9 thứ quen thuộc trong nhà là 'ổ chứa vi khuẩn', bẩn hơn cả bồn cầu, nhiều người chạm vào hàng ngày mà không biết

Thứ 2, 03/10/2022 08:15
Có rất nhiều vật dụng trong nhà thường bị bỏ quên vấn đề vệ sinh. Chúng có thể chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khỏe của bản thân và gia đình bạn. Trong số đó, có những đồ vật quen thuộc đến không ngờ.

1. Điện thoại

Điện thoại luôn đi theo người vì vậy chúng “nhặt” vi khuẩn ở mọi nơi, thậm chí cả ở trong nhà vệ sinh. Nhà nghiên cứu miễn dịch Lina Velikova cho biết, trong số các vật dụng cá nhân, bàn chải đánh răng, ví, điện thoại di động và chìa khóa có chứa số lượng vi khuẩn lớn nhất.

Trong một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên tạp chí Germs, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra điện thoại di động của sinh viên và phát hiện mức độ ô nhiễm vi khuẩn cao, bao gồm cả dấu vết của tụ cầu khuẩn và E. coli. Mỗi khi chạm vào điện thoại hoặc giữ nó gần mặt, bạn có khả năng phơi nhiễm vi trùng.

2. Tiền

Một phân tích được công bố trên tạp chí PLOS One đã xác định rằng, tiền lưu thông ở thành phố New York, Mỹ có thể mang vi khuẩn như Propionibacterium acnes, Staphylococcus cholermidis và Micrococcus luteus, thường được tìm thấy trên da người hoặc trong miệng của họ. Mặc dù các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra các loại vi khuẩn trú ngụ trên tiền, nhưng họ không thể biết chắc chắn liệu chúng có phải là mầm bệnh sống hay có khả năng gây nhiễm trùng hay không.

3. Tay nắm cửa

Theo nghiên cứu trên tập san khoa học Applied and Environment Microbiology (Mỹ) cho thấy, tay nắm cửa nhìn sạch sẽ ấy lại là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn nhất trong nhà bạn – bẩn gấp 44 lần so với bồn cầu. Hãy tưởng tượng bạn hoặc con cái cầm tay vào đó rồi lại dùng chính tay đó bốc thức ăn lên miệng thì sao?.

Lời khuyên dành cho mọi người là hãy thường xuyên rửa tay và giữ khô ráo. Đồng thời cần lau rửa nắm cửa thường xuyên để đảm bảo nó luôn sạch sẽ, không cho vi khuẩn có cơ hội tấn công gia đình bạn. Càng nhiều người chạm vào thì tay nắm cửa càng bẩn, cho nên cần phải hết sức lưu ý.

4. Thớt

Bạn cần có thói quen rửa tay trước, sau và thậm chí trong thời gian nấu ăn. Bếp là khu vực đặc biệt nguy hiểm vì có nhiều thực phẩm có khả năng bị nhiễm khuẩn. Cách tốt nhất để giữ cho nhà bếp an toàn là bắt đầu loại bỏ vi trùng khỏi thực phẩm bằng cách bảo quản và rã đông đúng quy trình.

5. Khăn nhà bếp

Vi khuẩn thích phát triển trong điều kiện ẩm ướt. Vì vậy, bạn cần giặt khăn lau nhà bếp thường xuyên, kể cả khăn chỉ để lau bát hoặc tay sạch.

6. Miếng bọt biển

Một nghiên cứu của Quỹ khoa học quốc gia Mỹ đã tiết lộ rằng, 86% bọt biển là nơi ẩn nấp của nấm men hoặc nấm mốc. Việc bạn có bị mắc bệnh hay không phụ thuộc vào hệ thống miễn dịch của bạn và chủng loại cũng như số lượng vi trùng xuất hiện. 75% miếng bọt biển có vi khuẩn coliform, một họ vi khuẩn bao gồm  E. coli và Salmonella. Do đó, việc phơi khô miếng bọt biển sau mỗi lần sử dụng và thay chúng thường xuyên là việc cần thiết.

7. Đồ chơi của thú cưng

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, miệng và đồ chơi của thú cưng có thể mang vi khuẩn Capnocytophaga. Ở người, những vi trùng này có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp và mắt.

8. Bàn chải đánh răng

Theo nghiên cứu của NSF cho thấy, 27% người cầm bàn chải đánh răng có kết quả dương tính với vi khuẩn coliform.

9. Máy tính xách tay

Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy 96% bàn phím máy tính có chứa vi khuẩn, bao gồm cả vi trùng như  Streptococcus và E. coli. Nghiên cứu cũng cho thấy việc làm sạch bàn phím bằng khăn lau khử trùng giúp giảm số lượng vi trùng từ 37 đến 100%. Bạn nên thường xuyên lau bàn phím và tránh ăn trưa trong khi đang làm việc. Ăn tại bàn là việc là 1 trong những thói quen lây lan mầm bệnh mà bạn nên từ bỏ ngay bây giờ .

PN (Nguoiduaitn.vn)

Bình luận tiêu biểu (0)

Sắp xếp theo lượt thích | Sắp xếp theo ngày
Chưa có bình luận. Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này.
Cùng chuyên mục

Giải phóng cơn đau kéo dài 20 năm cho người bệnh thoát vị đĩa đệm

Thứ 6, 01/12/2023 09:01
Người bệnh nữ, 63 tuổi, ở Nghi Phú, TP. Vinh có các triệu chứng của bệnh lý thoát vị đĩa đệm cách đây hơn 20 năm. Qua nhiều năm, người bệnh đã đi thăm khám và điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau nhưng tình trạng bệnh vẫn không cải thiện.

Ông Trump nêu lý do từ chối lời mời tới Ukraine của ông Zelensky

Thứ 3, 07/11/2023 13:14
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6/11 đã có phản hồi chính thức về lời mời thăm Kiev của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. 

Nam thanh niên có biểu hiện không bình thường dùng kéo đâm chết cậu họ

Thứ 3, 07/11/2023 12:31
Xảy ra cự cãi, Hữu đã dùng kéo đâm nhiều nhát vào người cậu họ.

"Công chúa Nhật" xinh như búp bê, được mệnh danh là "thánh body" nhờ đâu?

Thứ 3, 07/11/2023 10:58
Sana TWICE nhận được nhiều lời khen ngợi của dân mạng trong loạt ảnh tham gia sự kiện mới.

Con chip này sẽ giúp điện thoại Android cho iPhone 15 Pro "hít khói"?

Thứ 3, 07/11/2023 09:55
MediaTek đã chính thức ra mắt chip hàng đầu mới nhất của họ mang tên Dimensity 9300 với mục đích không chỉ đối đầu với Snapdragon 8 Gen 3 mà còn cả A17 Pro trên iPhone 15 Pro.
    Xem thêm
xe.nguoiduatin.vn