Đau dạ dày, nhiễm vi khuẩn HP nên ăn gì? Những thực phẩm là 'khắc tinh' của vi khuẩn đem đến lợi ích bất ngờ

Thứ 2, 26/09/2022 10:28
Một số thực phẩm có chứa các hoạt chất có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn HP, nếu được thêm vào chế độ ăn sẽ giúp hỗ trợ điều trị, đồng thời giúp giảm tình trạng viêm loét ở dạ dày, ai bị viêm đau nên ăn mỗi ngày.

Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori hay H. pylori) là một loại vi khuẩn thường phát triển trong lớp niêm mạc dạ dày. Đây là “thủ phạm” của hơn 90% các trường hợp loét dạ dày tá tràng và khoảng 1 – 2% trong số đó có nguy cơ phát triển thành ung thư dạ dày.

Viêm loét dạ dày là một căn bệnh khá phổ biến ngày nay với các triệu chứng như khó tiêu, đau bụng nóng rát, buồn nôn và thường xuyên ợ hơi.

Một số loại thực phẩm có thể làm giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn H. pylori và giảm bớt tình trạng xói mòn niêm mạc dạ dày hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm dạ dày. Dưới đây là những loại rau có thể giúp giảm bớt và phòng ngừa vi khuẩn H.pylory cũng như bệnh viêm dạ dày.

Súp lơ trắng

Súp lơ trắng là một thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hóa. Với hàm lượng chất xơ không hề thấp, súp lơ trắng giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, nhu động mạnh mẽ hơn nên có thể chống lại các bệnh do sự ứ trệ đường tiêu hóa gây ra.

Đặc biệt, súp lơ trắng có chứa các chất glucosinolate, glucoraphanin và sulforaphane có khả năng chống lại vi khuẩn H. pylori, do đó nó rất hữu hiệu trong việc chống lại bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Thêm vào đó, chất isothiocyanate có trong súp lơ trắng còn giúp chống lại nguy cơ bị bệnh ác tính của dạ dày. Nếu thường xuyên ăn súp lơ trắng, bạn sẽ tránh được nguy cơ ung thư dạ dày, đại tràng và ung thư gan.

Bắp cải

Bắp cải là một phương thuốc chữa loét tự nhiên phổ biến. Từ nhiều thập kỷ trước, các bác sĩ đã sử dụng nó để giúp chữa lành vết loét dạ dày trước khi có thuốc kháng sinh.

Bắp cải rất giàu vitamin C, một chất chống oxy hóa được chứng minh là giúp ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng H. pylori. Vi khuẩn này là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm loét dạ dày.

Trên thực tế, một số nghiên cứu trên động vật cho thấy nước ép bắp cải có hiệu quả trong việc điều trị và ngăn ngừa một loạt các vết loét tiêu hóa, bao gồm cả những bệnh ảnh hưởng đến dạ dày.

Còn ở người, theo báo cáo từ Viện Sức khỏe quốc gia, Thư viện y học quốc gia Mỹ, thời gian lành loét dạ dày trung bình ở những người uống nước ép bắp cải được rút ngắn so với những người không uống nước ép bắp cải.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được hợp chất nào thúc đẩy sự phục hồi này.

Củ cải

Củ cải được ví như nhân sâm trắng và nó cũng là thực phẩm có lợi cho đường tiêu hóa. Củ cải có khả năng hấp thụ tinh bột trong thực phẩm, có thể hóa giải thức ăn tích trữ trong dạ dày, có tác dụng chữa khó tiêu, kích thích tiêu hóa, phòng và điều trị viêm loét dạ dày.

Bông cải xanh

Bông cải xanh có chứa một chất hóa học gọi là sulforaphane, có đặc tính kháng khuẩn. Nó cũng chứa chất chống oxy hóa, có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh ung thư. Vì lý do này, ăn mầm bông cải xanh có thể giúp giảm hoặc ngăn ngừa viêm dạ dày và giảm nguy cơ ung thư dạ dày.

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2009, phát hiện ra rằng những người tham gia bị nhiễm H. pylori ăn 70 gram mầm bông cải xanh mỗi ngày trong 8 tuần có mức độ nhiễm trùng và viêm thấp hơn những người không ăn. bông cải xanh.

Tỏi, hành tây, hành lá, tỏi tây

Mùi nồng của những loại rau này có thể khiến bạn không thích. Tuy nhiên, mùi này thực sự đến từ một chất kháng khuẩn mạnh được thiết kế để bảo vệ thực vật - và cũng có thể được sử dụng như một loại kháng sinh tự nhiên. Không có gì ngạc nhiên khi các nghiên cứu chỉ ra rằng những người ăn các thực phẩm trên có tỷ lệ nhiễm trùng H.pylori thấp hơn.

Nghệ

Curcumin là một thành phần hoạt chất được tìm thấy trong nghệ. Curcumin là một chất chống oxy hóa có đặc tính chống viêm mạnh mẽ.

