Binh sĩ Ukraine bất lực vì cạn kiệt vũ khí: Canh bạc nguy hiểm do một thập kỷ sai lầm của Mỹ và NATO

Thứ 6, 06/09/2024 11:31
Nhiều năm tính toán sai lầm của Mỹ và NATO đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt đạn dược nghiêm trọng ở Ukraine.

Theo điều tra của Reuters, kể từ năm 2014 - khi Crimea được sáp nhập vào Liên bang Nga, các nhà hoạch định chính sách ở Mỹ và châu Âu đã nhiều lần đối mặt với cảnh báo về tình trạng tồi tệ của ngành công nghiệp đạn dược phương Tây, song không có biện pháp giải quyết. Kết quả là, không có khả năng cung cấp đầy đủ vũ khí chủ chốt cho Ukraine, trong cuộc xung đột với Nga.

"Canh bạc chết người"

Trên tuyến đầu tại khu vực gần thành phố Kramatorsk, Ukraine, những người lính trong chiến hào cho biết việc thiếu hụt đạn pháo 155 mm - một loại đạn dược cực kỳ quan trọng đã xoay chuyển cuộc chiến theo hướng có lợi cho Nga.

Nhiều binh sĩ đổ lỗi cho tình trạng thiếu hụt nguồn cung là do Quốc hội Mỹ không nhanh chóng phê duyệt gói viện trợ quân sự trị giá 60 tỷ USD. Gói này đã được thông qua vào tháng 4 sau nhiều tháng trì hoãn.

Binh sĩ Ukraine bất lực vì cạn kiệt vũ khí: Canh bạc nguy hiểm do một thập kỷ sai lầm của Mỹ và NATO - 1

Đạn pháo 155 mm

Quân đội Mỹ từng sản xuất ít hơn 3.000 đạn pháo/tháng, hiện đang sản xuất khoảng 36.000 đạn pháo/tháng. Để giúp Quân đội đạt được mục tiêu sản xuất 100.000 quả đạn pháo mỗi tháng vào cuối năm 2025, Quốc hội gần đây đã phê duyệt 6 tỷ USD để sản xuất đạn pháo mới, nâng cấp các nhà máy cũ và xây dựng các nhà máy đạn dược mới.

Liệu những nỗ lực đó có quá muộn để Ukraine có thể ngăn chặn các cuộc tấn công của Nga hay không, vẫn còn là câu hỏi cho chưa có đáp án. Song một điều rõ ràng là, trong khi Moscow có thể nhanh chóng chuyển sang nền kinh tế chiến tranh và tìm nguồn đạn pháo từ các đồng minh, thì tình trạng thiếu hụt đã khiến Ukraine bị đánh bại một cách đau đớn.

“Điều rất quan trọng đối với bộ binh của chúng tôi là được nghe tiếng pháo binh của mình mỗi giờ để hiểu rằng họ không đơn độc trên chiến trường”, Volodymyr Havrylov, cựu Thứ trưởng quốc phòng Ukraine nói

Sự thiếu hụt đáng kể trong việc sản xuất đạn pháo cùng với nhu cầu không ngừng của lực lượng Ukraine về vũ khí, đã khiến Mỹ phải tìm kiếm đạn dược từ các quốc gia khác, đồng thời rút đáng kể từ kho dự trữ của chính mình.

Mỹ và các quốc gia châu Âu cam kết rằng viện trợ đang trên đường đến Kiev, song hiện Ukraine vẫn bị đánh bại trên trên nhiều mặt trận, tổn thất nặng nề.

Binh sĩ Ukraine bất lực vì cạn kiệt vũ khí: Canh bạc nguy hiểm do một thập kỷ sai lầm của Mỹ và NATO - 2
Binh sĩ Ukraine bất lực vì cạn kiệt vũ khí: Canh bạc nguy hiểm do một thập kỷ sai lầm của Mỹ và NATO - 3

Binh sĩ Ukraine với đạn pháo 155mm

Những sự trì trệ suốt cả thập kỷ

Một cuộc điều tra của Reuters cho thấy: Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng đạn dược bắt nguồn từ nhiều năm trước, do các các quyết định và tính toán sai lầm của quân đội Mỹ và các đồng minh NATO.

Theo đó, một thập kỷ sai lầm về các mặt chiến lược, tài trợ và sản xuất đã đóng vai trò lớn dẫn tới tình trạng thiếu hụt đạn pháo, gây ra sự chậm trễ viện trợ gần đây của Quốc hội Mỹ.

