Chiến hạm Nga nổ súng về phía tàu NATO: Bắn cảnh cáo nước vừa

Chiến hạm Nga nổ súng về phía tàu NATO: Bắn cảnh cáo nước vừa "hành động ngay lập tức" sát biên giới Nga?

Thứ 5, 26/09/2024 12:23
Còi báo động kéo dài khoảng 15 giây, sau đó là tiếng pháo nổ. Chiến hạm Nga vừa khai hỏa, tàu tàu Kristine bị va đập mạnh và rung lắc.

Chiến hạm Nga nổ súng về phía tàu của nước NATO

Hãng thông tấn DW (Đức) ngày 25/9 đưa tin, trong khuôn khổ cuộc tập trận "Ocean-2024" tại biển Barents, tàu khu trục Nga đã nổ súng cảnh cáo nhằm vào một tàu của Na Uy (quốc gia thành viên NATO), buộc con tàu này phải rời đi.

Ấn phẩm FriFagbevegelse của Na Uy cho hay, con tàu được nhắc tới trong vụ việc là tàu đánh cá MS Ragnhild Kristine của nước này. Ở thời điểm xảy ra cuộc chạm trán, tàu Kristine đang đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Na Uy.

"Trên lý thuyết, vùng biển này thuộc Liên bang Nga, nhưng các tàu của Na Uy có quyền tự do khai thác" – FriFagbevegelse cho hay.

nga11
Tàu khu trục Đô đốc Levchenko. Ảnh: DW

Theo lời kể của Eystein Orten - hoa tiêu tàu MS Ragnhild Kristine, trước khi vụ nổ súng diễn ra, thủy thủ đoàn của Kristine đã nhận được lời nhắn cảnh báo từ tàu chống ngầm cỡ lớn Đô đốc Levchenko của Nga đang tham gia tập trận.

"Đây là tàu quân sự của Nga, các anh cần phải rời khỏi khu vực này" – Orten kể lại.

Tuy nhiên, tàu Kristine đã quyết định không rời đi cho tới khi thủy thủ đoàn thu hồi được ngư cụ. Lúc này, tàu khu trục Nga tiếp cận sát tàu Na Uy và bật còi báo động "trong khoảng 15 giây".

"Sau đó, họ (tàu Nga) nã pháo vào đâu đó trên biển. Thân tàu của chúng tôi bị va đập mạnh và rung lắc" – Orten nói.

Phát bắn đã buộc thủy thủ tàu Na Uy dừng đánh bắt cá và "nửa tự nguyện, nửa bắt buộc" chuyển hướng về phía tây. Tàu Đô đốc Levchenko đã bám theo tàu Kristine cho tới khi con tàu "rời khỏi vùng nguy hiểm".

Na Uy phản ứng gắt

Vụ việc đã làm dấy lên phản ứng gắt từ phía Na Uy, khi phía tàu Kristine cho biết hành động của Nga đã khiến họ thiệt hại gần 100.000 kroner (hơn 200 triệu VNĐ) và mất cơ hội đánh cá.

Ông Vegard Finberg – quan chức phụ trách quan hệ công chúng của lực lượng Phòng vệ Na Uy cho biết, sự việc xảy ra tại vùng biển mà Na Uy được phép sử dụng và cũng là vùng biển quốc tế.

Na Uy đã khai thác vùng biển Barents này theo thỏa thuận phân định biên giới Nga – Na Uy được ký kết năm 2010 giữa Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và Thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg. Thỏa thuận này đã xác định quyền sử dụng của Na Uy đối với vùng biển phía đông quần đảo Svalbard – nơi hai nước tranh chấp trong nhiều thập kỷ.

i3
Căng thẳng giữa Nga và Na Uy đang gia tăng. Ảnh: X

Lực lượng phòng vệ Na Uy nhấn mạnh, các thỏa thuận giữa hai phía đã cho phép tàu Na Uy có mặt ở vùng biển này ngay cả khi Nga tiến hành tập trận quân sự.

Theo DW, sau khi chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine được phát động, mối quan hệ giữa Nga và các nước châu Âu trở nên xấu đi rõ rệt, trong đó có mối quan hệ với Na Uy. Ý định bãi bỏ thỏa thuận trên giữa hai phía từng được đưa ra thảo luận tại Duma Quốc gia Nga trong bối cảnh phát sinh loạt vấn đề liên quan tới việc vận chuyển hàng hóa từ Nga tới Spitsbergen.

Tuy nhiên, đại diện Bộ Ngoại giao Na Uy Ane Havardsdatter lưu ý rằng, thỏa thuận đã được ký kết "vô thời hạn", và Oslo đề nghị Moscow tuân thủ nguyên tắc đề ra, bởi điều đó phù hợp với thông lệ quốc tế.

Đòn cảnh cáo của Nga?

Hiện Moscow chưa đưa ra bình luận liên quan tới vụ việc, tuy nhiên, tờ Gazeta.ua cho rằng, đây có thể là đòn cảnh cáo nhằm vào Na Uy.

Theo tờ báo, Bộ Quốc phòng Nga hôm 21/9 tuyên bố đã tấn công một tàu đang vận chuyển vũ khí và đạn dược do phương Tây sản xuất đến Ukraine. Điều này cho thấy "Moscow không ngại nổ súng về phía các tàu phương Tây đe dọa lợi ích của Nga". Trong khi đó, Na Uy đang có loạt động thái đối đầu Nga rõ rệt trong thời gian gần đây.

Tháng 5 năm nay, Điện Kremlin tuyên bố sẽ đáp trả Na Uy trước lệnh cấm du khách Nga nhập cảnh vào Na Uy.

