Báo Ukraine vừa cay đắng gọi tên 'hiểm họa hiện hữu' đến từ Nga?

Báo Ukraine vừa cay đắng gọi tên 'hiểm họa hiện hữu' đến từ Nga?

Thứ 5, 03/10/2024 14:38
Cây viết Sanya Kozatskyi của MILITANYI (Ukraine) vừa có bài viết về "combo hiểm hoạ" Su-34 và bom liệng Nga đối với binh lính nước này.

"Hiểm họa hiện hữu"?

Sukhoi Su-34 hiện là cường kích chủ lực của Nga trong các cuộc không kích bằng bom và tên lửa vào các vị trí tiền tuyến của lực lượng Ukraine cũng như khu vực biên giới.

Được Không quân Vũ trụ Nga (VKS) gọi là "tiêm kích - ném bom", chúng đã tham gia Chiến dịch quân sự đặc biệt (SMO) của Nga từ những thời khắc đầu tiên.

Đối với phía Ukraine, việc vô hiệu hóa Su-34 đã trở thành nhiệm vụ ưu tiên - bao gồm cả các cuộc tấn công trên không lẫn nhằm vào các căn cứ không quân của người Nga.

Ý tưởng chế tạo một loại cường kích dựa trên tiêm kích Su-27 nhằm thay thế Su-24 xuất hiện ở Liên Xô vào những năm 1980.

Biến thể huấn luyện hai chỗ ngồi Su-27UB đã được lựa chọn đơn giản là vì thiết kế này cho phép có 2 phi công trong đó 1 xạ thủ. 

Chiếc cường kích mới nặng hơn nhiều so với Su-27, nó có khả năng mang lượng vũ khí lớn hơn và tầm bay xa hơn, tấn công mục tiêu trên mặt đất, mặt nước và trên không trong mọi điều kiện thời tiết, ánh sáng cũng như có thể thực hiện các nhiệm vụ trinh sát.

Nguyên mẫu T10V-1 (hiện được gọi là Su-34-1) với những khác biệt đáng kể với Su-27 bao gồm phần mũi, cụm động cơ, cửa hút gió... đã được Nga lắp ráp vào đầu năm 1990 và 3 năm sau, nguyên mẫu đầu tiên được chính thức gọi là Su-34 đã được chế tạo và thử nghiệm.

 

Báo Ukraine vừa cay đắng gọi tên 'hiểm họa hiện hữu' đến từ Nga? - Ảnh 1.

Nguyên mẫu T10V-1.

Người Nga đã mất khá nhiều thời gian để thử nghiệm và mãi tới tháng 3/2014, VKS mới chính thức tiếp nhận loại máy bay mới. Tính tới thời điểm hiện tại, trên 160 chiếc Su-34 đã được sản xuất và công việc vẫn đang tiếp tục.

Có thể nói khác biệt chính giữa Su-34 và Su-27 là phần trước thân máy bay với buồng lái bọc thép, ghế được làm bằng hợp kim titan, bổ sung điều hòa không khí... các bộ phận quan trọng khác của máy bay cũng được bọc thép. Tổng thể lớp giáp của máy bay nặng gần 1,5 tấn.

Phi công và xạ thủ ngồi cạnh nhau với người trước ngồi bên trái và người sau tất nhiên là ở bên phải.

Buồng lái rộng rãi giúp các phi công co duỗi thoải mái sau khi phải ngồi trong thời gian dài - chủ yếu là do các loại cường kích có thể phải ở trên không trong nhiều giờ (với hỗ trợ bằng tiếp nhiên liệu trên không) trong các phi vụ.

Su-34 được trang bị pháo tự động 30 mm và có 12 mấu cứng bên ngoài có thể mang theo các loại vũ khí. Tải trọng tối đa của nó là 8,5 tấn.

Theo nhà sản xuất, Su-34 dài 23,4 mét, cao 6,09 mét, sải cánh 15,2 mét. Trọng lượng rỗng là 22,5 tấn, trọng lượng cất cánh thông thường là 39 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa là 45 tấn.

2 động cơ AL-31F giúp máy bay đạt tốc độ tối đa là 1,5 Mach trong điều kiện không trang bị vũ khí. Bán kính chiến đấu của nó lên tới 1.100 km. Trần bay lên tới 15 km, tầm bay với nhiên liệu có trên máy bay là khoảng 4.000 km và có thể được tiếp nhiên liệu trên không.

