1. Đưa trẻ đến thư viện
Một người đàn ông nọ tâm sự, anh có con trai học lớp 1, rất thích chơi game và xem ti vi vào cuối tuần. Cậu bé thậm chí còn nghiện game, không nghe lời khuyên của ai. Vì thế, anh quyết định đưa con trai đến thư viện với mong muốn giúp cậu bé trở nên thích đọc sách hơn.
Cậu bé chưa bao giờ có hứng thú đọc sách nhưng ngay khi đến thư viện, cậu đã bị thu hút bởi đủ loại sách nhiều màu sắc và nóng lòng muốn chọn một cuốn sách có bìa đẹp. Người cha nhìn thấy đứa trẻ đang cầm một cuốn sách, liền bước tới và nói với đứa trẻ: "Thật thú vị khi con đọc cuốn sách này. Cuốn sách kể về cuộc phiêu lưu của một chú chó con".
Cậu bé hào hứng lật từng trang, người cha kiên nhẫn đọc cùng cậu và kể những câu chuyện bên trong. Đây là lần đầu tiên một đứa trẻ ngồi trước một cuốn sách lâu như vậy và kiên nhẫn đọc hết cuốn sách. Sau một thời gian, cậu thích đến thư viện và chọn đây là điểm đến vào cuối tuần, không còn vùi mình trong phòng chơi game. Nhờ đọc sách nhiều, cậu bé có khả năng đọc và diễn đạt ngôn từ tốt.
Trong thời đại phát triển nhanh chóng của thông tin, trẻ em tiếp xúc nhiều với điện thoại di động, máy tính bảng và các đồ dùng điện tử khác. Điều này khiến trẻ dễ phân tâm, mất khả năng tư duy sâu sắc về một vấn đề nào đó.
Ngược lại, thư viện có thể cung cấp cho trẻ em một môi trường tương đối yên tĩnh , giúp trẻ bình tĩnh và đọc sách đúng cách, đó là một quá trình tư duy sâu sắc. Hơn nữa, thư viện có thể mang đến cho trẻ nhiều sự lựa chọn để tìm kiếm lĩnh vực yêu thích và tăng ham muốn khám phá kiến thức, điều này rất có lợi cho sự phát triển sau này của trẻ. Sẽ càng tuyệt vời hơn nếu cha mẹ có thể cùng con đến thư viện.
Nhà tâm lý học người Mỹ Bandura từng đề xuất Lý thuyết học tập xã hội. Ông chỉ ra rằng trẻ em sẽ hình thành thói quen sớm bằng cách quan sát và bắt chước hành vi của cha mẹ. Nếu cha mẹ đưa trẻ đến thư viện và đọc sách, trẻ sẽ bắt chước hành vi này, trở nên say mê đọc sách hơn.
2. Đưa trẻ đến các sự kiện xã hội
Lý thuyết vốn xã hội chỉ ra rằng mạng lưới xã hội là cách chính để mọi người có được nguồn lực và cơ hội phát triển.
Vì thế, nếu cha mẹ thường đưa trẻ đi tham gia các hoạt động cộng đồng , sinh hoạt tại trường hoặc giao lưu với bạn bè có thể giúp trưe thiết lập mạng lưới xã hội rộng lớn hơn.
Ngày nay, nhiều bậc cha mẹ rất bận rộn trong công việc và không muốn đưa trẻ đi chơi hoặc tham gia các hoạt động khi rảnh rỗi. Điều này thực sự hạn chế rất nhiều mối quan hệ xã hội của trẻ, khiến trẻ không thể tìm thấy sự tự tin trong giao tiếp và phát triển các kỹ năng khác.
Những đứa trẻ như vậy sau khi bước vào xã hội sẽ gặp nhiều vấn đề như không giỏi giao tiếp với người khác. Các kỹ năng xã hội cần được trau dồi ngay từ khi còn nhỏ và cha mẹ nên có ý thức dẫn con đến một số địa điểm xã hội.
Mặt khác, cha mẹ thường đưa con đến một số địa điểm xã hội, điều này cũng có thể giúp con xây dựng mạng lưới quan hệ. Những mối quan hệ tốt có thể mang lại nhiều lợi ích cho công việc, sự nghiệp, giúp trẻ sớm thành công.
Có một khái niệm trong Tâm lý học gọi là “hiệu ứng tiếp xúc”, nghĩa là bạn càng có nhiều cơ hội gặp gỡ một người, dù chỉ chào hỏi hoặc nhìn mà không nói chuyện thì sự quen thuộc giữa hai người sẽ tăng lên. Việc thiết lập mối quan hệ tốt đẹp giữa các cá nhân sẽ có giá trị lớn lao.
3. Đưa trẻ đến viện bảo tàng
Một số bậc cha mẹ có thể lo lắng rằng con mình còn quá nhỏ và sẽ không hiểu bất cứ điều gì trong bảo tàng, hoặc họ có thể lo lắng rằng con mình không hứng thú. Thực tế, những lo lắng này ban đầu có thể trẻ chưa biết gì về di tích lịch sử nhưng sẽ tò mò. Trẻ em tò mò hơn người lớn rất nhiều.
Khi đến bảo tàng thường xuyên hơn, trẻ sẽ dần dần hiểu và trân trọng những di tích văn hóa này, đồng thời cố gắng hiểu những câu chuyện đằng sau. Thông qua việc học lịch sử, trẻ có thể tìm hiểu về các sự kiện, con người, nền văn hóa đã xảy ra trong quá khứ, từ đó hiểu rõ hơn về sự phát triển và thay đổi của thế giới thực.
Đồng thời, hiểu biết về văn hóa của dân tộc mình cũng có thể khiến trẻ tự hào, tự tin hơn, hình thành một bản sắc đúng đắn. Thứ hai, đưa trẻ đến bảo tàng là cách để giáo dục trẻ về lịch sử, văn hóa dân tộc giúp trẻ bồi dưỡng các giá trị đạo đức.
Bằng cách tìm hiểu về lịch sử, trẻ có thể học hỏi từ đó và phát triển phẩm chất kiên trì, dũng cảm. Đồng thời, hiểu biết về văn hóa dân tộc cũng có thể giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của các giá trị truyền thống và học cách tôn trọng, bao dung các nền văn hóa khác nhau.
Nếu bạn thường xuyên đưa trẻ đến những nơi như thế này, trẻ sẽ có nhiều trải nghiệm hơn, sáng tạo hơn và có tư duy tốt hơn những đứa trẻ khác. Trẻ sẽ có tầm nhìn xa hơn trong việc phát triển nghề nghiệp trong tương lai và có thể đưa ra những quyết định, đánh giá tốt hơn những đứa trẻ khác.
Bình luận tiêu biểu (0)