5 loại cá là 'bể chứa' chất gây ung thư và kim loại nặng, rẻ mấy cũng đừng bao giờ mua cho chồng con ăn

Thứ 3, 26/04/2022 11:11
Cá là một món ngon phổ biến trên bàn ăn của mọi gia đình. Tuy nhiên, có 5 loại cá tiềm ẩn mối nguy cho sức khỏe, bạn cần hạn chế tiêu thụ trong bữa ăn hàng ngày.

Cá là thực phẩm ít chất béo, hàm lượng dinh dưỡng phong phú, chứa nhiều chất đạm và các nguyên tố vi lượng. Nếu ăn cá thường xuyên sẽ có lợi cho tim mạch và thị giác, tăng cường đề kháng, giúp xương chắc khỏe và không lo tăng cân. Trong các siêu thị và cửa hàng hải sản, chúng ta dễ dàng mua được các loại cá với đa dạng chủng loại và giá thành khác nhau.

Tuy nhiên, có rất nhiều loại cá và không phải loại cá nào cũng thích hợp để làm thức ăn cho con người. Nếu ăn phải cá nhiễm độc sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Vì vậy, khi mua cá bạn cần hết sức chú ý, đặc biệt tránh 5 loại cá này, chúng chứa rất nhiều chất gây ung thư formaldehyde và các kim loại nặng gây hại cho cơ thể.

1. Cá có mùi dầu hỏa

Khi mua cá, bạn cần phải để ý đến mùi của con cá. Nếu cá có mùi dầu hỏa thì rất có thể loại cá này sinh trưởng trong môi trường nước thải công nghiệp, có chứa nhiều kim loại nặng, dẫn đến việc cơ thể chúng chứa một lượng độc tố lớn.

Bên cạnh đó, để giữ cho cá được tươi ngon, một số người buôn cá còn sử dụng formaldehyde, chất này có tác dụng khử trùng và làm tăng màu sắc nên một số người bán hàng vì bất chấp lợi nhuận sẽ cho thêm formaldehyde vào nước để làm cho cá ươn trở nên tươi và đẹp mắt hơn.

Theo cảnh báo của Trung tâm An toàn Thực phẩm Hồng Kông, ăn phải cá có ướp formaldehyde có thể gây đau bụng dữ dội, nôn mửa, hôn mê, chấn thương thận và có thể tử vong. Do đó, nếu ngửi thấy cá có mùi hăng giống như mùi dầu hỏa thì tốt nhất bạn không nên mua.

2. Cá ăn thịt lớn dưới biển sâu

Vì các loại thực phẩm hiện nay rất phong phú, người ta không còn chỉ chú ý đến việc ăn no mà muốn ăn tươi, hiếm và ngon. Một số loài cá biển sâu lớn như cá ngừ, cá hồi... đã trở thành nguyên liệu nấu ăn phổ biến.

Tuy nhiên, loại cá này đứng đầu chuỗi thức ăn trong đại dương, ăn nhiều loại cá nhỏ và các sinh vật biển khác. Trong nước biển có một lượng thủy ngân và các kim loại nặng nhất định, cơ thể của từng loài cá cũng sẽ hấp thụ chúng. Do đó, các con cá ăn thịt lớn dưới biển sâu khi ăn cá nhỏ sẽ vô tình tích tụ thêm vào cơ thể chúng hàm lượng thủy ngân và các kim loại nặng cao hơn.

Việc con người hấp thụ quá nhiều thủy ngân và kim loại nặng do ăn loại cá này có thể dẫn đến ngộ độc kim loại nặng, gây nguy hiểm đến tính mạng.

3. Cá nặng cân, có kích thước quá lớn

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường chế biến các loại cá nước ngọt, chỉ nặng khoảng 2-3kg và kích thước không quá to. Tuy nhiên, nếu bạn thấy có ai rao bán cá nước ngọt có kích thước quá lớn thì đừng vì tò mò mà mua thử bởi chúng có thể bị tiêm hormone tăng trưởng, hoặc đã sống lâu năm ở khu vực bùn đất nên có xu hướng nhiễm các chất ô nhiễm.