Cụ thể, trong khoảng từ năm 2014 tới năm 2022, những cảnh báo lặp đi lặp lại từ các chỉ huy cấp cao của NATO và các quan chức điều hành, giám sát các nhà máy sản xuất đạn dược của Mỹ phần lớn không được chú ý.

Họ đã tư vấn cho chính phủ của mình, cả công khai và riêng tư, rằng ngành công nghiệp đạn dược của liên minh không đủ khả năng tăng sản lượng nếu chiến sự đòi hỏi. Do không phản hồi những cảnh báo đó, nhiều dây chuyền sản xuất pháo tại các nhà máy vốn đã cũ kỹ ở Mỹ và Châu Âu đã chậm lại hoặc đóng cửa hoàn toàn.

Reuters đã phỏng vấn hàng chục quan chức quân sự hiện tại và trước đây của Mỹ, Ukraine và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, đồng thời xem xét hàng ngàn trang báo cáo tóm tắt bí mật của Quân đội Mỹ, các tài liệu công khai và các hồ sơ nội bộ khác. Báo cáo phát hiện ra rằng:

- Sản lượng đạn pháo 155mm giảm mạnh đến mức từ mùa hè năm 2014 đến mùa thu năm 2015 và Mỹ không bổ sung thêm bất kỳ loại đạn pháo mới nào vào kho dự trữ của mình.

- Các lỗi sản xuất và vi phạm an toàn đã gây ra tình trạng ngừng hoạt động liên tục của dây chuyền sản xuất. Việc phát hiện ra các vết nứt trên vỏ đạn vào năm 2021 đã cắt giảm một nửa công suất sản xuất trong nhiều tháng.

- Quyết định của Mỹ về việc thay đổi loại thuốc nổ được sử dụng trong các loại đạn pháo thì không giúp ích gì và cho đến nay vẫn chỉ mang lại sự tốn kém: Quân đội đã chi 147 triệu USD cho một cơ sở mà họ không sử dụng.

Binh sĩ Ukraine bất lực vì cạn kiệt vũ khí: Canh bạc nguy hiểm do một thập kỷ sai lầm của Mỹ và NATO - 4

Dọc theo dây chuyền lắp ráp, ông Mike Reed làm việc để sản xuất vỏ đạn 155mm tại Nhà máy đạn dược quân đội Scranton ở Pennsylvania. Ảnh: Reuters

- Kế hoạch thay thế một nhà máy cũ kỹ ở Virginia – nơi chuyên sản xuất chất đẩy để phóng đạn pháo - đã chậm hơn một thập kỷ so với dự kiến ​​và giá nguyên liệu thì đã tăng gần gấp đôi. Sự chậm trễ đó đã tạo ra sự phụ thuộc lớn hơn của Mỹ vào nguyên liệu thô từ nước ngoài.

Một tài liệu nội bộ của Quân đội Mỹ từ năm 2021 cũng nêu chi tiết về "sự phụ thuộc nước ngoài" liên quan tới ít nhất một chục loại hóa chất được sản xuất tại Trung Quốc và Ấn Độ, những quốc gia có quan hệ thương mại chặt chẽ với Nga.

Trớ trêu hơn, Mỹ có kế hoạch mua thuốc nổ TNT từ nước ngoài bao gồm các hợp đồng với một nhà máy ở miền đông Ukraine. Và nhà máy này đã bị Nga kiểm soát từ đầu chiến dịch quân sự đặc biệt.

Những cảnh báo trước bị bỏ qua?

Ông Bruce Jette, trợ lý Bộ trưởng Lục quân Mỹ phụ trách mua sắm, hậu cần và công nghệ từ năm 2018 đến tháng 1/2021, cho biết: "Đây là vấn đề đã tồn tại từ lâu".

Vào năm 2020, hai năm trước khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine, trợ lý Bộ trưởng Lục quân Mỹ Jette đã cử một cố vấn dân sự đi làm nhiệm vụ. Ông Jette đã ra lệnh cho cố vấn Joseph Amadee đến thăm các nhà máy đạn dược của Mỹ để trả lời hai câu hỏi cơ bản: Mỹ có đủ đạn dược để chiến tranh không? Và nếu không, liệu cơ sở công nghiệp của Mỹ có thể di chuyển nhanh chóng nếu chiến tranh nổ ra và cần thêm đạn dược gấp không?

