Cách ứng phó dịch bệnh sau mưa bão

Thứ 2, 09/09/2024 09:45
Sau khi cơn bão số 3 (Yagi) đi qua, người dân cần đặc biệt quan tâm đến nguy cơ ô nhiễm môi trường, nguồn nước và dịch bệnh.

Nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

Bão số 3 đã gây ảnh hưởng nặng nề nhất cho các địa phương ven biển như Quảng Ninh, Hải Phòng, tiếp đó là các tỉnh Hải Dương, Thái Bình, Bắc Giang…

Một nguy cơ khác sau bão đã được ghi nhận tại những vùng bị thiên tai lũ lụt là nguồn nước thường bị bẩn, ô nhiễm do các chất thải từ cống rãnh, bùn đất, xác động vật chết… lẫn vào nước nước sông, suối, ao hồ làm ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật.

Ô nhiễm nguồn nước là nỗi lo hàng đầu sau khi bão số 3 đi qua. Ảnh minh họa

Ô nhiễm nguồn nước là nỗi lo hàng đầu sau khi bão số 3 đi qua. Ảnh minh họa

Do đó, khi triển khai công tác phòng chống bão số 3, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã yêu cầu trong quá trình ứng phó với cơn bão cần lưu ý xử lý các tình huống tai nạn ban đầu, đảm bảo nguồn thực phẩm, nước sạch và xử lý môi trường, phòng chống dịch. Sau khi cơn bão đi qua cần tiếp tục điều trị cho các trường hợp chưa ra viện, xử lý vệ sinh môi trường và đảm bảo nguồn nước sạch.

Báo Đại đoàn kết dẫn lời PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đánh giá, bão lũ thường đi kèm với thiên tai, dịch bệnh. Theo đó, môi trường bị ô nhiễm vì xác súc vật chết, cũng như các loại chất thải được cuốn theo dòng nước lũ. Nguồn nước, nguồn thực phẩm tại các khu vực bị lũ lụt cô lập cũng khó đảm bảo an toàn, cộng thêm điều kiện cung cấp nước uống gặp khó khăn, cây cối, các điều kiện vệ sinh môi trường sẽ không đảm bảo, người dân sẽ phải đối mặt với nguy cơ về dinh dưỡng và dịch bệnh gây bệnh.

Theo các chuyên gia dịch tễ, nước nhiễm bẩn khiến vi khuẩn, virus và ký sinh trùng có điều kiện sinh sôi, phát, dẫn đến lan truyền mầm bệnh. Các bệnh dễ mắc phải như bệnh về da (mẩn ngứa, mụn nhọt, nấm chân tay, nước ăn chân, ghẻ lở, viêm da, viêm nang lông…), các bệnh về đường ruột và đường tiêu hóa (tiêu chảy, tả, thương hàn), các bệnh về mắt (đau mắt đỏ, mắt hột), bệnh phụ khoa do tắm nước bẩn…

Tại các khu vực bị ngập nước, các nguồn nước, công trình cấp, thoát nước, công trình vệ sinh bị phá hủy khiến tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt càng trở nên nghiêm trọng. Nguồn nước có thể bị ô nhiễm nặng dẫn đến ô nhiễm thực phẩm và nước uống dùng để chế biến thức ăn.

Bộ Y tế hướng dẫn các biện pháp vệ sinh môi trường sau mưa bão

Theo đó, ngành y tế các tỉnh, thành tuyên truyền, hướng dẫn cán bộ y tế và người dân thực hiện các biện pháp ứng phó với tình trạng mưa lớn, bão, lũ, chuẩn bị các vật dụng chứa nước sạch, phương tiện, dụng cụ xử lý môi trường, xử lý nước; thu gom, quản lý chất thải y tế, đảm bảo vệ sinh cá nhân... theo hướng dẫn.

Bố trí nhân lực, đảm bảo dự trữ và cung cấp đủ thuốc, hóa chất, trang thiết bị xử lý nước, xử lý môi trường. Xây dựng các phương án chuẩn bị xử lý nước, vệ sinh môi trường; phương án bảo đảm an toàn các công trình, thiết bị xử lý chất thải y tế và thực hiện quản lý chất thải y tế theo quy định hiện hành.

Sau khi có bão, lũ xảy ra, ngành y tế các địa phương cần hướng dẫn các đơn vị y tế cơ sở và người dân thực hiện các biện pháp xử lý môi trường; thu gom, xử lý chất thải y tế, xử lý xác súc vật chết; xử lý các giếng khoan, giếng đào, bể nước bị ngập lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế; tổ chức phun hóa chất diệt côn trùng và véc tơ gây bệnh tại các khu vực bị ngập sau khi nước rút.

Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát vệ sinh chất lượng nước cấp cho ăn uống sinh hoạt từ các nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung đảm bảo nồng độ clo dư theo quy định; tăng cường kiểm tra vệ sinh chất lượng nước hộ gia đình; kiểm tra giám sát việc thu gom, xử lý chất thải y tế trong các cơ sở y tế đảm bảo thực hiện theo đúng các quy định hiện hành.

Phòng chống dịch bệnh sau bão

Điều cần thiệt nhất sau mưa bão là người dân cần ăn chín uống sôi. Ảnh minh họa

Điều cần thiệt nhất sau mưa bão là người dân cần ăn chín uống sôi. Ảnh minh họa

Để chủ động phòng tránh dịch trong mùa mưa bão, Bộ Y tế khuyến cáo người dân lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, ăn thức ăn nấu chín và uống nước đun sôi.

Thường xuyên rửa tay với xà phòng  trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.

Tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng.

Mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày. Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác động vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất, thông tin trên Báo Chính phủ.

Bình luận tiêu biểu (0)

Sắp xếp theo lượt thích | Sắp xếp theo ngày
Chưa có bình luận. Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này.
Cùng chuyên mục

Người dân tất bật chen chúc trên đường phố Hà Nội những ngày cận Tết 2025

Thứ 4, 22/01/2025 12:43
Càng gần đến tết Nguyên đán, nhu cầu đi lại, mua sắm của người dân tăng cao khiến nhiều tuyến đường luôn trong tình trạng quá tải và tắc nghẽn.

Clip: Cận cảnh chậu lan hồ điệp dát vàng, đính kim cương giá gần 4 tỷ đồng

Thứ 4, 22/01/2025 12:42
Chậu lan hồ điệp "khủng" được ghép bởi 2.868 cành hoa lan và được đặt trong chậu dát vàng, đính đá quý, được chào bán với giá gần 4 tỷ đồng.

Clip: Nghịch dại ném pháo xuống cống, cậu bé bị hất văng lên không trung

Thứ 4, 22/01/2025 12:31
Đoạn video ghi lại cảnh cậu bé bị hất tung lên trời sau khi ném pháo xuống cống thoát nước khiến người xem không khỏi bàng hoàng.

"Chim sắt đa năng" Nga tung đòn sấm sét, "xóa sổ" pháo tự hành Ukraine trong tích tắc

Thứ 4, 22/01/2025 12:31
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố quân đội nước này đã phá hủy một khẩu pháo tự hành tiên tiến Paladin do Mỹ sản xuất được quân đội Ukraine vận hành.

Bình Minh - Sông Lô hành trình 5 năm khẳng định thương hiệu

Thứ 4, 22/01/2025 12:10
Công ty Cổ phần Quản lý dịch vụ bất động sản Bình Minh – Sông Lô được thành lập tháng 1/2020 với sự hội tụ, đồng hành của các chuyên gia hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực Quản lý vận hành tòa nhà, văn phòng, khách sạn, kinh doanh bất động sản…
    Xem thêm
Nổi bật trong ngày

Tiền lương làm thêm giờ, có phải đóng thuế thu nhập cá nhân?

Thứ 3, 21/01/2025 07:01
Tiền làm thêm giờ là một khoản thu nhập đáng kể của người lao động bên cạnh tiền lương cố định hàng tháng. Vậy, làm thêm giờ, có phải đóng thuế thu nhập cá nhân?

Tại sao cơ thể uể oải, mệt mỏi, khó tập chung làm việc những ngày cận Tết?

Thứ 3, 21/01/2025 08:30
Bồn chồn háo hức trước mọi kỳ nghỉ lễ, Tết là có thật. Và khi những ngày này càng đến gần, trạng thái nôn nao càng cao và hiệu suất công việc càng giảm.

Hơn cả ngôn tình, cụ ông 86 tuổi kết hôn với mối tình đầu sau 60 năm chờ đợi

Thứ 3, 21/01/2025 10:04
Sau bao năm xa cách, cụ ông 86 tuổi đã kết hôn với mối tình đầu 81 tuổi, đám cưới như một cái kết đẹp cho một câu chuyện tình dang dở.

Thực phẩm giúp thải độc gan, tăng cường chức năng gan

Thứ 3, 21/01/2025 11:03
Một số thực phẩm giàu dinh dưỡng, chất chống oxy hóa, khoáng chất và vitamin rất tốt cho gan, hỗ trợ lọc độc tố và bảo vệ gan khỏe mạnh.

Tài xế xe ôm công nghệ chỉnh đèn tín hiệu giao thông ở TP.HCM bị xử phạt 4 triệu đồng

Thứ 3, 21/01/2025 01:58
Tài xế xe ôm công nghệ chỉnh đèn tín hiệu giao thông tại giao lộ Võ Nguyên Giáp - Đỗ Xuân Hợp, TP. Thủ Đức (TP.HCM) bị xử phạt 4 triệu đồng.
xe.nguoiduatin.vn