Bộ Y tế khẳng định tiêm chủng vắc xin AstraZeneca là an toàn

Thứ 6, 10/05/2024 09:43
Bộ Y tế khẳng định tiêm chủng vắc xin AstraZeneca là an toàn và không cần xét nghiệm D-dimer hay bất kỳ xét nghiệm đông máu nào.

Trước những thông tin hoang mang xoay quanh vấn đề tiêm vaccine AstraZeneca, ngày 10/5, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết, vaccine AstraZeneca (AZD1222) là 1 trong 14 loại vaccine COVID-19 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấp phép sử dụng khẩn cấp (WHO vào ngày 15/2/2021, Cơ quan Dược phẩm Châu Âu - EMA cấp phép sử dụng có điều kiện trên toàn châu Âu từ ngày 29/01/2021). vaccine này hiện là một trong những vaccine được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới, với hơn 170 quốc gia đã cấp phép sử dụng khẩn cấp và hơn 2 tỷ liều đã được tiêm chủng toàn cầu.

Vaccine AstraZeneca đã được chứng minh qua thực tiễn sử dụng rộng rãi là rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa các triệu chứng nghiêm trọng và giảm tử vong do COVID-19.

Phân tích dữ liệu từ nhiều nghiên cứu và theo dõi sau tiêm chủng chỉ ra rằng vaccine này an toàn và hiệu quả cho mọi nhóm tuổi. Các thử nghiệm toàn cầu đã ghi nhận hiệu quả của vaccine chống lại SARS-CoV-2 có triệu chứng là 74%, và không có trường hợp bệnh nặng hoặc nguy kịch nào được báo cáo trong số những người đã tiêm chủng.

WHO khuyến cáo rằng sử dụng vaccine AstraZeneca là an toàn và hiệu quả cho tất cả mọi người từ 18 tuổi trở lên. Tác dụng phụ hiếm gặp như huyết khối kèm Hội chứng giảm tiểu cầu (TTS) số liệu từ Anh và Châu Âu cho thấy nguy cơ xuất hiện TTS ước tính là 1 trên 100,000 người lớn được tiêm và xảy ra trong khoảng 3-21 ngày  và có một số ít trường hợp xảy ra sau 42 ngày. Một thống kê khác của GAVI  cho thấy, tỷ lệ ghi nhận tại Anh là 4/1.000.000 người (tương đương 0.4/100.000 người).

Bộ Y tế khẳng định tiêm vaccine AstraZeneca là an toàn

Bộ Y tế khẳng định tiêm vaccine AstraZeneca là an toàn

Nghiên cứu thống kê cho thấy tỷ lệ huyết khối giảm tiểu cầu sau tiêm vaccine là thấp hơn nhiều so với tỷ lệ mắc phải hội chứng này sau khi nhiễm COVID-19. Bên cạnh đó, cục máu đông có thể xuất phát từ việc mắc Covid-19, thậm chí xảy ra đến tận 6 tháng sau khi mắc Covid-19. Với tỷ lệ rất hiếm gặp của huyết khối kèm giảm tiểu cầu, WHO và EMA đều khẳng định lợi ích của việc tiêm chủng vaccine AZ trong việc bảo vệ chống lại COVID-19 vượt xa so với rủi ro.

Tại Việt Nam, vaccine AstraZeneca đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng có điều kiện từ ngày 01/2/2021 để đáp ứng nhu cầu cấp bách trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Đây là loại vaccine COVID-19 đầu tiên được Việt Nam nhập khẩu và triển khai tiêm chủng. Quá trình tiêm chủng diễn ra theo quy trình nghiêm ngặt do Bộ Y tế xây dựng và liên tục cập nhật để đảm bảo an toàn, hiệu quả, bao gồm các hướng dẫn chi tiết về khám sàng lọc trước tiêm, tổ chức buổi tiêm và theo dõi phản ứng sau tiêm. Các tiêu chuẩn chỉ định đối tượng tiêm và các mũi tiêm cũng được cập nhật liên tục theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển.

Hơn 266 triệu liều vaccine AstraZeneca đã được tiêm

Tính đến nay, Việt Nam đã triển khai tiêm hơn 266 triệu liều vaccine phòng COVID-19 cho người dân từ 5 tuổi trở lên, trong đó có 70 triệu liều vaccine AstraZeneca đã được sử dụng cho các mũi tiêm đầu tiên và các mũi nhắc lại cho người từ 18 tuổi trở lên.

“Căn cứ trên các khuyến cáo của các tổ chức y tế trên thế giới về khả năng có biến chứng rối loạn đông máu sau tiêm vaccine COVID-19, ngày 22/04/2021, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, cục máu đông sau tiêm vaccine COVID-19 (kèm Quyết định số 1966/QĐ-BYT ngày 22/4/2021)”, Bộ Y tế cho biết.

