Bầu cử 2024: Khoảnh khắc cả thế giới

Bầu cử 2024: Khoảnh khắc cả thế giới "nín thở" dõi theo và lựa chọn xác lập vị thế của nước Mỹ

Chủ nhật, 27/10/2024 11:00
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 không chỉ là cuộc cạnh tranh của các ứng viên mà còn là lựa chọn làm nên vị thế của Mỹ trên thế giới, trang Modern Diplomacy nhận định.
Nội dung chính:
- Hai ứng viên có tầm nhìn khác nhau về chính sách đối ngoại
- Cuộc bầu cử lần này có ý nghĩa xác lập vị thế của Mỹ trên thế giới

Theo chuyên trang phân tích Modern Diplomacy ở châu Âu, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 5/11 tới là thời điểm then chốt đối với chính sách đối ngoại và sự ổn định toàn cầu trong bối cảnh thế giới đang phải vật lộn với những thách thức đa chiều - từ căng thẳng địa chính trị đến biến đổi khí hậu. Lựa chọn của cử tri Mỹ sẽ có tác động trên toàn cầu, ảnh hưởng đến các mối quan hệ ngoại giao, quản trị quốc tế và cả cấu trúc của sự ổn định toàn cầu. 

Modern Diplomacy (MD) cho rằng, chính sách đối ngoại không phải là mối quan tâm hàng đầu trong các chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ nhưng hệ quả của những cuộc bầu cử này có tác động đến cả bạn bè và đối thủ của Mỹ theo một cách nào đó. Cuộc bầu cử năm 2024 quan trọng vì nó đưa ra 2 bức tranh khác nhau về vị thế của Mỹ trên thế giới.

Tầm nhìn trái ngược

Hai ứng cử viên trong cuộc đua năm 2024 là Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump có tầm nhìn hoàn toàn trái ngược nhau về chính sách đối ngoại.

Bà Harris ủng hộ hành động tập thể thông qua hợp tác quốc tế, hợp tác với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đấu tranh chống lại các thách thức hiện tại như biến đổi khí hậu hoặc vi phạm nhân quyền.

Ngược lại, các nguyên tắc trong chương trình nghị sự chính sách đối ngoại của cựu Tổng thống Trump (được gọi là chính sách "Nước Mỹ trên hết") hướng đến lợi ích riêng của Mỹ cùng với việc giảm bớt sự can dự trên toàn cầu. 

anhd
Ông Trump và bà Harris có những hướng tiếp cận khác nhau về chính sách đối ngoại. Ảnh: Slate, Andrew Harnik, Michael Ciaglo, eurobanks, Getty Images.

Sự đối lập này cho thấy một cuộc chiến lớn hơn vì "linh hồn của nước Mỹ", như một truyền thống chính trị liên quan đến vị thế quốc tế của nước Mỹ.

MD cho rằng, trên trường quốc tế hiện tồn tại một cảm giác không chắc chắn về chính sách đối ngoại của Mỹ trong tương lai. Các quốc gia trên khắp châu Âu, châu Á và Nam Bán cầu đang chuẩn bị cho những thay đổi tiềm tàng trong quan hệ ngoại giao, tùy thuộc vào người sẽ nắm giữ Nhà Trắng sau tháng 1/2025. 

Giới chuyên gia nhận định rằng trong khi một số quốc gia dự đoán sự kế tục trong các chính sách của Mỹ bất kể kết quả bầu cử như thế nào, thì nhiều quốc gia khác lại chuẩn bị cho những thay đổi đáng kể, có thể làm thay đổi các tính toán chiến lược của họ.

Cuộc bầu cử khiến thế giới phải dõi theo

Cuộc bầu cử diễn ra vào thời điểm trật tự quốc tế được định hình bởi các quy tắc đang chịu nhiều áp lực hơn bao giờ hết. Theo MD, trong bối cảnh hiện tại, lãnh đạo nhiều quốc gia trên thế giới đang tự hỏi liệu họ có nên tiếp tục dựa vào sự lãnh đạo của Mỹ hay không. 

Chính quyền kế nhiệm sẽ cần rất nhiều sự khéo léo về mặt ngoại giao để cân nhắc điều này trong khi cả hai ứng cử viên đều cảm thấy cần phải định vị lại nước Mỹ trong một thế giới đang ngày càng trở nên đa cực. 

Họ cần phải giải quyết vấn đề cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc, xem xét cách tiếp cận của Washington đối với quan hệ Israel-Palestine và đứng trước cơ hội để tập trung trở lại vào Nam Bán cầu. 