Báo Ukraine vừa cay đắng gọi tên 'hiểm họa hiện hữu' đến từ Nga? - Ảnh 2.

Su-34 nằm trong lô hàng được bàn giao cho VKS vào tháng 6/2024.

Su-34 ở Ukraine

Kể từ khi phát động cái gọi là SMO, Su-34 Nga đã tích cực tham chiến bằng các loại bom "ngu" như các loại bom nổ mạnh FAB-250, FAB-500 M62, bom xuyên bê tông BetAB-500... và đôi khi chúng cũng tung ra bom phân mảnh nổ mạnh OFAB-500 ShR.

Ngoài ra, các loại tên lửa dẫn đường như Kh-31, Kh-59 và Kh-35U cũng được sử dụng.

Sau các nỗ lực tấn công bất thành vào hậu phương của Ukraine cũng như tổn thất, người Nga đã chuyển trọng tâm sang các vị trí dọc theo tuyến đầu và ở các khu vực biên giới. Tuy nhiên tình hình đã thay đổi từ khi họ nhận được bộ kit UMPC.

Từ đầu năm 2023, bộ kit UMPC (Module lập kế hoạch và hiệu chỉnh) đã biến bom "ngu" của Nga trở thành những trái bom liệng có sức mạnh tương đương với bom JDAM của Mỹ. Và kể từ mùa thu năm đó, những quả bom này đã trở thành mối đe dọa đáng kể với phía Ukraine.

UMPC tăng tầm bay của những quả bom không điều khiển lên hàng chục km, bộ hiệu chỉnh bằng quán tính và tín hiệu vệ tinh cũng làm tăng độ chính xác của bom.

Báo Ukraine vừa cay đắng gọi tên 'hiểm họa hiện hữu' đến từ Nga? - Ảnh 3.

Một cuộc tấn công sử dụng bom liệng của Su-34 Nga ở Ukraine (Nguồn: RIA Novosti).

 Người Nga tuyên bố rằng các phi công Su-34 có thể nhập tọa độ mục tiêu giữa chuyến bay cho phép rút ngắn thời gian giữa việc phát hiện và vô hiệu hóa mục tiêu.

Tính tới thời điểm hiện tại của năm 2024 thì trung bình mỗi tuần người Nga đã sử dụng trung bình 500-800 quả bom kiểu này ở Ukraine.

Để đối phó Su-34 và bom liệng, Ukraine chỉ có một số ít hệ thống phòng không bao gồm Patriot của Mỹ và SAMP/T của Pháp/Italia nhưng việc triển khai chúng gần tiền tuyến là rất nguy hiểm.

Tiêm kích Ukraine (bao gồm F-16) cũng có khả năng đánh chặn Su-34 tuy nhiên các phi công Ukraine sẽ phải chấp nhận rủi ro vì bay gần tiền tuyến và tiếp cận phạm vi bao phủ của các hệ thống phòng không tầm xa của Nga và các tiêm kích Su-35 hoặc MiG-31.

Báo Ukraine vừa cay đắng gọi tên 'hiểm họa hiện hữu' đến từ Nga? - Ảnh 4.

Tiêm kích F-16 với phù hiệu của Không quân Ukraine được chụp vào tháng 8/2024.

Tính đến giữa tháng 8/2024, các nguồn tin thân Ukraine đã thống kê được 26 Su-34/Su-34M Nga bị "tổn thất không thể phục hồi" trong chiến đấu.

Một số cũng bị thiệt hại do các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine và các vụ rơi máy bay.

Ngoài ra do thiết kế phi tiêu chuẩn của bộ kit UMPC, một vấn đề mang tính hệ thống đã phát sinh và dẫn tới việc ghi nhận tỉ lệ lớn bom liệng rơi theo cách thông thường - tức là trở lại như những quả bom "ngu".

Kết luận

Người Nga vẫn đang sở hữu lượng lớn Su-34 và bom liệng, thứ có thể tấn công hàng trăm lần mỗi tuần từ ngoài phạm vi của các hệ thống phòng không Ukraine.

Chúng đã trở thành hiểm họa hiện hữu với binh lính Ukraine ở tiền tuyến cũng như các thành phố lớn bao gồm cả Kharkiv (Kharkov) cũng như một thách thức lớn với lực lượng Ukraine trong việc tiến hành các hoạt động nhằm giải phóng các khu vực người Nga tạm chiếm.