4. Cá sống trong bùn

Các loài cá sống ở môi trường khác nhau thì khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng và điều kiện sống khác nhau. Nhiều loại cá thích sống trong bùn như cá chình, cá trê… tuy có mùi vị thơm ngon nhưng trong cơ thể chứa một số chất formaldehyde, kim loại nặng và ký sinh trùng gây bệnh. Chính vì vậy, dù bạn có yêu thích các món ăn làm từ thực phẩm này đến đâu thì cũng không nên ăn quá nhiều nhé!.

5. Cá đông lạnh không rõ nguồn gốc

Cá thường chết sau khi được bắt ở biển, vì kích thước tương đối lớn nên người bán thường cắt nhỏ cá và cấp đông, thuận tiện hơn cho việc mua bán và vận chuyển sau này.

Những con cá này sẽ được rã đông và đông lạnh nhiều lần, trong quá trình này, một số thịt cá đã bị oxy hóa, thậm chí vi khuẩn còn sinh sôi, điều này sẽ dẫn đến việc thịt cá bị biến chất. Hơn nữa, trong quá trình bảo quản thật khó để xác nhận xem cá có được sử dụng những chất nguy hiểm để giữ cho nó tươi lâu hay không.

Một số lưu ý khi ăn cá để đảm bảo an toàn

– Không nên ăn cá sống, các món ăn từ sushi vì sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn, hại sức khỏe.

– Nên nấu chín kỹ các loại hải sản như tôm, cá… để loại bỏ hết chất độc.

– Nên mua cá tươi, mới và sơ chế sạch sẽ rồi bảo quản trong tủ lạnh nếu bạn chưa ăn ngay.

– Với mẹ bầu và trẻ nhỏ, nên ăn cá theo đúng số lượng được chuyên gia khuyến cáo và tránh ăn quá nhiều.

- Không ăn cá khi đói: Bởi nếu ăn cá khi đói có thể làm tăng lượng purine chuyển hóa thành axit uric, mà axit này có thể gây ra các tổn thương ở mô. Đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh gout.

- Không nên ăn mật cá: Ăn mật cá rất dễ gây ngộ độc và thậm chí nguy hiểm tính mạng, đặc biệt là mật cá trắm, cá chép.

PN (Nguoiduatin.vn)

Cùng chuyên mục

Giải phóng cơn đau kéo dài 20 năm cho người bệnh thoát vị đĩa đệm

Thứ 6, 01/12/2023 09:01
Người bệnh nữ, 63 tuổi, ở Nghi Phú, TP. Vinh có các triệu chứng của bệnh lý thoát vị đĩa đệm cách đây hơn 20 năm. Qua nhiều năm, người bệnh đã đi thăm khám và điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau nhưng tình trạng bệnh vẫn không cải thiện.

Ông Trump nêu lý do từ chối lời mời tới Ukraine của ông Zelensky

Thứ 3, 07/11/2023 13:14
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6/11 đã có phản hồi chính thức về lời mời thăm Kiev của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. 

Nam thanh niên có biểu hiện không bình thường dùng kéo đâm chết cậu họ

Thứ 3, 07/11/2023 12:31
Xảy ra cự cãi, Hữu đã dùng kéo đâm nhiều nhát vào người cậu họ.

"Công chúa Nhật" xinh như búp bê, được mệnh danh là "thánh body" nhờ đâu?

Thứ 3, 07/11/2023 10:58
Sana TWICE nhận được nhiều lời khen ngợi của dân mạng trong loạt ảnh tham gia sự kiện mới.

Con chip này sẽ giúp điện thoại Android cho iPhone 15 Pro "hít khói"?

Thứ 3, 07/11/2023 09:55
MediaTek đã chính thức ra mắt chip hàng đầu mới nhất của họ mang tên Dimensity 9300 với mục đích không chỉ đối đầu với Snapdragon 8 Gen 3 mà còn cả A17 Pro trên iPhone 15 Pro.
     
xe.nguoiduatin.vn