6 loại cá 'quen mặt' nhưng là 'ổ chứa' thủy ngân và tạp chất độc hại, bà nội trợ Việt nên hạn chế mua cho chồng con ăn

Thứ 2, 10/10/2022 15:57
Cá mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu sử dụng cá có hàm lượng thủy ngân cao thì chưa chắc, nếu tiêu thụ lượng lớn, bạn có thể tự gây tổn hại cho sức khỏe của mình đấy.

Như thế nào là cá có hàm lượng thủy ngân cao?

Theo giáo sư dịch tễ học - dinh dưỡng Eric Rimmm của trường Y tế Công cộng Harvard thì tiêu thụ cá mỗi ngày tốt cho sức khỏe của hầu hết mọi người, trừ trẻ em và phụ nữ đang mang thai.

Định mức mà cơ thể người bình thường có thể chấp nhận được khi tiêu thụ cá chứa nhiều thủy ngân là không quá 2 phần ăn/tuần. Với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ thì cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ để dùng đúng định lượng an toàn cho sức khỏe.

Lượng thủy ngân trong cá ít hay nhiều tùy thuộc chính vào lượng thức ăn của chúng, những cá săn mồi thường có hàm lượng thủy ngân cao hơn cá nhỏ. Cá sống càng lâu, thủy ngân tích tụ càng nhiều và khi bạn ăn những loại cá này quá nhiều, chúng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Nhiều chuyên gia nhận định, mức chấp nhận được của metyl thủy ngân ở cá là 1.0 phần triệu. Các con cá có mức metyl thủy ngân hơn 1.0 phần triệu là những cá có hàm lượng thủy ngân cao nên tránh dùng quá nhiều.

6 loại cá chứa nhiều thủy ngân, chớ dại ăn nhiều kẻo gây bệnh

Cá hồi

Cá hồi là một loại thức ăn rất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe, bởi đây là nguồn thực phẩm chứa nhiều chất béo Omega-3 giàu EPA và DHA. Đây là những chất có vai trò đặc biệt quan trọng với sự phát triển của hệ thần kinh, não bộ, thị giác, tim mạch.

Dù có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, không nên ăn cá hồi hàng ngày, bởi nó chứa thủy ngân và các chất độc mà chúng ta có thể hấp thụ vào trong quá trình tiêu hóa. Dù thủy ngân cuối cùng sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể, nhưng nồng độ quá cao có thể sẽ rất gây hại. Vì vậy, bạn không nên ăn loại cá này hơn 4 lần/tuần.

 

Cá ngừ

Cá ngừ là loại cá chứa rất nhiều thủy ngân, đặc biệt là cá ngừ vây xanh và cá ngừ vây đen. Ngoài ra, cá ngừ tự nhiên bán tại các cửa hàng khá ít, chúng hiện được nuôi nhiều hơn, do vậy không thể bỏ qua trường hợp cá ngừ thường được sử dụng kháng sinh và hooc môn, tạo nên các chất không tốt cho cơ thể người. Các chuyên gia sức khoẻ khuyên rằng, đối với cá ngừ thì người lớn chỉ nên ăn 100g/tháng, trẻ em không khuyến khích.

Cá thu

Cá thu chứa 1 thủy ngân lượng thủy ngân nhất định. Loại chất này không thể bài tiết ra ngoài mà lắng đọng trong cơ thể gây bệnh. Cá thu Đại Tây Dương được xem là an toàn nhất, người lớn có thể ăn 200g/tháng, trẻ em là 100g/tháng.

Cá chình

Loại cá này rất béo, lại dễ hấp thụ rác thải công nghiệp và nông trại từ nguồn nước. Cá chình nhập từ Mỹ được cho là chứa nhiều chất độc nhất. Cá chình châu Âu cũng nhiễm khá nhiều thủy ngân. Người lớn có thể ăn 300g cá chình/tháng, trẻ em là 200g/tháng.

