Nhắc tới lá mắc mật, nhiều người nghĩ ngày tới những món thịt nướng thơm phức. Lá, quả và hạt của cây mắc mật chứa rất nhiều tinh dầu thơm, vì thế lá hay quả mắc mật được sử dụng làm gia vị giúp các món ăn dậy mùi thơm rất hấp dẫn.
Không chỉ có mùi thơm, loại lá này còn giàu khoáng chất và vitamin cần thiết cho con người. Đặc biệt là lá mắc mật chứa hàm lượng protein, sắt, mangan, canxi cao hơn quả và hạt. Chính vì vậy, lá mắc mật còn được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc đông y.
Lá mắc mật có màu xanh sẫm, mặt trên nhẵn bóng và mặt dưới có lớp lông mỏng. Lá mọc so le, dài 10-30cm, chóp lá nhọn, mép lá hay có khía răng nhỏ. Cây mắc mật có tên khoa học là Clausena indica.
Ngoài ra, loại cây này còn có tên gọi khác như mác mật, hồng bì núi, củ khỉ, dương tùng… Lá mắc mật vị đắng, hơi cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ thấp tiêu thũng.
Ở Việt Nam cây chủ yếu phân bố ở vùng núi đông bắc bộ như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh.. Nếu trồng cây mắc mật ở các khu vực tỉnh khác, cây thường rất khó sống hoặc nếu cây sống cũng không có quả, không có mùi thơm đặc trưng, lá sẽ bị đắng không dùng để chế biến món ăn được.
Lá mắc mật có nhiều công dụng đối với sức khỏe
Chống viêm, giảm đau
Viêm là phản ứng sinh học của cơ thể trước các tác nhân gây viêm như vi khuẩn, vi sinh vật,... Các biểu hiện của viêm như là sưng tấy, đỏ, nóng ran vùng bị tổn thương. Tinh dầu ethanol trong lá mắc mật có thể giúp ngăn ngừa oxy hóa, đẩy lùi các tác nhân có khả năng làm tổn thương đến cơ thể như vi khuẩn, vi sinh vật, virus… Đối với những ai đang bị các loại bệnh viêm nhiễm, sau khi sử dụng lá mắc mật có thể thấy tình trạng bệnh tiến triển tốt hơn đáng kể.
Tăng cường miễn dịch
Lá, quả mắc mật chưa nhiều các chất bổ phổ biến như protein, sắt, mangan, canxi… Vì thế, sử dụng lá mắc mật góp phần hỗ trợ tăng sức đề kháng, hỗ trợ hệ miễn dịch, bảo vệ sức khỏe.
Kích thích tiêu hóa hiệu quả
Các hoạt chất trong lá mắc mật có thể hỗ trợ giữ cân bằng cho hệ vi khuẩn đường ruột. Điều này giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột. Nếu hệ tiêu hóa của bạn bất ổn và có triệu trứng như ợ chua hay đầy hơi thì nên bạn có thể sử dụng lá mắc mật theo hướng dẫn của thầy thuốc để ổn định.
Công dụng giải cảm, hạ sốt
Lá mắc mật được sử dụng để chữa bệnh trong đông y. Lá mác mật rửa sạch và đem phơi khô sau đó sắc thuốc có thể giúp giải cảm, hạ sốt hiệu quả.
Lá mắc mật có thể được dùng làm thuốc chữa cảm cúm, nhức đầu, đau bụng, tê thấp.
Gia vị quen thuộc của nhiều món ăn
Lá mắc mật gắn liền với các món ăn nổi tiếng như vịt quay lá mắc mật, heo quay lá mắc mật, gà nướng mắc mật. Vì lá mắc mật có công tác kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng. Ngoài ra, lá mắc mật nấu chung với chân giò, giúp món ăn giảm mỡ, đỡ ngấy, tiêu hóa tốt và không bị chướng bụng.
Lá mắc mật mang lại nhiều giá trị đối với sức khỏe con người nên mọi đối tượng, mọi lứa tuổi đều có thể sử dụng.
Hy vọng sau bài viết trên đây, mọi người sẽ hiểu rõ hơn về lá mắc mật và các lợi ích tuyệt vời của chiếc lá này. Cây mắc mật cũng được trồng rất phổ biến và rộng rãi nên không khó để tìm mua được lá mắc mật, hãy áp dụng kiến thức trên để chăm sóc và bảo vệ cho sức khỏe của gia đình mình nhé!
Trong đông y, lá mắc mật được sử dụng kết hợp với các vị thuốc khác để chữa bệnh gan rất hiệu quả bởi trong lá này có chứa cao ethanol có tác dụng lợi mật, ứng chế men gan và tăng cường hệ thống miễn dịch trước khi vi khuẩn gây bệnh.
Tổng hợp
Lưu Ly