Ông Amadee, cựu Giám đốc điều hành của PepsiCo và nhà máy Pillsbury, người từng phục vụ trong quân đội và sau đó là cố vấn ở Iraq cho biết ông kinh hoàng trước những gì mình tìm thấy.

Trong số những địa điểm mà ông đã đi thăm có ba nhà máy sản xuất đạn dược của Mỹ đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất đạn 155mm.

Khi thực hiện các chuyến đi của mình, ông Amadee nói với Reuters, ông đã thấy những vấn đề. Ở Tennessee, ông đi bộ trên sàn của một nhà máy mới nhưng đang ngừng hoạt động trị giá 147 triệu USD được xây dựng để sản xuất thuốc nổ. “Một số bộ phận của nhà máy thực sự bám đầy mạng nhện”, ông nhớ lại.

Binh sĩ Ukraine bất lực vì cạn kiệt vũ khí: Canh bạc nguy hiểm do một thập kỷ sai lầm của Mỹ và NATO - 5
Binh sĩ Ukraine bất lực vì cạn kiệt vũ khí: Canh bạc nguy hiểm do một thập kỷ sai lầm của Mỹ và NATO - 6
Binh sĩ Ukraine bất lực vì cạn kiệt vũ khí: Canh bạc nguy hiểm do một thập kỷ sai lầm của Mỹ và NATO - 7

 

Tại Pennsylvania, ông đã đi tham quan một nhà máy sản xuất vỏ đạn được sử dụng một cách hạn chế trong nhiều năm và hiện tại đang hoạt động cầm chừng mà không có khoản nâng cấp đáng kể nào được tài trợ.

Tại Iowa, ông đã được thông báo về những sai sót trong sản xuất, bao gồm cả những quả đạn 155mm bị nứt, khiến một dây chuyền sản xuất phải đóng cửa trong nhiều tháng.

Và tại Virginia, ông đã đến thăm một dự án xây dựng trị giá 399 triệu USD đang chậm tiến độ suốt một thập kỷ, vượt quá ngân sách đáng kể và vẫn đang vật lộn để sản xuất chất đẩy cần thiết để phóng đạn 155mm.

Ông Amadee cho biết, quân đội ở tiền tuyến Ukraine hiện đang phải trả giá vì không duy trì dây chuyền sản xuất 155mm trong tâm thế sẵn sàng cho chiến tranh.

Đây cũng là kịch bản mà các giám sát viên tại các nhà máy, nhà thầu và quan chức quân đội công khai lo sợ trong những năm trước khi xung đột tại Ukraine nổ ra.

Reuters đã nghiên cứu các cuộc họp giao ban nội bộ của Quân đội với các tướng lĩnh và các quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc. Các cuộc họp giao ban cũng phản ánh những cảnh báo như vậy. Những người điều hành nhà máy sản xuất vỏ đạn 155mm ở Pennsylvania đã nói với các nhà lãnh đạo Quân đội vào năm 2020 rằng, nếu không nâng cấp, họ sẽ không có khả năng đáp ứng "các yêu cầu mới hoặc tăng đột biến”, tình trạng tồn đọng và hỏng hóc sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn.

Binh sĩ Ukraine bất lực vì cạn kiệt vũ khí: Canh bạc nguy hiểm do một thập kỷ sai lầm của Mỹ và NATO - 8

 

Trong một báo cáo hồi tháng 6/2021 từ nhà thầu General Dynamics-OTS gửi cho vị tướng trong Quân đội Mỹ đã lưu ý rằng, nếu không có những cải tiến, sản lượng đạn pháo 155mm sẽ giảm một nửa vào năm 2023. Một biểu đồ cho thấy, tại một cơ sở sản xuất quan trọng, 83 thiết bị được sử dụng để sản xuất đạn pháo 155mm đã hơn 50 năm tuổi.

Ở Mỹ, hầu hết các nhà máy sản xuất đạn 155mm đều thuộc sở hữu của Quân đội Mỹ nhưng được điều hành bởi các nhà thầu tư nhân. Quyết định đầu tư nằm trong tay Lầu Năm Góc và Quốc hội.

Ông Jette, viên chức Lục quân đã phái ông Amadee đi khảo sát hệ thống đạn dược của Mỹ, cho biết bản thân ông đã cố gắng thúc đẩy sự thay đổi từ bên trong hệ thống. Ông từng cảnh báo các nhà lập pháp Mỹ tại một phiên điều trần công khai rằng việc nâng cấp các nhà máy sản xuất đạn dược có thể tốn kém, nhưng "sẽ có rủi ro lớn hơn nếu không làm như vậy".