Cá chỉ vàng

Đây là loại cá nhỏ có vẻ ngoài trắng bạc, nổi bật với một dải màu vàng óng ánh bắt mắt. Chúng được nhiều gia đình ưa chuộng vì phần thịt ngon, lại có vị hơi chua rất dễ ăn. Cá chỉ vàng khi đem phơi khô, tẩm ướp còn trở thành món đặc sản trên bàn nhậu. Nhưng đáng tiếc rằng, đây lại là một trong số những loại cá lắng đọng nhiều thủy ngân và tạp chất bên trong các thớ thịt.

Theo một nghiên cứu của Nhà xuất bản Nghiên cứu Khoa học (SCIRP), cá chỉ vàng thuộc 1 trong 18 loại cá chứa nhiều thủy ngân được phát hiện tại vùng biển Malaysia. Chưa kể kích thước của cá chỉ vàng cũng nhỏ nên chúng ta hay ăn nhiều, dẫn đến tích tụ kim loại nặng trong cơ thể. Bên cạnh đó, các loại cá chỉ vàng phơi khô rẻ tiền cũng bị tẩm ướp quá nhiều gia vị và phẩm màu không tốt cho sức khỏe.

Giáo sư Eric Rimm khuyên các bà nội trợ không nên mua nhiều loại cá này vì dễ gây hại sức khỏe, nếu muốn thì mỗi tuần chỉ nên ăn 2 lần là tốt nhất. Còn riêng phụ nữ đang mang thai và cho con bú, trẻ nhỏ thì không nên ăn để hạn chế tác hại từ thủy ngân.

Cá kiếm

Cá kiếm là một loài cá biển có chứa hàm lượng thủy ngân cao, nếu lạm dụng việc ăn cá kiếm quá nhiều sẽ tăng nguy cơ nhiễm độc metyl thủy ngân. Chính vì vậy, bạn không nên ăn nhiều loại cá này kẻo dễ rước bệnh vào người.

Cách chế biến đúng cách để không gây hại

– Tất cả các loại hải sản thường xuyên ăn bao gồm tôm, cá và hàu nên được nấu chín kỹ để loại bỏ hết chất độc.

– Nên mua thực phẩm tươi, mới. Sơ chế sạch sẽ rồi bảo quản trong tủ lạnh nếu bạn chưa ăn ngay.

– Không nên ăn cá sống, các món ăn từ sushi vì sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn.

– Mẹ bầu nên ăn cá theo đúng số lượng được bác sĩ khuyến nghị và tránh ăn quá nhiều.

PN (Nguoiduatin.vn)

Cùng chuyên mục

Giải phóng cơn đau kéo dài 20 năm cho người bệnh thoát vị đĩa đệm

Thứ 6, 01/12/2023 09:01
Người bệnh nữ, 63 tuổi, ở Nghi Phú, TP. Vinh có các triệu chứng của bệnh lý thoát vị đĩa đệm cách đây hơn 20 năm. Qua nhiều năm, người bệnh đã đi thăm khám và điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau nhưng tình trạng bệnh vẫn không cải thiện.

Ông Trump nêu lý do từ chối lời mời tới Ukraine của ông Zelensky

Thứ 3, 07/11/2023 13:14
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6/11 đã có phản hồi chính thức về lời mời thăm Kiev của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. 

Nam thanh niên có biểu hiện không bình thường dùng kéo đâm chết cậu họ

Thứ 3, 07/11/2023 12:31
Xảy ra cự cãi, Hữu đã dùng kéo đâm nhiều nhát vào người cậu họ.

"Công chúa Nhật" xinh như búp bê, được mệnh danh là "thánh body" nhờ đâu?

Thứ 3, 07/11/2023 10:58
Sana TWICE nhận được nhiều lời khen ngợi của dân mạng trong loạt ảnh tham gia sự kiện mới.

Con chip này sẽ giúp điện thoại Android cho iPhone 15 Pro "hít khói"?

Thứ 3, 07/11/2023 09:55
MediaTek đã chính thức ra mắt chip hàng đầu mới nhất của họ mang tên Dimensity 9300 với mục đích không chỉ đối đầu với Snapdragon 8 Gen 3 mà còn cả A17 Pro trên iPhone 15 Pro.
     
xe.nguoiduatin.vn