủ ô.
3. Những đối tượng không nên dùng hà thủ ô
Theo các bác sĩ, không nên dùng hà thủ ô cho những người đang bị tiêu chảy, người viêm cơ, teo cơ do rối loạn điện giải, người bị rối loạn tiêu hóa, viêm đường tiêu hóa, viêm dạ dày. Đặc biệt, trẻ dưới 3 tuổi, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cũng không được sử dụng loại thảo dược này để tránh gây hại đến sức khỏe.
(Tổng hợp)