“Như không mảnh vải che thân”

Súng lớn và đạn pháo đóng vai trò then chốt trong khả năng giữ vững mặt trận dài 1.000 km của Ukraine. Pháo binh hoạt động cả ngày lẫn đêm và bất kể thời tiết. Đạn pháo 155mm và đạn pháo tương đương được coi là rất quan trọng vì chúng kết hợp sức mạnh nổ và tầm bắn xa cần thiết để phá hủy thiết giáp và gây thương vong.

Theo ước tính của các chỉ huy quân đội Ukraine, kể từ khi xung đột bắt đầu, pháo binh đã chứng minh được sức sát thương khủng khiếp khi gây ra hơn 80% thương vong cho cả hai bên.

Thiếu tá Anton Bayev, người đã giúp điều phối hỗ trợ pháo binh cho quân tiền tuyến tại Rừng Kreminna cho biết tình trạng thiếu đạn pháo khiến ông cảm thấy như “không mảnh vải che thân”. Theo ông, bắt đầu từ mùa thu, nguồn cung đạn pháo Liên Xô cũ đã gần như cạn kiệt, và đạn pháo 155mm cũng trong tình cảnh này. Đến mùa xuân, có những lúc toàn bộ lữ đoàn của ông chỉ có bốn quả đạn pháo mỗi ngày để bảo vệ ít nhất một chục km chiều dài lãnh thổ.

Binh sĩ Ukraine bất lực vì cạn kiệt vũ khí: Canh bạc nguy hiểm do một thập kỷ sai lầm của Mỹ và NATO - 9

Nhu cầu về trinitrotoluene, hay còn gọi là TNT, cao đến mức nhân viên tại nhà máy Nitro-Chem ở Bydgoszcz, Ba Lan phải làm việc suốt ngày đêm. REUTERS/Kacper Pempel

Vào tháng 5, ngay sau khi Quốc hội Mỹ phê duyệt khoản viện trợ mới, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói không có báo cáo nào về tình trạng thiếu hụt pháo binh – song đã bị những người ở tiền tuyến ngay lập tức phản đối. Tuy nhiên, trong những cuộc phỏng vấn gần đây, ông Zelenskiy đã phải kêu gọi các đồng minh phương Tây nhanh chóng cung cấp thêm viện trợ.

"Thật dễ dàng để nhận thấy các nhà lãnh đạo trong quá khứ không liên tục đầu tư cho đạn dược. Rõ ràng, công nghiệp quốc phòng sẽ ở một vị trí tốt hơn ngày hôm nay nếu họ đã làm như vậy", bà Cynthia Cook, người chỉ đạo Nhóm Sáng kiến ​​Công nghiệp-Quốc phòng tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, một nhóm nghiên cứu tại Washington, cho biết.

Ông David Richards, cựu tham mưu trưởng quốc phòng Anh cho biết kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, các chính trị gia ở các quốc gia phương Tây thường xuyên bác bỏ lời khuyên của "những chỉ huy NATO có năng lực hơn". Những chỉ huy đó đã cảnh báo về những nguy cơ nếu không duy trì dự trữ đạn pháo ở mức cao hơn.

Ông Doug Bush, trợ lý bộ trưởng Lục quân Mỹ phụ trách mua sắm, hậu cần và công nghệ, cho biết sự chậm trễ gần đây của quốc hội đã làm chậm lại quá trình viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine. "Hiệu ứng này là có thật trên chiến trường", ông nói.

Binh sĩ Ukraine bất lực vì cạn kiệt vũ khí: Canh bạc nguy hiểm do một thập kỷ sai lầm của Mỹ và NATO - 10

 

Mọi thay đổi dường như quá muộn

Tháng 10/2023, quân đội Ukraine phải chuyển từ pháo kích sang xúc tuyết. Những người lính làm theo lệnh: Ngừng tấn công và bắt đầu đào chiến hào. Với pháo binh hạn chế, cuộc tấn công của Ukraine lúc đó gần như kết thúc.

Tổng cộng, 6 đơn vị tiền tuyến khác nhau của Ukraine đã kể với Reuters những câu chuyện tương tự: sự thiếu hụt pháo binh đột ngột đã làm thay đổi tiến trình của cuộc chiến.