Một nghiên cứu năm 2019 đã thảo luận về cách thức chất curcumin giảm viêm và ngăn vi khuẩn H. pylori xâm nhập và gây hại cho các tế bào dạ dày. Điều này giúp cải thiện lưu lượng máu đến khu vực này, chữa lành các tổn thương mô dạ dày. Nó cũng cải thiện phản ứng của hệ thống miễn dịch trong cơ thể.

Trà xanh và mật ong

Nhiều người thường băn khoăn khi bị vi khuẩn HP nên uống gì cho nhanh khỏi? Câu trả lời là bạn nên thêm trà xanh và mật ong vào chế độ ăn.

Trà xanh và mật ong là những thực phẩm rất giàu chất chống oxy hóa và có đặc tính kháng khuẩn. Đặc biệt, trong trà xanh còn chứa nhiều polyphenol, giúp chống lại stress oxy hóa và các loại vi khuẩn như candida albicans, E. coli, Staphylococcus aureus, H. pylori và các vi khuẩn gây bệnh khác.

Kết quả của một nghiên cứu được thực hiện vào tháng 5 năm 2015 cho thấy người uống trà xanh và mật ong 1 lần/ngày trong một tuần có tỷ lệ dương tính với Helicobacter pylori thấp hơn.

Người bị đau dạ dày và nhiễm vi khuẩn HP không nên ăn gì?

Bên cạnh việc tìm hiểu ăn gì để diệt vi khuẩn HP, bạn cũng nên biết bị vi khuẩn hp không nên ăn gì hay khi bị HP dạ dày kiêng ăn gì để không vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển quá mức và gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm. Dưới đây là các thực phẩm mà người bị nhiễm khuẩn HP nên tránh:

Thực phẩm chứa caffeine như cà phê, sô cô la và trà đen do dễ gây kích ứng lên niêm mạc dạ dày, làm dạ dày có cảm giác nóng rát, khó chịu, đặc biệt là nếu bạn đang bị nhiễm khuẩn HP.

Thức ăn mặn do muối có thể làm thay đổi tính chất của lớp màng nhầy bảo vệ, khiến vi khuẩn HP dễ dàng xâm nhập vào lớp niêm mạc trong dạ dày.

Các loại đồ uống có cồn như rượu, bia có thể nguy hại trực tiếp đến dạ dày, khiến các vết loét dạ dày lan rộng và làm tăng nguy cơ diễn tiến thành ung thư.

Các loại trái cây chứa nhiều axit như chanh, cam, dứa… do sẽ làm tăng axit trong dạ dày, từ đó làm tăng nguy cơ viêm loét

Thực phẩm cay nóng có thể làm tăng nguy cơ loét dạ dày, làm suy yếu khả năng tiêu hóa, tăng tiết axit dịch vị, từ đó có thể tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn HP phát triển. Do đó, câu trả lời cho thắc mắc bị HP dạ dày kiêng ăn gì là cần tránh các thực phẩm có tính cay nóng bạn nhé!

Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ do khó tiêu hóa, khiến dạ dày phải làm việc hết công sức, dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục niêm mạc.

Thịt chế biến và thực phẩm đóng hộp do chứa nhiều chất bảo quản và phụ gia hóa học có thể gây kích ứng dạ dày, ruột và làm tăng tình trạng viêm nhiễm.

PN (Nguoiduatin.vn)

Cùng chuyên mục

Giải phóng cơn đau kéo dài 20 năm cho người bệnh thoát vị đĩa đệm

Thứ 6, 01/12/2023 09:01
Người bệnh nữ, 63 tuổi, ở Nghi Phú, TP. Vinh có các triệu chứng của bệnh lý thoát vị đĩa đệm cách đây hơn 20 năm. Qua nhiều năm, người bệnh đã đi thăm khám và điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau nhưng tình trạng bệnh vẫn không cải thiện.

Ông Trump nêu lý do từ chối lời mời tới Ukraine của ông Zelensky

Thứ 3, 07/11/2023 13:14
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6/11 đã có phản hồi chính thức về lời mời thăm Kiev của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. 

Nam thanh niên có biểu hiện không bình thường dùng kéo đâm chết cậu họ

Thứ 3, 07/11/2023 12:31
Xảy ra cự cãi, Hữu đã dùng kéo đâm nhiều nhát vào người cậu họ.

"Công chúa Nhật" xinh như búp bê, được mệnh danh là "thánh body" nhờ đâu?

Thứ 3, 07/11/2023 10:58
Sana TWICE nhận được nhiều lời khen ngợi của dân mạng trong loạt ảnh tham gia sự kiện mới.

Con chip này sẽ giúp điện thoại Android cho iPhone 15 Pro "hít khói"?

Thứ 3, 07/11/2023 09:55
MediaTek đã chính thức ra mắt chip hàng đầu mới nhất của họ mang tên Dimensity 9300 với mục đích không chỉ đối đầu với Snapdragon 8 Gen 3 mà còn cả A17 Pro trên iPhone 15 Pro.
     
xe.nguoiduatin.vn