346 ca dương tính, 3 trẻ tử vong do sởi, mức độ lây lan dữ dội hơn COVID-19: Chuyên gia chỉ 4 nguyên tắc khi chăm sóc trẻ bệnh để phòng ngừa biến chứng nặng

Thứ 5, 15/08/2024 14:01
Trong đợt dịch bệnh sởi năm nay, TP.HCM đã ghi nhận 3 trường hợp trẻ tử vong liên quan đến bệnh sởi.

Gia tăng ca mắc bệnh sởi

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC), từ đầu năm 2024 đến nay, tổng số ca sốt phát ban nghi sởi được ghi nhận tại cộng đồng và cơ sở y tế tại Thành phố là 597 ca; trong đó, số ca dương tính với sởi là 346 ca (bao gồm 153 trẻ cư ngụ tại Thành phố Hồ Chí Minh và 193 trẻ cư ngụ tại các tỉnh, thành phố khác). Trong khi đó, từ năm 2021 - 2023, cả Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 1 ca xét nghiệm dương tính với sởi.

Bệnh sởi đã xuất hiện tại 57 phường, xã thuộc 16/22 quận, huyện và thành phố Thủ Đức. Phần lớn các ca bệnh sởi được ghi nhận là trẻ dưới 5 tuổi; số bệnh nhân chưa tiêm chủng hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine sởi chiếm đến 66%; 30% không rõ tiền sử tiêm chủng.

Theo thống kê của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, từ đầu năm 2024 đến hết ngày 28/7, khu vực phía Nam có 1.147 trường hợp sốt phát ban nghi sởi được báo cáo, trong đó có 481 ca có xét nghiệm dương tính (ca xác định). Số ca sốt phát ban nghi sởi tăng gấp 5,5 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Đáng chú ý, trong đợt dịch bệnh sởi năm nay, các bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận 3 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi.

346 ca dương tính, 3 trẻ tử vong do sởi, mức độ lây lan dữ dội hơn COVID-19: Chuyên gia chỉ 4 nguyên tắc khi chăm sóc trẻ bệnh để phòng ngừa biến chứng nặng- Ảnh 1.

Gia tăng ca nhiễm sởi do "lỗ hổng" vắc xin - Ảnh: Sở Y tế Đắk Lắk

Trường hợp thứ nhất là bé gái 3 tuổi, có bệnh nền suy giảm miễn dịch thể giảm kháng thể, chậm phát triển tâm vận, suy dinh dưỡng, bé chưa được tiêm chủng vắc xin sởi.

Trường hợp thứ 2 là bé gái 4 tháng tuổi, bị hội chứng Cushing, tăng tuyến thượng thận, chưa đủ tuổi tiêm chủng.

Trường hợp thứ ba là bé trai 7 tuổi, bị bệnh bạch cầu cấp dòng lympho đã ghép tủy, suy tim và suy thận mạn, đã tiêm chủng 2 mũi vắc xin sởi.

Cả 3 trẻ này đều mắc những bệnh lý mạn tính, dẫn đến biến chứng nặng khi mắc bệnh sởi và đã tử vong dù được tích cực điều trị.

Một trong những nguyên nhân khiến bệnh sởi gia tăng là do gián đoạn tiêm chủng trong và sau COVID-19. Tỷ lệ tiêm chủng sởi mũi 1 cho trẻ sinh năm 2023 trên địa bàn Thành phố chỉ mới đạt 89,2%, chưa có quận huyện nào đạt trên 95% (tỷ lệ bao phủ vaccine sởi giúp phòng ngừa dịch sởi bùng phát). Tỷ lệ tiêm chủng vaccine sởi mũi 2 cho trẻ sinh năm 2019 đến năm 2022 cũng chưa đạt 95%.

Tại cuộc họp trực tuyến giữa Sở Y tế TP.HCM với các cơ sở y tế trực thuộc về tình hình phòng chống dịch sởi,

TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết sởi là bệnh lây qua đường hô hấp. Trung bình một ca sởi sẽ lây cho 12-18 người khác, trong khi một ca mắc COVID-19 chỉ lây cho 2-5 người khác.

Trước đây, có một thời gian dài gần như không có ca sởi ở TP.HCM. Giai đoạn vừa rồi thành phố bị đứt gãy nguồn cung ứng vaccine do đại dịch và sau đại dịch, dẫn đến khoảng trống miễn dịch nên sởi ở TP.HCM tăng.

Bệnh sởi chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi

Bệnh sởi có biểu hiện đặc trưng là sốt, viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc và phát ban, có thể dẫn đến nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, viêm loét giác mạc, tiêu chảy.... Và có thể gây tử vong.