Do không có đạn dược, các chỉ huy lo ngại Nga có thể tràn vào vị trí của họ và tiêu diệt lực lượng Ukraine.

Một sĩ quan cấp cao trong ban tham mưu của Ukraine đã cung cấp cho Reuters những số liệu chưa được tiết lộ trước đó chứng minh sự khác biệt mà pháo binh tạo ra.

Theo đó, khi Ukraine bắn 10.000 quả đạn pháo mỗi ngày, mỗi ngày có từ 35 đến 45 binh sĩ Ukraine thiệt mạng và khoảng 250 đến 300 người bị thương. Nhưng khi hỏa lực hàng ngày giảm xuống còn một nửa, hơn 100 binh sĩ Ukraine thiệt mạng và ít nhất một nghìn người bị thương.

“Những quả đạn này sẽ xây nên bức tường bảo vệ binh lính của chúng tôi,” viên sĩ quan cho biết.

Binh sĩ Ukraine bất lực vì cạn kiệt vũ khí: Canh bạc nguy hiểm do một thập kỷ sai lầm của Mỹ và NATO - 11
Binh sĩ Ukraine bất lực vì cạn kiệt vũ khí: Canh bạc nguy hiểm do một thập kỷ sai lầm của Mỹ và NATO - 12

 

Trong khi đó, các chỉ huy Ukraine cho biết cứ mỗi quả đạn pháo mà lực lượng của họ bắn ra, Nga bắn ít nhất năm quả. Việc thiếu hụt đạn pháo khiến Ukraine phải đối mặt với khả năng thất bại cao.

Ông Volodymyr Havrylov, người từng là thứ trưởng quốc phòng Ukraine trong 18 tháng đầu của cuộc xung đột, cho biết trước khi việc tài trợ từ Quốc hội Mỹ bị trì hoãn, các quan chức Mỹ thậm chí đã nói thẳng với người Ukraine rằng không thể sản xuất đủ đạn pháo để đáp ứng nhu cầu quân sự của họ.

Ông Havrylov cho biết: “Điều rất quan trọng đối với bộ binh của chúng tôi là được nghe tiếng pháo binh mỗi giờ để hiểu rằng họ không đơn độc trên chiến trường và có những người lính phía sau sẵn sàng hỗ trợ họ”.

Tuy nhiên, đến mùa hè năm 2023, các quan chức Mỹ đã thông báo với Ukraine rằng lực lượng của nước này sẽ phải sẵn sàng tiếp nhận lượng đạn pháo giảm vào năm 2024 - chỉ bằng một nửa so với 2 triệu viên đạn 155mm mà họ nhận được vào năm 2023.

Ông Havrylov cho biết các quan chức Mỹ đã nói với ông rằng "chúng ta nên điều chỉnh cách tiếp cận chiến tranh" và "chấp nhận" việc giảm nguồn cung đạn pháo.

Mới đây, vào tháng 5, Bộ trưởng Lục quân Mỹ đã “trình làng” một cơ sở hiện đại gần Dallas, nơi sẽ chủ yếu sử dụng robot để chế tạo đạn pháo 155mm. Tuy nhiên, những cỗ máy mới này không được kỳ vọng nhiều, mặc dù tổng sản lượng đạn pháo hàng tháng của Mỹ được hứa hẹn là có thể tăng từ 36.000 lên 60.000 vào cuối năm.

Binh sĩ Ukraine bất lực vì cạn kiệt vũ khí: Canh bạc nguy hiểm do một thập kỷ sai lầm của Mỹ và NATO - 13

Cơ sở sản xuất 155mm mới tại Mesquite, Texas trị giá 500 triệu USD do General Dynamics-OTS điều hành. Ảnh: Reuters

Ở tiền tuyến, binh lính Ukraine vẫn chờ đợi những nỗ lực này sẽ nhanh chóng có hiệu quả.

Một trung úy chỉ huy của lực lượng Ukraine ở khu vực phía nam Donetsk nói với Reuters rằng trong nhiều tháng, các binh sĩ đã phóng hỏa lực ít đến nỗi quân đội Nga thậm chí không thèm pháo kích vào vị trí của ông.

Theo vị chỉ huy, các nguồn cung cấp mới đã có, nhưng ông vẫn lo ngại rằng chúng đã quá muộn và quá ít để ngăn chặn các cuộc tiến công của Nga.

