Tới nay, các điều kiện giám sát phóng xạ mới được cập nhật vẫn "bình thường," theo chuyên gia Lewis.
Lewis cho biết thêm rằng máy dò bức xạ "được đặt khắp nơi" trong các nhà máy điện hạt nhân như vậy, do đó chúng có thể phát hiện bất kỳ sự đột biến nào của phóng xạ.
"Lò phản ứng là những kết cấu lớn, kín và bằng bê tông. Lẽ ra không thể cháy được. Chúng ta không biết điều gì đã gây ra vụ cháy", Lewis nói.
Tuy vậy, điều đáng lo ngại là khả năng đám cháy phá vỡ cấu trúc bảo vệ của lò phản ứng. Đây là một kịch bản rất nguy hiểm, theo Lewis. Tuy vậy, chuyên gia này tin rằng các nhân viên có mặt 24/7 trong nhà máy điện hạt nhân sẽ cho dừng lò phản ứng trước khi lửa phá vỡ cấu trúc bảo vệ.
"Đáng lo nhất là khả năng khu vực bảo vệ lò phản ứng hạt nhân bị phá hủy, có thể là bởi tên lửa," Lewis cho biết thêm.
James Acton, đồng giám đốc Chương trình Chính sách Hạt nhân tại Quỹ Carnegie Vì Hòa bình Thế giới cho rằng lo ngại lớn nhất lúc này là đám cháy làm gián đoạn hệ thống làm mát của lò phản ứng. Nếu không thể tự làm mát, các thanh niên liệu bên trong có thể quá nóng dẫn tới nóng chảy hạt nhân.
"Tôi tin rằng lò phản ứng đã dừng hoạt động, nhưng nhiên liệu bên trong vẫn còn phóng xạ và cần phải làm mát. Phải làm mát lò phản ứng khi có nhiên liệu bên trong. Lò phản ứng cần được làm mát liên tục," Acton giải thích.
Trong trường hợp hệ thống làm mát ngừng hoạt động, nóng chảy có thể xảy ra trong vài tiếng hoặc vài ngày, tùy theo mức độ phóng xạ của lò phản ứng.
Trước đó, tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Mariano Grossi đã điện đàm với tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và cơ quan quản lý hạt nhân nước này về đám cháy tại nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia.
Ông Grossi đã "kêu gọi chấm dứt sử dụng vũ lực và cảnh báo nguy hiểm nghiêm trọng nếu các lò phản ứng bị đánh trúng," theo thông báo của IAEA.
Hà An (Nguoiduatin.vn)
Bình luận tiêu biểu (0)