1. Tủ lạnh
Tủ lạnh giúp chúng ta bảo quản thực phẩm tươi mới nhưng không phải là “thùng phi” chứa đồ. Ngược lại, nếu không khử khuẩn đúng cách, tủ lạnh sẽ là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Theo kết quả khảo sát mới đây tủ lạnh được xếp thứ 2 là nơi mất vệ sinh nhất trong gia đình.
Dưới đây là 2 lưu ý để khử khuẩn tủ lạnh nhanh chóng.
1. Pha baking soda với nước ấm, trộn đều hỗn hợp và sử dụng làm dung dịch tẩy rửa. Dùng giấy thấm lau từng góc nhỏ trong tủ.
2. Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên, 2 - 3 tháng/lần; bảo quản thực phẩm theo từng nhóm riêng biệt; không tích trữ quá nhiều đồ ăn trong tủ; vứt bỏ những thực phẩm ôi thiu, hết hạn sử dụng ra khỏi tủ.
2. Máy giặt
Nhiều người nghĩ máy giặt nhìn bên ngoài trông rất sạch sẽ, liệu có cần vệ sinh không? Tất nhiên, câu trả lời là có. Quần áo bẩn được đưa vào máy giặt để làm sạch, tuy nhiên sau khi gặt xong, nếu không khử khuẩn, chất bẩn sẽ tích tụ vào bên trong lồng máy giặt. Đặc biệt, môi trường ẩm ướt, tối bên trong máy giặt là điều kiện thích hợp để vi khuẩn, nấm mốc phát triển.
Bất kể nhà bạn sử dụng máy giặt cửa đứng hay cửa ngang, bạn nên bảo dưỡng máy giặt từ 3 - 6 tháng/lần. Ngoài ra, chúng ta phải vệ sinh máy giặt hàng ngày để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn theo các bước sau:
1. Phơi quần áo ngay sau khi giặt, mở nắp máy giặt để khô hết nước bởi môi trường ẩm thấp sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
2. Thường xuyên sử dụng chất tẩy rửa để vệ sinh máy
3. Dung khăn lau sạch khay đổ xà phòng, nước giặt
3. Điều hòa
Điều hòa từ lâu đã trở thành “cứu tinh” trong mùa nắng nóng, đem đến làn gió mát mẻ thoải mái. Tuy nhiên, điều hòa không khí bị bám bụi quanh năm rất dễ trở thành nơi sinh sản của vi khuẩn, nấm mốc, virus… Do đó, trước khi bước vào mùa nắng nóng, chúng ta nên bảo dưỡng, vệ sinh máy lạnh ít nhất 1 lần.
Dưới đây là 3 lưu ý làm sạch điều hòa:
1. Lấy tấm lọc bụi trong điều hòa, vệ sinh bằng nước hoặc chất tẩy rửa chuyên dụng cho điều hòa. Lắp lại bộ lọc sau khi làm khô
2. Lau sạch phần vỏ điều hòa bằng khăn sạch, khi lau cần chú ý một số góc khuất như lỗ thông hơi dễ bám bụi…
3. Nếu muốn vệ sinh sâu bên trong, bạn nên nhờ người có chuyên môn đến làm
4. Khăn lau bếp
Khăn lau bếp là vật dụng quen thuộc, không thể thiếu trong mỗi gia đình. Nhiều gia đình có thường sử dụng khăn lau bếp đến khi rách, bẩn đen mới thay mới. Nhiều nghiên cứu cho thấy, một chiếc khăn lau bếp nhỏ chứa rất nhiều vi khuẩn có hại như vi khuẩn E.Coli, Candida Albicans… gây hại cho sức khỏe. Đây thực sự là “ổ vi khuẩn” nếu không được vệ sinh đúng cách.
Dưới đây là 3 lưu ý khi sử dụng khăn lau bếp.
1. Sau khi giặt bằng bột giặt, nhớ phơi chiếc khăn ở nơi thoáng gió
2. Thường xuyên sử dụng nước sôi khử trùng ít nhất 5 phút
3. Thay giẻ mỗi tháng một lần. Ngoài ra, nên sử dụng giẻ chuyên dụng để lau các đồ vật khác nhau
5. Tay nắm cửa
Theo nghiên cứu trên tập san khoa học Applied and Environment Microbiology (Mỹ) cho thấy, tay nắm cửa nhìn sạch sẽ ấy lại là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn nhất trong nhà bạn – bẩn gấp 44 lần so với bồn cầu. Hãy tưởng tượng bạn hoặc con cái cầm tay vào đó rồi lại dùng chính tay đó bốc thức ăn lên miệng thì sao?.
Lời khuyên dành cho mọi người là hãy thường xuyên rửa tay và giữ khô ráo. Đồng thời cần lau rửa nắm cửa thường xuyên để đảm bảo nó luôn sạch sẽ, không cho vi khuẩn có cơ hội tấn công gia đình bạn. Càng nhiều người chạm vào thì tay nắm cửa càng bẩn, cho nên cần phải hết sức lưu ý.
6. Điều khiển TV
Theo nghiên cứu của các chuyên gia từ Đại học Houston (Mỹ), điều khiển TV chính là thứ đại bẩn trong phòng khách. Kết quả xét nghiệm cho thấy chúng có chứa vi khuẩn cloriform – dạng khuẩn thường thấy trong phân người. Chưa kể là vô vàn các loại khuẩn như MRSA, VRE và SARS có thể sống trên điều khiển và lây bệnh cho bất cứ ai cầm vào.
Thói quen vừa ăn vặt vừa xem TV là con đường tốt nhất để vi khuẩn từ điều khiển đi thẳng vào cơ thể. Nói chung, khi dọn dẹp nhà cửa thì cũng đừng quên vệ sinh điều khiển TV, cỡ vài ngày hãy lau 1 lần nếu nhà bạn hay sử dụng nó.
PN (Nguoiduatin.vn)
Bình luận tiêu biểu (0)