Cụ thể, theo báo cáo mới đây của Hiệp hội các nhà kiểm tra gian lận được chứng nhận (ACFE) và SAS – nhà cung cấp các giải pháp dữ liệu thì có tới 83% các tổ chức được hỏi cho biết họ đang có ý định sử dụng GenAI để chống lại các nỗ lực gian lận trực tuyến trong 2 năm tới.
“GenAI đã đạt được những bước tiến đáng kể trong thời gian qua. Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi các tổ chức mong muốn kết hợp nó vào các công cụ chống gian lận trực tuyến của mình”, Giám đốc nghiên cứu của ACFE chia sẻ về nghiên cứu mới.
GenAI hiện đang là công nghệ hỗ trợ cho những chatbot hàng đầu như ChatGPT của OpenAI chẳng hạn. Vì vậy, việc sử dụng GenAI để chống lại chính những hành vi gian lận có liên quan đến AI đang được đặc biệt quan tâm.
Mặc dù vậy, cũng theo báo cáo, đan còn tồn tại rất nhiều những hạn chế trong việc áp dụng GenAI vào những nỗ lực chống lại gian lận trực tuyến. có tới 60% người tham gia khảo sát hoài nghi về độ chính xác đầu ra của GenAI.
Những trở ngại lớn đối với việc áp dụng công nghệ GenAI chống lại gian lận AI bao gồm những rủi ro về mặt bảo mật dữ liệu, các quy định về pháp lỹ cũng như trình độ của nhân viên quản lý, vận hành.
Đây là báo cáo thứ 3 trong loạt báo cáo về công nghệ chống gian lận của các nhà nghiên cứu, được khởi xướng bắt đầu từ năm 2019. Báo cáo mới nhất dựa trên cuộc khảo sát với gần 1.200 tổ chức thành viên ACFE thuộc 22 ngành nghề, bao gồm y tế, ngân hàng, sản xuất và khai thác mỏ.
Jon Gill – Chủ tịch ACFE cho biết, khả năng tiếp cận các công cụ hỗ trợ GenAI khiến chúng cực kỳ nguy hiểm nếu rơi vào tay kẻ xấu.
Trong khi đó, đại diện Công ty tư vấn PwC cho biết trong một báo cáo phân tích rủi ro của GenAI vào tháng 5 năm ngoái, những kẻ lừa đảo và lừa đảo trực tuyến đã sử dụng GenAI để giúp viết phần mềm độc hại, email lừa đảo và tạo danh tính giả. PwC dự đoán sẽ có sự gia tăng gian lận, vi phạm quyền riêng tư và tấn công mạng trên quy mô lớn vào thời điểm đó.
Đại diện của công ty bảo mật trực tuyến Huorong có trụ sở tại Bắc Kinh cho biết trong một cuộc phỏng vấn năm ngoái rằng tin tặc và những kẻ lừa đảo trực tuyến đang ngày càng sử dụng các chatbot như ChatGPT để tạo ra mã độc, giúp hạ thấp các rào cản phát động các cuộc tấn công trực tuyến.
Nguyên Đỗ (theo SMCP)