Bé 6 tháng tuổi ngộ độc, nhập viện cấp cứu do sai lầm của cha mẹ

Thứ 5, 02/05/2024 15:27
Trường hợp bé V (6 tháng tuổi) đã phải nhập viện cấp cứu vì bị ngộ độc vitamin do gia đình bổ sung sai cách.

Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, mới đây, bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhi N.V (6 tháng tuổi) nhập viện trong tình trạng quấy khóc, nôn, đi tiểu nhiều, có dấu hiệu mất nước nặng và giảm 0,7kg trong vòng 1 tháng.

Khi khai thác bệnh sử, gia đình bệnh nhi cho biết, trước khi nhập viện 3 tháng, gia đình được một người quen cho 2 lọ vitamin D3+K2 có hình thức bên ngoài giống nhau (1 lọ dành cho người lớn và 1 lọ dành cho trẻ em).

Tuy nhiên, gia đình nghĩ 2 loại này đều dùng được cho trẻ em nên đã cho con uống. Trẻ được người nhà cho uống lọ vitamin D3+K2 MK7 5000IE/ 200μg dành cho người lớn với liều lượng 3 giọt/ngày. Khi bác sĩ thông báo con bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống thì gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Bé 6 tháng tuổi ngộ độc, nhập viện cấp cứu do sai lầm của cha mẹ- Ảnh 1.

Bệnh nhi đang điều trị tại khoa Thận và Lọc máu.

TS.BS Thái Thiên Nam – Phó Trưởng khoa Thận và Lọc máu, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: "Trẻ đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương vì nôn, tiểu nhiều, sụt cân trong 1 tháng. Ngay sau khi trẻ nhập viện, chúng tôi đã tiến hành thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết, kết quả cho thấy trẻ bị tăng canxi máu, nồng độ vitamin D3 tăng rất cao: 1.320ng/ml".

Trẻ được chỉ định ngừng tất cả các chế phẩm canxi và vitamin D, truyền dịch và dùng thuốc lợi tiểu để bù lại lượng dịch mất do nôn, tiểu nhiều và đào thải canxi máu,…

Sau 5 ngày điều trị, trẻ đã hết nôn, không còn trình trạng mất nước, canxi toàn phần giảm từ 5mmol/L xuống còn 3mmol/l. Tuy nhiên, trẻ vẫn còn đi tiểu nhiều.

Theo kế hoạch, trẻ vẫn phải tiếp tục tạm ngừng tất cả các chế phẩm canxi và vitamin D trong vòng ít nhất 6 tháng, truyền dịch để bù lại lượng dịch mất và tăng đào thải canxi máu. Sau khi trẻ ra viện, gia đình vẫn phải đưa trẻ đến tái khám định kỳ 2 tuần/lần để kiểm tra biến chứng sỏi thận và khả năng lắng đọng canxi ở các cơ quan khác.

TS.BS Thái Thiên Nam khuyến cáo, ngộ độc vitamin D là tình trạng hiếm gặp và khó chẩn đoán vì triệu chứng không đặc hiệu. Tuy nhiên, Khoa Thận và Lọc máu – Bệnh viện Nhi Trung ương hàng năm vẫn tiếp nhận một số trường hợp trẻ ngộ độc vitamin D. Nguyên nhân thường do cha mẹ bổ sung vitamin D liều quá cao cho trẻ trong thời gian dài chứ không phải do chế độ ăn hay do tiếp xúc với ánh nắng.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nội tiết, liều dùng tối đa đối với vitamin D ở trẻ như sau:

- Trẻ dưới 6 tháng tuổi là 1.000UI/ngày;

- Trẻ 12 tháng tuổi, liều là 1.500UI/ngày;

- Trẻ từ 1 tới 3 tuổi là 2.500UI/ngày;

- Trẻ từ 4-8 tuổi là 3.000UI/ngày và trẻ trên 9 tuổi là 4.000UI/ngày.

Ngoài ra, có những trường hợp liều ngộ độc vitamin D có thể cao hoặc thấp hơn các mức nêu trên tùy thuộc vào từng thể trạng của trẻ.

"Việc cha mẹ tự ý cho trẻ sử dụng vitamin D quá liều có thể gây ngộ độc nhưng triệu chứng ngộ độc sẽ không xảy ra ngay mà thường xuất hiện sau khoảng một vài tháng hay thậm chí là sau một vài năm. Khi bị ngộ độc vitamin D, trong máu của trẻ sẽ bị lắng đọng nhiều canxi, dẫn đến tình trạng chán ăn, giảm cân, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, vôi hóa ống thận, suy thận,… Nếu không sớm phát hiện ra tình trạng này thì trẻ sẽ phải đối mặt với những biến chứng nặng nề, thậm chí có thể nguy hiểm tới tính mạng", TS. Nam khuyến cáo.

Để đảm bảo an toàn khi bổ sung vitamin cho trẻ bố mẹ cần lưu ý:

– Không nên tự ý mua các thực phẩm chức năng, các loại vitamin, thuốc cho trẻ uống khi chưa có chỉ định hoặc tư vấn của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc hoặc bổ sung vitamin cho trẻ cần phải thực hiện theo đơn của bác sĩ.