Có thể nói cách hiệu quả nhất để giảm số lượng Su-34 Nga là tập kích các sân bay nơi chúng trú đóng bằng tên lửa và UAV - và cũng đừng quên các kho lưu trữ và cơ sở sản xuất bom liệng.

Báo Ukraine vừa cay đắng gọi tên 'hiểm họa hiện hữu' đến từ Nga? - Ảnh 5.

Bom liệng Nga tấn công một vị trí kiên cố của lực lượng Ukraine.

Hoài Giang

Cùng chuyên mục

Đoạn ghi âm của phi công chứng kiến ​​vụ tai nạn “máy bay ma” rơi từ độ cao 10.400m khiến toàn bộ 121 người thiệt mạng 

Thứ 5, 03/10/2024 22:00
Những lời nói ám ảnh và đau buồn của phi công chứng kiến ​​máy bay đâm vào sườn núi đã xuất hiện trở lại trên mạng.

3 triệu người "thót tim" trước hành động ăn uống trên xe máy khi được mẹ đón: “Sáng tạo và táo bạo đến không ngờ!”

Thứ 5, 03/10/2024 21:39
Đúng là khi tình yêu dành cho ăn uống mãnh liệt thì khó cỡ nào con người ta cũng có thể nghĩ ra.

Nhớ thương tình đầu hơn 44 năm, vợ 62 tuổi được chồng ủng hộ cho đi gặp tình cũ: Cái kết gây ngỡ ngàng

Thứ 5, 03/10/2024 21:30
Biết vợ luôn vấn vương hình bóng người đàn ông khác nhưng chồng không hề ghen tuông, ngược lại người chồng còn có hành động khiến ai cũng bất ngờ.

Viên đá quý lớn nhất Việt Nam từng khiến thế giới sửng sốt: Là bảo vật quốc gia, nặng tới 2,7kg

Thứ 5, 03/10/2024 21:14
Khi được phát hiện, nó được coi là hiện vật đá quý lớn nhất từng được khai thác ở Việt Nam.

Bán buffet cua nhưng mỗi giờ chỉ cho khách ăn 2 con, 1 nhà hàng nổi tiếng khiến dân mạng phẫn nộ

Thứ 5, 03/10/2024 20:53
Các cư dân mạng đều rất bức xúc trước cách làm của nhà hàng này bởi không khác gì "lừa đảo".
     
Nổi bật trong ngày

Lý do khiến tuyển Trung Quốc dễ gục ngã trước tuyển Indonesia, HLV trưởng sẽ bị sa thải

Thứ 5, 03/10/2024 09:36
Tuyển Trung Quốc đang đối diện quá nhiều mối lo trước khi tiếp đón tuyển Indonesia ở vòng loại World Cup.

Đang vui vẻ đi trên vỉa hè, cô gái không ngờ 'Tử thần' ở ngay phía trước, mất mạng chỉ trong tích tắc

Thứ 5, 03/10/2024 11:51
Toàn bộ vụ việc thương tâm đã được người bạn đi cùng chứng kiến và thậm chí ghi lại được một phần diễn biến.

8 hành động hại thận bậc nhất mà nhiều người vẫn vô tư làm mỗi ngày

Thứ 5, 03/10/2024 15:11
Thận nắm giữ vai trò quan trọng với sức khỏe tổng thể. Khi thận có vấn đề, dây thần kinh, cơ và các mô khác trong cơ thể có thể bị ảnh hưởng.

Sự thật bức ảnh hàng chục cô gái “ăn mặc mát mẻ” được đưa về trụ sở

Thứ 5, 03/10/2024 16:44
Hình ảnh rất nhiều cảnh sát dẫn hàng chục cô gái trẻ về trụ sở đã nhận được sự chú ý của mọi người.

Nữ nghệ sĩ U70 sở hữu biệt thự 20 tỷ đồng ở Mỹ: Là nhan sắc biểu tượng của thập niên 80, về già vẫn đẹp quý phái

Thứ 5, 03/10/2024 19:03
Sau nhiều năm cống hiến hết mình cho nghệ thuật, nữ nghệ sĩ này đang tận tuổi xế chiều sung túc, hạnh phúc trong căn biệt thự bạc tỷ.
xe.nguoiduatin.vn