Bệnh sởi cũng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể, có thể khiến cơ thể "quên" cách tự đề kháng trước các bệnh nhiễm trùng và làm trẻ bệnh trở nên yếu ớt, dễ bị bệnh. Trẻ nhỏ chưa tiêm chủng, trẻ suy dinh dưỡng, phụ nữ có thai và người bị suy yếu hệ thống miễn dịch là những người có nguy cơ biến chứng nặng nếu mắc bệnh sởi.

Mọi người đều có thể mắc bệnh sởi, tuy nhiên bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi.

346 ca dương tính, 3 trẻ tử vong do sởi, mức độ lây lan dữ dội hơn COVID-19: Chuyên gia chỉ 4 nguyên tắc khi chăm sóc trẻ bệnh để phòng ngừa biến chứng nặng- Ảnh 2.

Sởi có thể gây chuyển biến nặng ở những trẻ có bệnh nền

Những trẻ không được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ là đối tượng đầu tiên của bệnh sởi và trở thành "cầu nối" lây nhiễm cho những người xung quanh, bao gồm người lớn chưa được chủng ngừa sởi trước đây, trẻ nhỏ chưa đến tuổi chỉ định tiêm ngừa sởi và cả những người đã tiêm ngừa đủ 2 mũi.

Chỉ khi tỉ lệ miễn dịch trong cộng đồng đạt trên 95% với 2 liều vắc xin, dịch bệnh sởi mới có thể được kiểm soát.

Cách chăm sóc trẻ mắc bệnh sởi đúng cách

Dấu hiệu nổi trội của bệnh sởi là phát ban. Khi mắc sởi, trẻ sẽ phát ban từ sau gáy, rồi lan ra phía mặt và lan đến tay, chân...

Đặc biệt, trẻ sẽ sốt cao (39-40 độ C) liên tục, không hạ trong quá trình phát ban, đồng thời có những biểu hiện chảy nước mũi, miệng, ho hay viêm kết mạc.

Nếu trẻ sốt 2-3 ngày kèm phát ban toàn thân, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám ngay để bác sĩ chẩn đoán trẻ nhiễm siêu vi phát ban thông thường hay mắc sởi giai đoạn đầu.

Nếu trẻ có thêm các dấu hiệu khác như ho, sổ mũi, chảy nước mắt, viêm kết mạc, bác sĩ nên nghĩ ngay đến bệnh sởi.

Để phòng ngừa trẻ chuyển biến nặng, cha mẹ cần đảm bảo 4 nguyên tắc sau đây khi chăm sóc trẻ:

Một: Điều trị hỗ trợ các triệu chứng của bệnh bao gồm sốt, ho, nghẹt mũi, đỏ mắt và đau miệng

Hai: Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và tăng cường bú mẹ đối với trẻ sơ sinh

Ba: Bổ sung vitamin A vào cơ thể bé

Bốn: Theo dõi các dấu hiệu nặng của bệnh sởi:

- Sốt: Khi trẻ bị sốt nên để trẻ mặc thoáng, không mặc nhiều quần áo hay quấn chăn lên người trẻ. Dùng thuốc hạ sốt trong trường hợp trẻ sốt cao trên 38,5 độ C. Cho trẻ bú nhiều hơn, kết hợp cho trẻ uống thêm nhiều nước.

- Ho: Nếu trẻ bị ho nhưng không kèm theo thở nhanh, có thể cho bé uống thuốc ho theo chỉ định của bác sĩ hoặc một phương thuốc thảo dược như trà chanh, mật ong an toàn cho trẻ (nên hỏi ý kiến bác sĩ, không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi).

- Nghẹt mũi: Nên cho trẻ rửa mũi bằng nước muối sinh lý để làm sạch mũi trước khi cho bú hoặc ăn.

346 ca dương tính, 3 trẻ tử vong do sởi, mức độ lây lan dữ dội hơn COVID-19: Chuyên gia chỉ 4 nguyên tắc khi chăm sóc trẻ bệnh để phòng ngừa biến chứng nặng- Ảnh 3.

Tỉ lệ miễn dịch trong cộng đồng phải đạt trên 95% với 2 liều vắc xin, dịch bệnh sởi mới có thể được kiểm soát

- Mắt đỏ (viêm kết mạc): Phụ huynh nên lau mặt cho bé bằng khăn sạch mềm, thấm ướt. Nếu mắt bị dính ghen thì nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay.

- Đau loét miệng: Cho trẻ súc miệng bằng nước sạch (tốt nhất là bằng nước muối) càng nhiều lần càng tốt, ít nhất 4 lần/ ngày. Cho trẻ uống nước thường xuyên

Trẻ cần được đưa đi khám ngay khi thấy các biểu hiện:

- Thở nhanh: Trẻ được coi là thở nhanh khi tần suất thở > 50 nhịp/phút với trẻ dưới 1 tuổi và > 40 nhịp/phút với trẻ trên 1 tuổi.

- Trẻ có các biểu hiện của mất nước bao gồm môi khô, khóc không nước mắt, khát nước, quấy.