Đến ngày 19/10/2023, theo Quyết định số 3896/QĐ-BYT của Bộ Y tế, COVID-19 đã được chuyển từ nhóm A sang nhóm B theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007. Sự thay đổi này phản ánh sự điều chỉnh của chính sách y tế công cộng phù hợp với diễn biến dịch bệnh hiện tại, và các hoạt động phòng, chống dịch bệnh sẽ tiếp tục được thực hiện theo các quy định mới..

Nhờ chiến dịch tiêm chủng rộng rãi và đạt tỷ lệ cao, vaccine AstraZeneca cùng các loại vaccine COVID-19 khác đã giúp Việt Nam kiểm soát hiệu quả đại dịch, giảm thiểu đáng kể tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do COVID-19, góp phần đưa cuộc sống trở lại bình thường.         

“Vì huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu (TTS) liên quan đến vaccine AstraZeneca là tác dụng phụ rất hiếm gặp và thường chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn sau tiêm. Kể từ tháng 7 năm 2023, Việt Nam đã sử dụng hết loại vaccine này, nên hiện tại không còn rủi ro phát triển TTS sau khi tiêm vaccine AstraZeneca. Do vậy đối với những người đã tiêm vaccine này, không cần thực hiện xét nghiệm D-dimer hay bất kỳ xét nghiệm đông máu do không còn nguy cơ gây huyết khối và giảm tiểu cầu ở những người đã tiêm vaccine AstraZeneca từ gần 1 năm trước”, Bộ Y tế khẳng định.

 Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần liên tục cập nhật thông tin từ các nguồn đáng tin cậy và chính thức để có cái nhìn đầy đủ hơn về các biện pháp phòng, chống dịch và hiểu rõ lợi ích của việc tiêm chủng.

Cùng chuyên mục

Đỗ xe trước nhà người khác, cản lối đi có bị xử phạt?

Thứ 2, 20/05/2024 12:04
Luật giao thông đường bộ có quy định về việc dừng đỗ phương tiện. Vậy việc đỗ xe trước cửa nhà người khác, cản trở lối đi thì có bị xử phạt không?

“Không có dấu hiệu sự sống” ở địa điểm trực thăng chở Tổng thống Iran rơi

Thứ 2, 20/05/2024 11:12
Theo truyền hình nhà nước Iran, “không có dấu hiệu sự sống” tại khu vực xác trực thăng chở Tổng thống Iran Ebrahim Raisi.

Vì sao phải cho quần áo vào nhà trước khi trời tối?

Thứ 2, 20/05/2024 11:11
Việc phơi quần áo qua đêm tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng quần áo. Do đó, bạn nên hình thành thói quen thu dọn quần áo trước khi trời tối.

Vô tình chạy vào địa bàn của báo hoa mai, linh dương trả giá bằng cả tính mạng

Thứ 2, 20/05/2024 11:06
Con linh dương băng qua bụi cỏ mà không hay biết một con báo hoa mai đang ẩn nấp ở bên trong.

Ukraine tuyên bố phá hủy tàu quét mìn biển Kovrovets của Nga

Thứ 2, 20/05/2024 11:04
Ukraine cho biết đã phá hủy tàu quét mìn biển Kovrovets của Nga, tuy nhiên vị trí diễn ra cuộc tấn công hoặc loại vũ khí sử dụng không được tiết lộ.
     
Nổi bật trong ngày

Lỗi quá tốc độ phạt bao nhiêu tiền?, mức phạt mới nhất năm 2024

Chủ nhật, 19/05/2024 06:01
Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ tại Việt Nam năm 2024 phụ thuộc vào loại xe và mức độ vi phạm cụ thể.

Nguyên nhân khiến Ba Lan chi hơn 2,5 tỷ USD củng cố biên giới?

Chủ nhật, 19/05/2024 09:16
Thủ tướng Ba Lan vừa thông báo, nước này sẽ chi hơn 2,3 tỷ euro (2,5 tỷ USD) để củng cố biên giới phía Đông.

Tự lắp đèn trợ sáng có bị phạt?

Chủ nhật, 19/05/2024 11:32
Theo quy định, việc tự lắp đèn trợ sáng cho xe máy hoặc ô tô là vi phạm và có thể bị phạt tiền.

Bé 3 tuổi rơi xuống hồ chứa nước tưới sầu riêng, tử vong thương tâm

Chủ nhật, 19/05/2024 02:54
Ngày 19/5, trên địa bàn xã Đạ Tồn, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng, đã xảy ra một vụ đuối nước khiến cháu bé 3 tuổi tử vong.

Cổ phiếu TNA của Thiên Nam Group bị hạn chế giao dịch

Chủ nhật, 19/05/2024 04:43
HOSE quyết định chuyển cổ phiếu TNA từ diện kiểm soát sang diện hạn chế giao dịch kể từ ngày 24/5 do đã chậm nộp BCTC kiểm toán 2023.
xe.nguoiduatin.vn