2 tháng nữa, Trung Quốc sẽ mang đến những bất ngờ chưa từng có trong vũ trụ: Mỹ "giậm chân tại chỗ"?

Thứ 5, 29/02/2024 10:10
Trung Quốc sắp triển khai hàng loạt vụ phóng nhiều kỷ lục trong năm 2024.

SCMP đưa tin ngày 27/2 cho hay, Trung Quốc đang lên kế hoạch thực hiện 100 vụ phóng để đưa hơn 300 tàu vũ trụ lên quỹ đạo vào năm 2024 – một kỷ lục quốc gia mới và tăng mạnh (gần 50%) so với năm 2023

Trong số đó, khoảng 70 vụ phóng sẽ được thực hiện bởi Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASC), nhà thầu vũ trụ chính của nước này đã tiết lộ trong Sách Xanh thường niên vào thứ Hai 26/2. Các vụ phóng còn lại sẽ được các công ty tư nhân thực hiện.

Theo Sách Xanh, các sứ mệnh không gian lớn trong năm 2024 sẽ bao gồm hai chuyến bay có phi hành đoàn và hai chuyến bay chở hàng tới Trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc hiện đang di chuyển trên quỹ đạo Trái đất tầm thấp (LEO).

Trong số đó, không thể không nhắc đến sứ mệnh đáng mong chờ nhất trong lịch sử thám hiểm vũ trụ của Trung Quốc: Chang'e-6.

Chang'e-6 cần 9 bước để hoàn thành mỹ mãn

CASC cho biết họ sẽ tăng cường sức mạnh vũ trụ của Trung Quốc thông qua việc thực hiện sứ mệnh Chang'e-6 nhằm: Đưa tàu vũ trụ hạ cánh tại vùng tối của Mặt trăng ở lưu vực Nam Cực-Aitken, thu thập mẫu vật và mang về Trái đất nghiên cứu.

2 tháng nữa, Trung Quốc sẽ mang đến những bất ngờ chưa từng có trong vũ trụ: Mỹ chạy sau

CGTN đưa tin ngày 28/2 cho biết, Trung Quốc sẽ phóng vệ tinh chuyển tiếp Queqiao-2 trước khi phóng tàu vũ trụ của Chang'e-6. Queqiao-2 được thiết kế để cho phép liên lạc giữa vùng tối của Mặt trăng và Trái đất.

Không giống như các sứ mệnh lấy mẫu ở vùng sáng Mặt trăng trước đây của Trung Quốc, liên lạc trực tiếp giữa Chang'e-6 và Trái đất sẽ bị mất khi Chang'e-6 thực hiện nhiệm vụ lấy mẫu, do đó, vệ tinh chuyển tiếp Queqiao-2 sẽ giúp quá trình liên lạc này không bị ngắt quãng. Trên thế giới hiện nay chỉ có Trung Quốc có vệ tinh chuyển tiếp đặc biệt như vậy.

2 tháng nữa, Trung Quốc sẽ mang đến những bất ngờ chưa từng có trong vũ trụ: Mỹ chạy sau

Sứ mệnh Chang'e-6 của Trung Quốc cần khoảng 9 bước để hoàn thành toàn bộ sứ mệnh lấy mẫu Mặt trăng ở vùng tối, bao gồm:

Phần phóng tàu vũ trụ của Chang'e-6; phần bay quanh Mặt trăng; phần tách tàu (tàu đổ bộ và tàu quỹ đạo Mặt trăng); phần hạ cánh lên bề mặt vùng tối; phần làm việc (thu thập mẫu) trên bề mặt Mặt trăng; phần di chuyển trên bề mặt Mặt trăng; phần điểm hẹn và lắp ghép với tàu quỹ đạo Mặt trăng; phần di chuyển về Trái đất; và phân đoạn phục hồi (lấy mẫu vật).

Dù các bước này giống với sứ mệnh Chang'e-5 đã thực hiện thành công trước đó của Trung Quốc, song nhiệm vụ lần này thực hiện ở vùng tối nên mọi thứ đều bắt đầu lại từ vạch xuất phát.