- Khi khóc nghe thấy tiếng thở rít, giọng khàn.

- Trẻ bị loét miệng, biếng ăn, tiêu chảy, nôn, đau mắt, đau tai, sốt kéo dài trên 4 ngày.

Trẻ cần nhập viện khi có các biểu hiện:

- Trẻ không thể uống nước hay bú sữa mẹ

- Trẻ bị co giật, sốt cao không hạ, li bì, khó thức dậy

- Trẻ bị loét miệng nhiều

- Trẻ thở nhanh, thở co lõm ngực, thở nghe thấy tiếng rít

- Trẻ có biểu hiện mất nước nặng bao gồm môi khô, da chùng xuống, khóc không nước mắt, đi tiểu ít

- Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng

- Trẻ bị loét giác mạc, nhìn kém, viêm tai xương chũm

Hiện nay, sởi không có thuốc điều trị đặc hiệu, đa phần tự khỏi bệnh. Tuy nhiên có ca diễn tiến nặng trên trẻ suy giảm miễn dịch, bệnh mạn tính, ác tính...Do đó, cha mẹ cần chăm sóc đúng cách, thực hiện cách ly để tránh lây nhiễm và đưa trẻ đến viện thăm khám để được điều trị kịp thời.

Nguyễn Phượng

Cùng chuyên mục

Việt Nam có 1 "đường hầm" bí ẩn trong siêu cầu vượt biển dài nhất ĐNA: Khoảng 4,5km, không dành cho xe cộ đi lại, rất ít người biết đến

Thứ 5, 21/11/2024 23:00
Cầu vượt biển Tân Vũ - Lạch Huyện tại Hải Phòng có một “đường hầm” bí mật khiến nhiều người tò mò.

Các giải bóng đá chuyên nghiệp Quốc gia: Những thay đổi tích cực

Thứ 5, 21/11/2024 22:34
2024 là năm mang đậm nhiều dấu ấn của các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia trên con đường hoàn thiện, phát triển theo kịp xu hướng của những nền bóng đá hiện đại trên thế giới.

Sáng dậy thấy 4 dấu hiệu này, có thể mỡ máu đang rất cao

Thứ 5, 21/11/2024 22:27
Nếu không kịp thời kiểm soát, mỡ máu cao có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Bạn có biết cơ thể mình đang phát ra những tín hiệu cảnh báo nào trước căn bệnh mỡ máu hay không?

Vụ bé gái 5 tuổi bị 2 con chó cắn tử vong: Bé bị chó gia đình nuôi tấn công, 30 phút sau gia đình mới phát hiện

Thứ 5, 21/11/2024 22:25
Chấn thương nặng sau khi bị 2 con chó của gia đình nuôi tấn công, bé P.D.M (SN 2019) đã tử vong thương tâm.

Cặp đôi Hoa ngữ bị chê hết nước hết cái giờ khiến dân tình "quay xe" cả loạt: "Tình đầu quốc dân" đẹp ngẩn ngơ

Thứ 5, 21/11/2024 22:24
Bộ phim Hoa ngữ này được khán giả mong chờ dù từng có lúc, cặp đôi diễn viên chính bị chê không hợp vai.
     
Nổi bật trong ngày

Iran "sắp chạm tay" vào vũ khí khiến Israel lo âu?

Thứ 5, 21/11/2024 10:01
Nếu Iran sở hữu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) thì không chỉ Israel gặp nguy hiểm mà cả lục địa nước Mỹ cũng sẽ nằm trong tầm ngắm.

Cái kết dành cho "nữ quái" đầu độc 15 người bằng "thuốc thảo mộc" có tẩm xyanua ở Thái Lan

Thứ 5, 21/11/2024 11:19
Mới đây, một người phụ nữ Thái Lan đã bị kết án tử hình vì đầu độc nhiều người bằng xyanua ở phiên tòa đầu tiên trong số 14 phiên tòa xét xử với tội danh giết người.

Tài khoản bỗng dưng nhận được 3,5 tỷ đồng không rõ nguồn gốc, người đàn ông lo bị lừa đảo, hoảng hốt cầu cứu cảnh sát ngay lập tức

Thứ 5, 21/11/2024 14:07
Một số tiền lớn bất ngờ được chuyển đến khiến người đàn ông ở Quảng Tây, Trung Quốc vô cùng hoang mang.

Ra chân ác ý giữa phố, cặp đôi được dự đoán sẽ “lên phường” sớm

Thứ 5, 21/11/2024 15:47
Cú đạp bất ngờ của nam thanh niên khiến người chở hàng ngã sõng soài giữa đường phố đông đúc.

Ngày mai, nhiều nơi mưa to và mưa rất to

Thứ 5, 21/11/2024 17:05
Theo dự báo, đợt mưa lớn ở khu vực Trung Bộ còn tiếp diễn từ 2-3 ngày tới.
xe.nguoiduatin.vn