2 'cánh tay' đắc lực của Quan Vũ: Người bắt sống Bàng Đức, người được lưu danh muôn đời

2 'cánh tay' đắc lực của Quan Vũ: Người bắt sống Bàng Đức, người được lưu danh muôn đời

Chủ nhật, 06/10/2024 22:09
Không chỉ Tào Tháo một đời mong mỏi có được Quan Vũ, thiên hạ còn có nhiều người một lòng muốn đi theo hầu cận hổ tướng nhà Thục Hán.

Quan Vũ là đệ nhất cao thủ võ công thời Tam Quốc. Điều này chính sử đã chép. Hình tượng của Quan Công ấn tượng đến mức dù đã ngàn năm trôi qua, dân gian vẫn ca ngợi một chiến tướng văn võ song toàn, tận trung tận nghĩa. Nhiều nơi còn lập đền thờ và bày tượng Quan Công để cầu mong cuộc sống an lành, hạnh phúc.

2 'cánh tay phải' đắc lực của Quan Vũ: Người bắt sống Bàng Đức, người được lưu danh muôn đời - Ảnh 1.

Hình minh họa Quan Vũ uy dũng trên chiến trường, cưỡi ngựa Xích Thố, tay cầm Thanh Long Yển Nguyệt Đao. Nguồn: Sohu

Sinh thời, Quan Vũ vang chấn khắp thiên hạ bởi sức địch vạn người, bởi sự can trường phi phàm, và cũng bởi tài cầm binh hiếm có khiến quân địch chưa đánh đã nản. Uy danh của Quan Vũ khiến ngay cả Hoàng đế nhà Tào Ngụy là Tào Tháo cả đời mến mộ và muốn thu phục nhưng bất thành.

Dưới ngòi bút của La Quán Trung trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, bậc kỳ tài như Quan Vũ không chỉ được Tào Tháo khát khao thu phục, mà khắp thiên hạ có không ít kẻ ước mong được ông thu nhận.

Quả thực, Quan Vũ đã thu nhận 2 thuộc hạ. Hai người này là ai và họ đã hội tụ những đức tính và tài năng hơn người nào mới có thể theo hầu dưới trướng Quan Vũ?

Hai 'cánh tay' đắc lực của Quan Vũ

Người thứ nhất: Bắt sống Bàng Đức; tự tử sau khi Quan Vũ chết

Đó chính là Chu Thương. 

Chu Thương là một nhân vật hư cấu trong Tam Quốc Diễn Nghĩa. Người này nguyên là bộ hạ của Trương Bảo - thủ lĩnh của Loạn Hoàng Cân. 

Trong cuộc khởi nghĩa do Trương Bảo cầm đầu năm 184, Chu Thương và Quan Vũ ở hai chiến tuyến đối địch nhau. Tuy Quan Vũ từng khiến đồng đội của Chu Thương đầu rơi máu chảy nhưng bản thân lại ngầm ngưỡng mộ chiến tướng của Lưu Bị, mong được theo hầu.

Sau cái chết của Trương Bảo, Chu Thương và Bùi Nguyên Thiệu (từng dưới trướng Trương Giác) kiếm sống bằng nghề thảo khấu. Một hôm, Quan Vũ cưỡi Xích Thố đi qua vùng núi Vạn Ngưu thì bất ngờ bị một toán cướp chặn đầu. Sau một hồi khua môi múa mép, Bùi Nguyên Thiệu mới nhận ra "Thái Sơn": Người trước mặt hắn không ai khác chính là mãnh tướng Quan Vũ trứ danh.

Hóa ra đây là người mà Chu Thương đã nhắc vô số lần với hắn để bày tỏ lòng ngưỡng mộ. Khi đang chào hỏi Quan Vũ, Thiệu thấy một nhóm người cưỡi ngựa đi tới. Người dẫn đầu chính là Chu Thương. 

Chu Thương nhìn thấy Quan Vũ thì vui mừng khôn xiết, vội xuống ngựa, quỳ xuống bên đường, bái lạy Quan Vũ, thành khẩn mà nói: "Tiểu nhân ngưỡng mộ tướng quân từ lâu. Tiếc thay lúc đó lại đi theo Trương Bảo làm quân. Nay cuộc khởi nghĩa đã bị dẹp, nếu tướng quân không chê ghét, xin hay nhận tiểu nhân làm thuộc hạ. Có chết cũng xin một lòng trung thành cùng tướng quân".

Nhận thấy từng cử chỉ, lời nói đều toát lên sự chân thành từ Chu Thương, Quan Vũ trầm ngâm một hồi rồi gật đầu đồng ý.

Thu nhận Chu Thương là một quyết định đúng đắn của Quan Vũ. Người này không những có vẻ ngoài phi phàm, cường tráng, cánh tay có sức lực ngàn cân mà còn vô cùng trung thành, dũng cảm và thông thuộc sông nước, giỏi bơi lội.

