Tuy nhiên, ở một số trường hợp, khi tất cả hoạt động khám chữa bệnh đều theo quy trình chuẩn vẫn còn đó nhưng nỗi lo về sự cố y khoa.
Bác sĩ Trần Nguyên Giáp, nguyên giảng viên Đại học Y khoa, cho biết: "Sự cố y khoa là điều không ai mong muốn, nhưng thực tế nó vẫn xảy ra. Thay vì đổ lỗi, điều quan trọng là chúng ta cần có cái nhìn nhân văn, khách quan và tập trung vào việc tìm ra nguyên nhân để rút kinh nghiệm và học hỏi thêm kiến thức lâm sàng”.
Khi sự cố xảy ra, cả bệnh nhân và đội ngũ y tế đều chịu những tổn thương nặng nề. Bệnh nhân có thể phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng, trong khi nhân viên y tế phải gánh chịu áp lực tinh thần lẫn trách nhiệm pháp lý. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý của bác sĩ mà còn tác động đến chất lượng chăm sóc y tế.
Không thể lẫn lộn sự cố y khoa và tai biến y khoa,thật khó thông cảm cho trường hợp gây tai biến y khoa, gây những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. Nguyên nhân chính thường đến từ sai sót kỹ thuật của bác sĩ trong quá trình phẫu thuật. Cả hai trường hợp đều cần được xử lý khẩn trương và cẩn trọng để đảm bảo an toàn tối đa cho bệnh nhân.
Một câu hỏi lớn đặt ra là làm thế nào để giảm thiểu sự cố y khoa và bảo vệ bác sĩ cũng như bệnh nhân. Theo bác sĩ Trần Nguyên Giáp, các quy trình kỹ thuật trong bệnh viện cần được đơn giản hóa và chuẩn hóa để giảm thiểu sai sót. Ngoài ra, cần có một hành lang pháp lý đủ mạnh để bảo vệ quyền lợi của cả hai bên.
Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa báo cáo sự cố y khoa, tạo ra môi trường làm việc an toàn cho nhân viên y tế. "Việc cơ quan truyền thông và công chúng hiểu đúng về sự cố y khoa là rất quan trọng. Không nên vội vàng đưa ra phán xét khi chưa có kết luận chính thức từ Hội đồng chuyên môn. Điều này sẽ giúp tránh được những áp lực không đáng có cho nhân viên y tế", bác sĩ Trần Nguyên Giáp chia sẻ.
Tuy nhiên, bác sĩ Trần Nguyên Giáp cũng nhấn mạnh rằng không thể lấy sự cố y khoa để che đậy sự yếu kém trong tay nghề. Dù xảy ra bất kỳ sự cố nào, bác sĩ hay nhân viên y tế nói chung luôn phải là người đối diện trực tiếp để giải quyết một cách chính trực, đảm bảo giữ vững niềm tin và uy tín của ngành y. Trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp yêu cầu mỗi bác sĩ, nhân viên y tế phải đối diện với những thách thức này một cách minh bạch và có trách nhiệm, từ đó xây dựng sự tin tưởng bền vững từ phía bệnh nhân và cộng đồng.
Bác sĩ Trần Nguyên Giáp mong muốn cộng đồng hãy có cái nhìn khách quan và đồng cảm hơn với nhân viên y tế trong bệnh viện. Khi sự cố xảy ra, cả bệnh nhân và bác sĩ đều chịu những tổn thất sâu sắc. Vì vậy, việc tìm ra giải pháp để hạn chế rủi ro, đồng thời tạo ra một môi trường an toàn cho việc hành nghề y tế là điều vô cùng cần thiết. Chỉ khi đó, chất lượng chăm sóc sức khỏe mới được nâng cao, và cả bệnh nhân lẫn bác sĩ đều cảm thấy yên tâm hơn trong quá trình điều trị.
Bình luận tiêu biểu (0)