– Các loại thuốc, vitamin cần để xa tầm tay của trẻ nhỏ hoặc để vào tủ riêng và có khóa;

– Các loại thuốc, vitamin, cần được bảo quản ở nơi khô ráo, đựng trong hộp, lọ kín, có nhãn mác, hướng dẫn sử dụng đi kèm và hạn sử dụng;

– Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ tủ thuốc của gia đình, không được tiếp tục sử dụng thuốc bị hỏng hay thuốc đã quá hạn;

– Khi uống thuốc không nên để trẻ nhìn thấy vì trẻ sẽ bắt chước làm theo;

– Cha mẹ, người chăm sóc trẻ cần phải nắm rõ công dụng, liều lượng, đối tượng sử dụng của từng loại thuốc, vitamin và dùng đúng theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Ngọc Minh

Cùng chuyên mục

Đang xuýt xoa ngắm vườn rau trên sân thượng nhà hàng xóm, người phụ nữ tái mặt với cảnh này: Báo cảnh sát!

Thứ 6, 17/05/2024 11:42
Nhìn vườn rau xanh mướt nhà hàng xóm, người phụ nữ thấy 1 thứ bất thường!

Loại rau rẻ bèo có hàm lượng kali gấp 2 lần thịt bò: Hạ huyết áp và giảm cholesterol cực tốt, người trung niên nên ăn thường xuyên

Thứ 6, 17/05/2024 11:38
Loại rau cung cấp lượng kali nhiều hơn thịt bò nhưng giá thành rẻ hơn hẳn, là sự lựa chọn phù hợp cho nhiều gia đình.

Thông tin mới nhất về Đề nghị sửa đổi Luật Đất đai 2024

Thứ 6, 17/05/2024 11:36
Ngày 17/5/2024, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 72/NQ-CP thống nhất thông qua Đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 252 Luật Đất đai số 31/2024/QH15 như đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Chuyên gia dự báo 2 kịch bản "nở hoa - bế tắc" cho thị trường bất động sản nửa cuối năm 2024

Thứ 6, 17/05/2024 11:35
Nếu được “tiếp sức” bằng việc Quốc hội sẽ cho phép áp dụng các Luật liên quan tới bất động sản tới đây, Chủ tịch HoREA cho rằng sẽ tác động tích cực, thúc đẩy tiến trình phục hồi và phát triển trở lại của thị trường bất động sản từ khoảng cuối năm 2024 trở đi.

Các vi phạm nghiêm trọng khiến cựu Bí thư TP.HCM Lê Thanh Hải bị cách hết chức vụ trong Đảng

Thứ 6, 17/05/2024 11:34
Cựu Bí thư TP.HCM Lê Thanh Hải bị cách hết chức vụ trong Đảng do có các sai phạm nghiêm trọng liên quan đến vụ án AIC, Vạn Thịnh Phát.
     
Nổi bật trong ngày

Cuộc sống dư dả của người Việt ở Na Uy: Rau mọc đầy đường chờ hái, ra biển quơ tay được cả rổ vú nàng

Thứ 5, 16/05/2024 06:53
Chị Thanh Huyền vô cùng bất ngờ khi thấy cơ man đủ loại rau tươi ngon mơn mởn mọc hoang ven đường.

Chuyên gia từng dự báo Việt Nam mất 197 năm mới đuổi kịp Singapore, 34 năm mới đuổi kịp Thái Lan: Giờ thì sao?

Thứ 5, 16/05/2024 08:49
Nếu giữ nguyên tốc độ tăng trưởng trung bình 10 năm qua, bao lâu thì Việt Nam sẽ bắt kịp các nước phát triển hơn về GDP bình quân đầu người?

Năm 2024, đóng BHYT 5 năm liên tục, người lao động sẽ được hưởng những quyền lợi sau

Thứ 5, 16/05/2024 10:15
Theo Điều 12 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, Bảo hiểm y tế (BHYT) 5 năm liên tục là trường hợp người tham gia BHYT có thời gian đóng 05 năm liên tiếp, trong đó được phép gián đoạn tối đa 3 tháng.

70 tuổi tôi mới ngộ ra: Đời người đừng kỳ vọng 5 ĐIỀU, ai bi luỵ sẽ khổ sở, sống dày vò, mãi không thoát nổi vòng luẩn quẩn!

Thứ 5, 16/05/2024 11:00
Ở giai đoạn cuộc sống sau tuổi 70, con người cần chú ý nhiều hơn đến hạnh phúc và sự hài lòng hiện tại.

Diện mạo trưởng thành của Anya sẽ như thế nào trong Spy x Family

Thứ 5, 16/05/2024 12:00
Nhân vật Anya trong Spy x Family có rất nhiều bí ẩn và điều thú vị, thậm chí có cả những sự thật mà không phải ai cũng biết.
xe.nguoiduatin.vn