 Trung Quốc sẽ mang đến những bất ngờ chưa từng có

Đối với sứ mệnh Chang'e-6, Trung Quốc sẽ đạt được nhiều đột phá hơn - những đột phá trong các công nghệ chủ chốt như thiết kế và điều khiển quỹ đạo ngược của Mặt trăng, lấy mẫu thông minh ở vùng tối Mặt trăng và cất cánh rồi bay lên từ vùng tối.

Điều quan trọng nhất là bước lấy mẫu Mặt trăng ở vùng tối này là một điều bất ngờ chưa từng có đối với nhân loại.

Jonathan McDowell, một nhà thiên văn học ở Harvard (Mỹ), người theo dõi các vụ phóng tên lửa và các hoạt động không gian trên toàn thế giới, cho biết hiện ông quan tâm nhất đến sứ mệnh Chang'e-6, dự kiến sẽ cất cánh vào tháng 5/2024.

Ông cho biết, cho đến nay không có quốc gia nào - thậm chí cả Mỹ - thực hiện một sứ mệnh thu thập mẫu vật ở vùng tối Mặt trăng, và việc cho tàu hạ cánh xuống khu vực này khó hơn rất nhiều so với vùng sáng. "Chang'e-6 chắc chắn là sứ mệnh thách thức nhất mà Trung Quốc đang lên kế hoạch thực hiện vào năm 2024".

Chưa hết, đối với Chang'e-6, khu vực mẫu được thu thập nằm ở lưu vực Nam Cực-Aitken vùng tối Mặt trăng - đây là miệng núi lửa lớn nhất trong Hệ Mặt trời và giá trị của nó chắc chắn sẽ rất cao.

Không dừng ở đó, Chang'e-6 không chỉ lấy mẫu mà còn là một phần của việc xây dựng Trạm nghiên cứu Mặt trăng Quốc tế (ILRS). Sau Chang'e-6, Trung Quốc sẽ triển khai tiếp các sứ mệnh Chang'e-7 và 8  - tất cả nhằm xây dựng một trạm ILRS vào những năm 2030.

2 tháng nữa, Trung Quốc sẽ mang đến những bất ngờ chưa từng có trong vũ trụ: Mỹ chạy sau

Bàn về năng lực thám hiểm không gian của Mỹ và Trung Quốc, chuyên gia Jonathan McDowell cho biết thêm, điểm khác biệt lớn giữa Trung Quốc và Mỹ là tên lửa đẩy của chính phủ vẫn đóng vai trò rất lớn trong các vụ phóng của Trung Quốc, nhưng điều đó không còn đúng ở Mỹ nữa.

Vào năm 2024, chỉ riêng công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk, có trụ sở tại Texas, Mỹ đang nhắm tới 144 sứ mệnh quỹ đạo, tiếp tục tăng nhịp độ phóng từ khoảng 4 ngày phóng một lần lên 3 ngày phóng một lần. 

Một điểm khác biệt nữa là khả năng tái sử dụng tên lửa, đặc biệt là việc tái sử dụng tầng đầu tiên của tên lửa Falcon 9 của SpaceX, “điều mà Trung Quốc chưa làm được”, McDowell nói.

Tầng đầu tiên của Falcon 9 đã được sử dụng tới 19 lần để giảm đáng kể chi phí phóng. Ở Trung Quốc, chỉ một số ít công ty khởi nghiệp thực hiện cái gọi là "thử nghiệm nhảy vọt" để nâng và hạ cánh nguyên mẫu tên lửa có thể tái sử dụng lên không trung vài trăm mét.

Sách Xanh cho biết, vào năm 2024, CASC sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên của hai mẫu tên lửa mới là March 6C và Long March 12, cả hai mẫu này đều không thể tái sử dụng.

Các công ty phóng tên lửa tư nhân như LandSpace, Galactic Energy và Orienspace đang nhắm đến chuyến bay đầu tiên vào năm 2025 cho tên lửa tái sử dụng của họ.

Tham khảo: SCMP, Sohu, CGTN

Trang Ly

Cùng chuyên mục

Thị trường bất động sản vào chu kỳ mới, đầu cơ, lướt sóng còn “cửa sống”?