“Những gì chúng tôi có vẫn chỉ là con số ít ỏi. Chúng tôi đang rút lui khỏi từng ngôi làng một cho đến khi về đến nhà”, vị chỉ huy nói.

Bình luận tiêu biểu (0)

Sắp xếp theo lượt thích | Sắp xếp theo ngày
Chưa có bình luận. Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này.
Cùng chuyên mục

Nhà sinh vật học hàng đầu nước Anh "tạt nước lạnh" vào các đồn đại về quái vật hồ Loch Ness

Thứ 5, 23/01/2025 12:00
Giáo sư Tim Coulson, chuyên gia động vật học tại Đại học Oxford, khẳng định việc quái vật hồ Loch Ness tồn tại là điều “không thể về mặt sinh học”.

Chính thức thông xe hai đoạn trên cao tốc Bến Lức - Long Thành

Thứ 5, 23/01/2025 11:56
Sáng nay, VEC chính thức đưa vào khai thác tạm thời đoạn Km0+000 - Km3+420 và đoạn Km50+530 - Km57+581 thuộc dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Vụ nam shipper bị đánh tử vong ở Đà Nẵng: Đại diện công ty giao hàng tiết lộ gì?

Thứ 5, 23/01/2025 11:54
Liên quan đến vụ nam shipper ở Đà Nẵng bị đánh tử vong, đại diện công ty giao hàng cho biết nạn nhân đang là cộng tác viên giao hàng, chưa được ký hợp đồng lao động.

Phim Ngũ Phúc Lâm Môn tập 1 khi nào lên sóng?

Thứ 5, 23/01/2025 11:51
Bộ phim Ngũ Phúc Lâm Môn có sự góp mặt của Vương Tinh Việt, Lư Dục Hiểu, Lưu Tá Ninh, Nghê Hồng Khiết... vừa thông báo lịch lên sóng.

"Bùng nổ" mạng xã hội hôm nay: Hồ Ngọc Hà đứng hình, sượng trân khi Trấn Thành nhắc tên Minh Hằng

Thứ 5, 23/01/2025 11:48
Biểu cảm "sượng trân" của Hồ Ngọc Hà khi Trấn Thành nhắc đến Minh Hằng trong một chương trình Gala nhạc Việt khiến khán giả chú ý.
    Xem thêm
Nổi bật trong ngày

Tin tức đời sống ngày 22/1: Phát hiện ung thư từ nốt đen nhỏ như hạt đỗ ở cằm

Thứ 4, 22/01/2025 06:45
Phát hiện ung thư từ nốt đen nhỏ như hạt đỗ ở cằm; Người đàn ông nhập viện cấp cứu sau liên hoan cuối năm… là những tin tức đời sống đáng chú ý ngày 22/1/2025.

Tổng thống Putin bất ngờ lên tiếng về mục tiêu đàm phán giải quyết xung đột Ukraine

Thứ 4, 22/01/2025 08:01
Ông Putin nhấn mạnh, mục tiêu giải quyết tình hình ở Ukraine không phải là ngừng bắn ngắn hạn mà là hòa bình lâu dài dựa trên lợi ích của Nga.

Cô giáo ở Phú Yên vẽ linh vật rắn dài 6m, uốn lượn mềm mại trên bảng phấn

Thứ 4, 22/01/2025 09:56
Cô giáo Vũ Mặc Khuê Trâm, giáo viên mỹ thuật tại Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, TP.Tuy Hòa, Phú Yên "gây sốt" với bức vẽ linh vật rắn dài 6m trên bảng phấn.

Vụ hỏa hoạn nhấn chìm khách sạn Thổ Nhĩ Kỳ, 76 người chết: Nhiều nạn nhân tuyệt vọng nhảy từ cửa sổ

Thứ 4, 22/01/2025 11:44
Mái nhà và các tầng trên cùng của khách sạn Thổ Nhĩ Kỳ bốc cháy ngùn ngụt. Tuyệt vọng, nhiều người trên các tầng cao cố gắng nhảy xuống để thoát khỏi đám cháy.

Bạch Nguyệt Phạn Tinh tập 31: Phạn Việt vạch mặt kẻ giả mạo Bạch Thước?

Thứ 4, 22/01/2025 02:39
Trong Bạch Nguyệt Phạn Tinh tập 31, Phạn Việt (Ngao Thụy Bằng) dường như đã nhận ra có kẻ giả mạo Bạch Thước (Bạch Lộc).
xe.nguoiduatin.vn