Chân dung Hương Trần Kiều Dung - sếp nữ vừa bị bắt của FLC và chứng khoán BOS

Thứ 7, 09/04/2022 06:30
Bà Hương Trần Kiều Dung vừa là Phó chủ tịch HĐQT FLC, vừa là Chủ tịch của chứng khoán BOS, hai công ty có dính dáng đến vụ bán chui cổ phiếu của ông Trịnh Văn Quyết.

Tối 8/4, Bộ Công an công bố việc khởi tố, tạm giam 3 tháng bà Hương Trần Kiều Dung (Phó chủ tịch Thường trực HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn FLC) với cáo buộc đồng phạm giúp sức cho ông Trịnh Văn Quyết thao túng thị trường chứng khoán.

Liên quan vụ án, Tổng giám đốc Công ty cổ phần chứng khoán BOS Nguyễn Quỳnh Anh cũng bị khởi tố, tạm giam về cùng tội danh Thao túng thị trường chứng khoán.

Sinh ngày 19/8/1978, bà Hương Trần Kiều Dung là nữ tướng nổi bật nhất dưới quyền Chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết. Tại FLC, bà giữ chức Tổng giám đốc Tập đoàn FLC từ năm 2015 đến năm 2017, Đầu năm 2017, bà được bầu là Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn và chính thức kiêm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc từ tháng 7/2018. Đến tháng 4/2021, bà Dung trở thành Phó chủ tịch thường trực của FLC.

Ngoài vị trí Phó chủ tịch Thường trực HĐQT Tập đoàn FLC, bà Hương Trần Kiều Dung còn là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần chứng khoán BOS và Phó chủ tịch Bamboo Airways. Trước đó, bà Dung được bổ nhiệm vào nhiều vị trí quản lý cấp cao như Trưởng ban Pháp chế và Phát triển dự án, Phó tổng giám đốc rồi Tổng giám đốc.

Tháng 3/2020, bà này thôi đảm nhận chức Tổng giám đốc. Từ tháng 5/2020 đến tháng 10/2021, bà Hương Trần Kiều Dung là thành viên HĐQT Tập đoàn FLC, đồng thời giữ chức vụ tương tự tại 6 công ty khác.

Cuối năm 2021, trong thời gian giữ chức Phó chủ tịch HĐQT của FLC, bà Dung đồng thời đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT tại 7 công ty gồm: Chứng khoán BOS, Xây dựng FLC Faros, FLC Travel, Sản xuất và xuất nhập khẩu Nông sản FAM, FLC Đồ Sơn Golf & Resort, Đầu tư Phát triển và quản lý khu công nghiệp FLC, Cemaco Việt Nam.

Nữ doanh nhân sinh năm 1978 còn là thành viên HĐQT tại 2 công ty gồm FLCHomes và Công ty Quản lý khách sạn và Khu nghỉ dưỡng FLC. Người phụ nữ này cũng từng là luật sư chính của Công ty Luật TNHH SMiC - tiền thân của Tập đoàn FLC từ năm 2013.

Theo thông tin từ FLC, bà Dung là tiến sĩ Luật Quy hoạch - Xây dựng, Đại học Tổng hợp Montesquieu Bordeaux IV (Pháp) và có gần 20 năm kinh nghiệm tư vấn về quản trị doanh nghiệp, tư vấn xây dựng, triển khai dự án, đầu tư, mua bán và sáp nhập tại Việt Nam.

Trong vụ án thao túng thị trường chứng khoán, hôm 5/4, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an có văn bản đề nghị 8 ngân hàng cung cấp hồ sơ mở tài khoản, sao kê và sổ phụ tài khoản, chứng từ giao dịch liên quan ông Trịnh Văn Quyết và nhiều cá nhân khác. Trong số đó có bà Hương Trần Kiều Dung và Nguyễn Quỳnh Anh.

Mới đây, ngày 6/4, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyết định xử phạt bà Hương Trần Kiều Dung số tiền 70 triệu đồng do có hành vi vi phạm quy định về quản trị công ty, theo Khoản 1 Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Lý do xử phạt được đưa ra là bà Dung là thành viên HĐQT Tập đoàn FLC nhưng lại đồng thời giữ chức vụ tương tự tại 6 công ty khác. Trong khi đó, Luật Chứng khoán quy định thành viên HĐQT một công ty đại chúng không được đồng thời giữ chức này tại quá 5 công ty khác.