Thứ 7, 27/07/2024 06:20
TS Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Việt Nam (VARS) cho rằng, sau khi trải qua một thời kỳ thanh lọc của thị trường, các nhà đầu tư, khách hàng đang ngày càng thông thái hơn, kinh nghiệm hơn nên hoạt động đầu tư kinh doanh trên thị trường sẽ theo hướng thực chất hơn, ổn định hơn. Do đó, hoạt động đầu cơ, lũng đoạn thị trường khó có đất sống ở thời kỳ này.

Honda Scoopy vừa có thêm bản Hello Kitty: Thiết kế đẹp lấn át SH Mode, giá chỉ hơn 40 triệu đồng

Thứ 7, 27/07/2024 06:09
Với chỉ 2.000 chiếc được sản xuất, mỗi chiếc Honda Scoopy phiên bản Hello Kitty đều mang một số thứ tự riêng biệt, làm tăng giá trị độc quyền cho người sở hữu.

Những khoảnh khắc đáng nhớ tại lễ khai mạc Olympic 2024: Tình yêu tràn ngập Paris và màn trở lại đáng nhớ

Thứ 7, 27/07/2024 05:59
Lễ khai mạc Olympic 2024 đã mang đến cho khán giả một màn trình diễn không thể quên.

Những món đồ từng là hot trend một thời ai cũng muốn có, giờ có cho cũng không ai thèm, tiệm đồ cũ còn chê

Thứ 7, 27/07/2024 05:47
Từng là những món đồ mà nhiều người muốn phải sở hữu cho bằng được, giờ đây các vật dụng này lại phải nằm đóng bụi ở góc nhà mà chẳng biết đến bao giờ mới lại được chủ nhân sờ đến.

Tự hào lá cờ đỏ sao vàng Việt Nam tung bay tại đấu trường Olympic Paris 2024: Kỳ vọng giải cơn khát huy chương

Thứ 7, 27/07/2024 05:43
Lễ khai mạc Olympic Paris 2024 diễn ra với nhiều điểm nhấn, hoành tráng, độc lạ nhất lịch sử rạng sáng ngày 27/5.
     
Nổi bật trong ngày

Đánh bom ở Moscow: Hé lộ "dấu vết Ukraine" và danh tính nghi phạm – Hình ảnh sĩ quan Nga gây sốt sau vụ nổ

Thứ 6, 26/07/2024 06:45
Các tình tiết mới về vụ đánh bom ở Moscow nhằm vào xe của một sĩ quan Bộ Tổng tham mưu Nga đã được công bố. Đáng lưu ý, khả năng nghi phạm trong vụ này không hành động một mình.

Kia K4 lộ kiểu dáng mới: Thực dụng hơn nhờ cốp to nhưng về Việt Nam dễ kén khách

Thứ 6, 26/07/2024 08:54
Kia có thể sắp mở rộng thị trường của K4 với mục tiêu cạnh tranh Volkswagen Golf, Toyota Corolla hay Peugeot 308.

Từng thông báo ngừng phát hành, tựa game này bất ngờ “quay xe” mở cửa trở lại sau khi bị cộng đồng lên án nặng nề

Thứ 6, 26/07/2024 10:37
Nước đi có “1-0-2” của NPH đang khiến tựa game này thành tâm điểm chú ý.

Cây điều lớn nhất thế giới có diện tích hơn 8.000 mét vuông

Thứ 6, 26/07/2024 11:32
Cây điều Pirangi ở Rio Grande do Norte, Brazil, được coi là cây điều lớn nhất thế giới với chu vi khoảng 500 mét và diện tích bao phủ 8.400 mét vuông. Cây khổng lồ này không chỉ là một biểu tượng tự nhiên mà còn là một điểm thu hút du lịch quan trọng của khu vực.

Rộ tin đồn tuyển Việt Nam thay đổi lớn, sẽ có HLV mới sau thất bại cay đắng

Thứ 6, 26/07/2024 13:44
Bị loại ngay từ vòng bảng giải U19 Đông Nam Á, U19 Việt Nam được cho là sắp có thay đổi ở vị trí "lái trưởng".
xe.nguoiduatin.vn