Bài viết là lời chia sẻ của một người đàn ông được đăng tải trên Toutiao (MXH của Trung Quốc).
Tôi năm nay 63 tuổi, tính đến nay đã ra trường được 45 năm. Lớp chúng tôi có tổng cộng 46 học sinh. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, chúng tôi đều chọn những con đường khác nhau trong cuộc đời, có người vào đại học, có người trở thành quân nhân, có người thành giáo viên,… Nhưng đại đa các bạn đều quay trở về quê gắn bó với việc làm nông.
Sau khi tốt nghiệp, tôi vào đại học rồi học xong về quê làm việc trong một đơn vị nhà nước. Bạn học của tôi mỗi người một ngả, gần như không gặp lại nhau, mất liên lạc và đi lại không thuận tiện.
Phải đến 16 năm trước, khi điện thoại di động trở nên phổ biến, chúng tôi mới liên lạc được với nhau. Chúng tôi tổ chức buổi họp lớp đầu tiên sau 27 năm ra trường, không khí vô cùng náo nhiệt và đây cũng là buổi gặp mặt đầy đủ nhất. Cảm xúc hôm đó nghẹn ngào, nhiều người rưng rưng nước mắt. Chúng tôi còn cùng nhau tới thăm nhà một số thầy cô giáo.
Sau buổi họp lớp đầu tiên, chúng tôi giữ liên lạc với nhau, trò chuyện nhiều hơn trong nhóm. Vào dịp lễ Tết hay một số ngày đặc biệt, chẳng hạn như con cái ai đó kết hôn, ai chuyển nhà, các bạn học lại có dịp gặp gỡ. Điều này giúp cuộc trò chuyện trong nhóm trở nên sôi nổi, dường như kể mãi không hết chuyện. Và những buổi họp lớp sau đó, tôi đều không bỏ lỡ.
Nhưng tưởng chừng những buổi gặp mặt như vậy sẽ giúp chúng tôi gắn kết tình cảm hơn thì những lần sau có nhiều thay đổi, không khi dần trở nên tẻ nhạt.
Ban đầu, mục đích tụ tập là để ăn uống vui vẻ, hồi tưởng quá khứ, chia sẻ công việc hiện tại và gắn kết nhau. Nhưng kết quả vài lần sau, tôi phát hiện ra họp lớp đã trở thành phiên chợ phù phiếm. Các bạn cùng lớp bắt đầu so sánh, khoe khoang với nhau, có người xu nịnh, có người tìm kiếm lợi nhuận, lại có người mong xây dựng các mối quan hệ mang lại giá trị kinh tế.
Buổi họp lớp có sự phân cực rõ rệt. Những người bạn giàu sang, quyền lực được săn đón với nhiều cách thức khác nhau. Những bạn học nghèo khó, gia cảnh bình thường bị gạt sang một bên, như thể bữa tiệc chỉ dành cho người giàu. Những người bạn là nông dân bị mỉa mai, khinh thường. Họ uống rượu, lời ra tiếng vào dẫn tới cãi vã, xô xát nhau. Cảnh tượng hỗn loạn đã diễn ra.
Sau lần họp lớp đó, tôi cảm thấy chẳng còn ý nghĩa gì. Những người có điều kiện kinh tế trung bình lần lượt ngừng tham gia và tôi cũng vậy. Tôi trân trọng cơ thể mình, không muốn uống rượu và không thích ồn ào. Thứ hai là tôi ghét kiểu giao tiếp đạo đức giả này giữa các bạn cùng lớp.
Gần đây, anh Lưu – bạn học cũ của tôi không may bị ung thư, cần khoảng 300.000 – 400.000 NDT (1-1,3 tỷ đồng) để điều trị. Anh Lưu là trụ cột gia đình, làm nghề lái xe tải, bố mẹ đều đã qua đời, đang phải nuôi con nhỏ. Gia cảnh của anh Lưu rất khó khăn, không có tiền chữa trị.
Thấy bạn gặp khó khăn, tôi không đành lòng liền đứng ra quyên góp hỗ trợ bạn. Tôi đăng bài lên trang cá nhân của mình, cùng với đó nhắn tin cho từng bạn nhưng kết quả không khả quan. Cuối cùng chỉ có 16 bạn đóng góp, được 5000 NDT (16 triệu đồng) – một số tiền chẳng thấm vào đâu.
Sau sự việc này, tôi đã rút lui hẳn cuộc họp lớp. Đã 8 năm qua, tôi không còn tham gia nữa, luôn kiếm cớ từ chối.
Bình luận tiêu biểu (0)