Bộ Công an làm rõ từ ngày 1/12/2021 đến ngày 10/1, ông Trịnh Văn Quyết chỉ đạo các cá nhân điều hành nhân viên Công ty CP Chứng khoán BOS (do bà Dung làm Chủ tịch HĐQT) và các công ty con, công ty vệ tinh dùng 20 tài khoản chứng khoán của 11 tổ chức thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán với tần suất lớn.

Mục đích nhằm tạo ra cung, cầu giả, đẩy giá chứng khoán FLC từ 14.650 đồng/cổ phiếu ngày 1/12/2021 lên giá "trần" cao nhất 24.050 đồng/cổ phiếu (trung bình là 22.586 đồng/cổ phiếu, tăng 64%).

Sau đó, ông Quyết giao cho người thân trong gia đình đặt lệnh bán 175 triệu cổ phiếu FLC và đã khớp lệnh bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC với giá 22.586/cổ phiếu nhưng không công bố thông tin trước khi giao dịch chứng khoán, với số tiền 1.689 tỷ đồng, thu lợi bất chính số tiền khoảng 530 tỷ đồng.

Hai bị can Trịnh Văn Quyết và Hương Trần Kiều Dung

 

Là một Tiến sĩ Luật, trong lần hiếm hoi chia sẻ trên báo chí khi còn dưới cương vị CEO của FLC, bà Hương Trần Kiều Dung từng nhấn mạnh việc giải quyết mọi vấn đề trên tinh thần nguyên tắc Suy đoán vô tội. "Cho dù đó là nhân viên hay là ai, khi nghe được những thông tin bất lợi về họ, đừng bao giờ nghĩ rằng họ có ý xấu hay đang có vấn đề gì, nếu chưa tìm được bằng chứng".

Bà cũng khẳng định bản thân ít khi bị ảnh hưởng bởi thông tin dư luận bên ngoài. Dư luận bên ngoài dù tốt hay xấu, kể cả về FLC cũng không ảnh hưởng tới đường lối của nữ doanh nhân này và ban lãnh đạo công ty này.

"Bao giờ bạn chứng minh được người ta có tội thì họ mới có tội, không được áp đặt là người đó có tội trước rồi mới đi chứng minh các tội lỗi đó. Về tình cảm, mình có thể yêu quý người này hơn người kia, nhưng trong công việc, nhất định phải đảm bảo sự công bằng", bà Dung nhấn mạnh.

NT (Nguoiduatin.vn)https://soha.vn/chan-dung-huong-tran-kieu-dung-sep-nu-vua-bi-bat-cua-flc-va-chung-khoan-bos-20220329195451862.htm

Cùng chuyên mục

Giải phóng cơn đau kéo dài 20 năm cho người bệnh thoát vị đĩa đệm

Thứ 6, 01/12/2023 09:01
Người bệnh nữ, 63 tuổi, ở Nghi Phú, TP. Vinh có các triệu chứng của bệnh lý thoát vị đĩa đệm cách đây hơn 20 năm. Qua nhiều năm, người bệnh đã đi thăm khám và điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau nhưng tình trạng bệnh vẫn không cải thiện.

Ông Trump nêu lý do từ chối lời mời tới Ukraine của ông Zelensky

Thứ 3, 07/11/2023 13:14
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6/11 đã có phản hồi chính thức về lời mời thăm Kiev của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. 

Nam thanh niên có biểu hiện không bình thường dùng kéo đâm chết cậu họ

Thứ 3, 07/11/2023 12:31
Xảy ra cự cãi, Hữu đã dùng kéo đâm nhiều nhát vào người cậu họ.

"Công chúa Nhật" xinh như búp bê, được mệnh danh là "thánh body" nhờ đâu?

Thứ 3, 07/11/2023 10:58
Sana TWICE nhận được nhiều lời khen ngợi của dân mạng trong loạt ảnh tham gia sự kiện mới.

Con chip này sẽ giúp điện thoại Android cho iPhone 15 Pro "hít khói"?

Thứ 3, 07/11/2023 09:55
MediaTek đã chính thức ra mắt chip hàng đầu mới nhất của họ mang tên Dimensity 9300 với mục đích không chỉ đối đầu với Snapdragon 8 Gen 3 mà còn cả A17 Pro trên iPhone 15 Pro.
     
xe.nguoiduatin.vn