Chủ nghĩa đa phương được thảo luận ngày càng nhiều và việc xác định khuôn khổ của hệ thống cụ thể này sẽ tùy thuộc vào tổng thống tiếp theo của nước Mỹ. Bà Harris có thể sẽ kêu gọi tập trung vào các tổ chức quốc tế trong khi hướng tiếp cận của ông Trump có khả năng dẫn tới xu hướng tan rã của các cấu trúc quản trị hiện đang nổi lên. 

Do đó, MD nhận định rằng, cuộc bầu cử lần này không chỉ là cuộc cạnh tranh của các ứng viên mà hơn hết còn là lựa chọn làm nên vị thế của Mỹ trên thế giới. Việc có hay không sự lãnh đạo của Mỹ sẽ định hình đáng kể quỹ đạo tương lai của sự ổn định toàn cầu trong một kỷ nguyên được đánh dấu bằng nhiều bất ổn và thay đổi.

Theo chuyên trang phân tích, dù ai giành chiến thắng thì điều quan trọng với Mỹ vẫn là tái khẳng định cam kết với đồng minh, tiếp xúc nhiều hơn với khu vực Nam bán cầu và thúc đẩy cơ chế đa phương.

Lưu Bình

Cùng chuyên mục

Ngày mai, miền Bắc mưa to, nhiệt độ tiếp tục giảm

Chủ nhật, 27/10/2024 17:13
Theo dự báo, ngày 28/10, Bắc Bộ tiếp tục có mưa rào rải rác, trời lạnh về đêm và sáng, có nơi trời rét.

Tin mới nhất về bão số 6: Mưa rất to đến đêm mai, có thể có giông lốc, người dân tuyệt đối không ra đường

Chủ nhật, 27/10/2024 15:37
Do thời gian ảnh hưởng của bão số 6 rất dài và trong dự báo còn có khả năng xảy ra giông lốc cục bộ, Đà Nẵng đề nghị người dân tuyệt đối không ra đường khi chưa an toàn.

Review tập 1 Chị Đẹp Đạp Gió: Ổn nhưng ồn!

Chủ nhật, 27/10/2024 14:53
Chị Đẹp Đạp Gió 2024 lên sóng và nhận về nhiều ý kiến trái chiều từ khán giả.

Biệt Đội Hotgirl: Bỏ tiền xem bộ phim này là coi rẻ sức lao động của bản thân!

Chủ nhật, 27/10/2024 13:30
Không ngờ năm 2024 rồi mà khán giả Việt vẫn phải chứng kiến những thảm họa điện ảnh như thế này.

Mệnh lệnh từ hầm ngầm, 100 chiến đấu cơ và cuộc tấn công lớn nhất lịch sử Israel nhằm vào Iran

Chủ nhật, 27/10/2024 12:15
Theo WSJ, đây là cuộc tấn công lớn nhất lịch sử mà Israel thực hiện nhằm vào Iran và cũng là cuộc tấn công nguy hiểm nhất về mặt chính trị.
     
Nổi bật trong ngày

Kế hoạch áp thuế đầy đe dọa của ông Trump lộ diện: EU sẵn sàng phản công, "không muốn bị lừa lần hai"

Thứ 7, 26/10/2024 18:30
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang đến gần, câu chuyện về thuế quan đang được các nhà lãnh đạo EU chú ý khi ứng cử viên Donald Trump kiên quyết bảo vệ nguyên tắc “Nước Mỹ trên hết”.

Mệnh lệnh từ hầm ngầm, 100 chiến đấu cơ và cuộc tấn công lớn nhất lịch sử Israel nhằm vào Iran

Chủ nhật, 27/10/2024 12:15
Theo WSJ, đây là cuộc tấn công lớn nhất lịch sử mà Israel thực hiện nhằm vào Iran và cũng là cuộc tấn công nguy hiểm nhất về mặt chính trị.

Biệt Đội Hotgirl: Bỏ tiền xem bộ phim này là coi rẻ sức lao động của bản thân!

Chủ nhật, 27/10/2024 13:30
Không ngờ năm 2024 rồi mà khán giả Việt vẫn phải chứng kiến những thảm họa điện ảnh như thế này.

Bắt “siêu trộm” Nguyễn Tấn Phước

Thứ 7, 26/10/2024 17:09
Công an quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng vừa phá chuyên án, bắt giữ thành công “siêu trộm” 14 lần đột nhập nhà dân trộm cắp tài sản.
xe.nguoiduatin.vn