2 'cánh tay phải' đắc lực của Quan Vũ: Người bắt sống Bàng Đức, người được lưu danh muôn đời - Ảnh 3.

Bức vẽ mô tả Chu Thương bắt sống Bàng Đức cho Quan Vũ. Nguồn: Baidu

Trong trận Tương Dương – Phàn Thành năm 219 giữa Lưu Bị và Tào Tháo, Chu Thương lập công lớn khi tự tay bắt sống Bàng Đức khi y bị rơi xuống sông. Sau khi cự tuyệt lời khuyên hàng của Quan Vũ, Bàng Đức bị chém đầu.

Tuy là nhân vật phụ trong Tam Quốc Diễn Nghĩa nhưng lòng trung thành, quả cảm của Chu Thương đã để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc. Chuyện kể rằng, khi hay tin Quan Vũ thất bại và qua đời tại Kinh Châu, Chu Thương vì quá đau buồn và tiếc thương nên đã rút kiếm tự sát, mong xuống Cửu Tuyền lại một lần nữa theo hầu tướng quân Quan Vũ. 

Lòng trung thành của Chu Thương làm vang động đất trời. Người đời ca ngợi Chu Thương là "thuộc hạ trung thành nhất thiên hạ", được truy tặng nhiều danh hiệu sau khi qua đời.

Người thứ hai: Có thật trong lịch sử, được lưu danh muôn đời

Liêu Hóa là một nhân vật có thật trong lịch sử. Lão tướng trung thành này chính là người chứng kiến sự hưng thịnh và suy tàn của nhà Thục Hán suốt hơn 40 năm. Ông cũng chính là nhân vật được nói đến trong câu tục ngữ nổi tiếng trong Tam Quốc Diễn Nghĩa:

"Thục trung vô đại tướng 

Liêu Hóa tác tiên phong"

Ngoài đời, Liêu Hóa là một chiến tướng dũng mãnh của nhà Thục Hán. Người này sinh ra trong một gia đình hào môn nhiều đời ở Kinh châu. Tuy giàu có nhưng Liêu Hóa không cao ngạo, ngược lại rất trượng nghĩa, mến mộ nhiều anh hùng hào kiệt trên đời.

2 'cánh tay phải' đắc lực của Quan Vũ: Người bắt sống Bàng Đức, người được lưu danh muôn đời - Ảnh 4.

Hình minh họa Liêu Hóa khi còn trẻ. Nguồn: Sohu

Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Liêu Hóa là thuộc tướng của Trương Giác, tham gia Loạn Hoàng Cân chống lại triều đình nhà Hán. Sau khi khởi nghĩa bị dẹp, Liêu Hóa lên núi làm sơn tặc. Chính điều này đã tạo nên cơ duyên cho Liêu Hóa gặp gỡ và một lòng xin theo hầu Quan Vũ.

Chuyện kể rằng, sau khi Quan Vũ trả ơn Tào Tháo xong liền bỏ đi tìm Lưu Bị. Khi Quan Vũ ở lại chặn Tào Tháo, đồng thời cho đoàn xe của nhị vị phu nhân Lưu Bị đi trước thì bị bọn sơn tặc của Liêu Hóa chặn lại.

Khi thuộc hạ Liêu Hóa định làm nhục hai vị phu nhân của Lưu Bị thì Liêu Hóa cùng lúc đó hỏi han sự tình mới biết đó là đoàn người của Quan Vũ về với Lưu Bị, liền ra tay hạ thủ mấy tên thảo khấu, rồi đích thân dẫn đoàn trả lại cho Quan Vũ. Quan Vũ dù rất cảm kích nhưng vẫn từ chối mong muốn xin theo hầu của Liêu Hóa.

Khi tam huynh đệ nhà Lưu Bị đóng quân ở Nhữ Nam, Liêu Hóa hay tin bèn đi đầu quân và được Quan Vũ thu nhận, giữ chức Chủ bộ, đảm nhiệm việc ghi chép binh lực dưới trướng Quan Vũ.

Năm 220, khi Quan Vũ lạc mất Kinh châu và chết dưới tay Tôn Quyền, Liêu Hóa giả vờ đầu hàng Đông Ngô rồi về sau tìm cách trốn về Thục Hán. Trong đêm chạy trốn cùng mẹ già về nước Thục, Liêu Hóa gặp đoàn quân của Lưu Bị - khi đó đang dẫn binh đánh Tôn Quyền, trả thù cho nhị đệ Quan Vũ - liền xin đi theo tham chiến và được Lưu Bị phong chức Thống đốc.

Với quyết tâm báo thù cho Quan Vũ, Liêu Hóa tả xung hữu đột, dũng mãnh đánh tan hơn 40 trại địch ở Kinh châu, dù khi ấy ông đã trung tuần. 

Về sau, trong các chiến dịch Bắc phạt của Gia Cát Lượng chống lại Tào Ngụy từ năm 228-234, Liêu Hóa trở thành vị tướng chủ lực, góp nhiều công lớn cho nhà Thục Hán.

Quay lại câu tục ngữ trong Tam Quốc Diễn Nghĩa: 

"Thục trung vô đại tướng

Liêu Hóa tác tiên phong"

Nghe qua, nhiều người cho rằng ý câu nói này là nước Thục khi không còn tướng tài để ra trận thì mới đành cho Liêu Hóa tiên phong tham chiến. Điều này không hẳn đúng. Bởi chiếu theo những đại công lao mà Liêu Hóa đã cống hiến cho Thục, câu nói này hàm ý ca ngợi bản lĩnh chiến đấu dày dặn kinh nghiệm của lão tướng Liêu Hóa thì đúng hơn.

2 'cánh tay phải' đắc lực của Quan Vũ: Người bắt sống Bàng Đức, người được lưu danh muôn đời - Ảnh 5.

Bức tượng Liêu Hóa trong Vũ Hầu Tử. Ảnh: Baidu

Ngày nay, để tưởng nhớ công lao muôn đời của Liêu Hóa, trong ngôi đền Vũ Hầu (Vũ Hầu Từ) ở ngoại ô phía nam Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc có đặt 14 bức tượng để tưởng nhớ các vị tướng nhà Thục Hán, trong đó có bức tượng của tướng Liêu Hóa. Tượng của ông đứng ở vị trí thứ 8 và được điêu khắc vào năm 1849 dưới triều đại nhà Thanh.

Tham khảo: Sohu, Baidu, Tam Quốc Diễn Nghĩa

Trang Ly

Cùng chuyên mục

Người uống trà thường xuyên và người không uống trà, ai sống thọ hơn: Nghiên cứu 100.000 người phát hiện điểm chung của trường thọ

Chủ nhật, 06/10/2024 23:00
Các nghiên cứu đều cho thấy uống trà thường xuyên sẽ giúp hỗ trợ miễn dịch mạnh mẽ để chống lại bệnh tật và kéo dài cuộc sống.

Món ăn giao mùa "chớp nhoáng" của Hà Nội, cứ thấy là nhớ tới mùa thu

Chủ nhật, 06/10/2024 22:22
Món ăn này còn được mệnh danh là "thức quà chớp nhoáng" của Hà Nội, ai không ăn nhanh là hết mùa.

2 'cánh tay' đắc lực của Quan Vũ: Người bắt sống Bàng Đức, người được lưu danh muôn đời

Chủ nhật, 06/10/2024 22:09
Không chỉ Tào Tháo một đời mong mỏi có được Quan Vũ, thiên hạ còn có nhiều người một lòng muốn đi theo hầu cận hổ tướng nhà Thục Hán.

Huỳnh Như lập cú đúp, đội bóng Việt Nam giành chiến lịch sử tại Cúp C1 châu Á

Chủ nhật, 06/10/2024 22:04
CLB nữ TP.HCM đã giành trọn 3 điểm trong ngày ra quân tại Cúp C1 nữ châu Á (AFC Women's Champions League) mùa giải 2024/25.

Áp lực doanh số, người đàn ông tự tử sau 45 ngày không ngủ: Thư tuyệt mệnh 5 trang, tố cáo từng lãnh đạo!

Chủ nhật, 06/10/2024 22:00
Sự việc hiện đang khiến dư luận Ấn Độ phẫn nộ về văn hóa làm việc độc hại tại một số doanh nghiệp.
     
Nổi bật trong ngày

Thấy gò đất cỏ không thể mọc, chuyên gia đào sâu 5m lập tức phong tỏa hiện trường: "Kho báu" xuất hiện!

Thứ 7, 05/10/2024 06:45
Bên dưới gò đất cao 30 mét này là một "kho báu" đối với giới khảo cổ học.

Người dân cần lưu ý những tuyến đường ở Hà Nội bị cấm triệt để phương tiện tham gia giao thông trong những ngày tới

Thứ 7, 05/10/2024 11:18
Công an thành phố Hà Nội phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Thực hư một lớp ở TP.HCM thu quỹ 70 triệu đồng, sau 1 tháng chi hết gần 66 triệu đồng, Hiệu trưởng nói gì?

Thứ 7, 05/10/2024 14:07
Lớp có 47 học sinh, mỗi em đóng 1,5 triệu đồng tiền quỹ (1 em đóng 1 triệu đồng), tổng thu 70 triệu nhưng đã tiêu gần hết.

Loạt dấu hiệu cảnh báo hôn nhân của Jiyeon (T-ara) và chồng cầu thủ "toang" từ lâu

Thứ 7, 05/10/2024 17:30
Tin đồn Jiyeon - Hwang Jae Gyun ly hôn đã râm ran khắp nơi trong nhiều tháng qua.

Động thái phũ phàng của Jiyeon (T-ara) sau khi xác nhận ly hôn chồng cầu thủ

Thứ 7, 05/10/2024 20:28
Jiyeon (T-ara) và Hwang Jae Gyun từng có cuộc hôn nhân được công chúng ngưỡng mộ.
xe.nguoiduatin.vn