"Quyết định của Na Uy hoàn toàn mang tính phân biệt. Chúng tôi không thể chấp nhận những quyết định như vậy" - Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói trong cuộc họp báo ngày 23/5.

Hai tháng sau, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova lên tiếng cảnh báo Na Uy tăng cường chuẩn bị quân sự, gia tăng cường độ tập trận và hoạt động tác chiến với sự tham gia của các đồng minh, đồng thời đẩy mạnh hiện diện của NATO ở Bắc Cực.

Theo bà Zakharova, Bộ Ngoại giao Nga nhận thấy các khu vực miền Bắc Na Uy, giáp giới Nga đang chuyển dần thành tiền đồn được vũ trang và kiên cố của NATO.

nga33
Con tàu chở hàng của Nga bị các cảng Bắc Âu từ chối tiếp nhận. Ảnh: Reuters

Trong tháng 9, Na Uy tuyên bố sẽ "hành động ngay lập tức" ở biên giới với Nga. Trong cuộc phỏng vấn với đài NRK (Na Uy), ông Tone Vangen - Giám đốc phụ trách các vấn đề sẵn sàng ứng phó tình huống khẩn cấp tại Cục Cảnh sát quốc gia Na Uy cho biết:

Phần Lan đang xây dựng hàng trăm km hàng rào dây thép gai. Estonia, Latvia và Litva đang thiết lập 'Tuyến phòng thủ Baltic', trong khi Ba Lan sẽ bảo vệ khoảng 700 km biên giới của mình theo kế hoạch có tên là 'Lá chắn phía Đông'. Do đó, Na Uy cũng quyết định áp dụng các biện pháp mới tại cửa khẩu biên giới Storskog (với Nga).

Ông Vangen lưu ý, vào năm 2015, hàng nghìn người di cư đã hướng đến biên giới Na Uy và cửa khẩu biên giới Storskog từ Nga.

"Kinh nghiệm của Phần Lan và các quốc gia khác - nơi các nhóm người di cư tìm cách vượt biên trái phép từ Nga - cho thấy cần phải hành động ngay lập tức, đặc biệt là tại các điểm qua biên giới".

Na Uy cũng đang có kế hoạch gia hạn chương trình hỗ trợ Ukraine cho tới năm 2030. Viện trợ hàng năm cho Kyiv sẽ lên tới ít nhất 15 tỷ kroner Na Uy (1,4 tỷ USD). Tổng số tiền cho toàn bộ giai đoạn sẽ là 135 tỷ kroner (12,8 tỷ USD) thay vì 75 tỷ kroner (7,1 tỷ USD) như hiện tại.

Đáng lưu ý, ngay trong năm nay, chính quyền Na Uy có ý định tăng hỗ trợ tài chính cho Kiev thêm 5 tỷ kroner (474 ​​triệu USD).

Vụ việc lùm xùm gần đây nhất giữa hai phía có lẽ là việc thủy thủ đoàn tàu chở hàng của Nga không thể tìm kiếm được cảng sửa chữa sau khi bị mắc cạn vì bị Na Uy, Đan Mạch và Thụy Điển từ chối.

Các cảng ở Bắc Âu đã từ chối tiếp nhận tàu chở hàng Ruby chở amoni nitrat, khởi hành từ Nga dưới cờ Malta. Con tàu này đã mắc cạn sau khi chất hàng ở Kandalaksha vào cuối tháng 8.

Minh Minh

Cùng chuyên mục

Nhà sáng lập Binance sẽ được trả tự do trong hôm nay với khối tài sản 60 tỷ USD trong tay

Thứ 6, 27/09/2024 15:41
Trước đó nhà sáng lập Binance đã bị kết án 4 tháng tù giam do không thực hiện đúng các biện pháp kiểm soát chống rửa tiền tại sàn giao dịch tiền mã hóa của mình.

Liệu có phải bố mẹ sinh con ra đều biết điều tốt cho con cái?

Thứ 6, 27/09/2024 14:36
Tôi tự hỏi liệu có phải sinh con ra con là đủ để cho những ông bố bà mẹ sẽ biết điều gì là tốt, thậm chí là tốt nhất cho con cái họ?

HOT: "Sầu nữ" Lana Del Rey bất ngờ kết hôn với nam hướng dẫn viên du lịch sau chưa đầy 1 tháng công khai hẹn hò

Thứ 6, 27/09/2024 14:08
Đầu tháng 9, Lana Del Rey chính thức công khai mối quan hệ tình cảm với Jeremy Dufrene. Đến cuối tháng, cặp đôi đã tổ chức đám cưới trong sự ngỡ ngàng của nhiều người.

Người đàn ông mất cả gia đình em trai trong trận sạt lở ở Si Ma Cai: Nghe tiếng kêu cứu mà bất lực

Thứ 6, 27/09/2024 14:08
Mười lăm ngày sau trận bão lịch sử YAGI, những dấu tích kinh hoàng của nó vẫn còn hiện hữu trên suốt hành trình mà Nhóm thiện nguyện Hạt Vừng đi qua.

Công an truy tìm con trai của người phụ nữ bị giấu xác trong vườn

Thứ 6, 27/09/2024 14:03
Theo kết quả điều tra ban đầu, cơ quan chức năng xác định con trai của nạn nhân là người có liên quan đến vụ việc và đã rời khỏi địa phương.
     
Nổi bật trong ngày

Thượng tá Trần Văn Dân nghẹn ngào: "Chúng tôi xin lỗi vì chưa tìm được hết thân nhân của bà con"

Thứ 5, 26/09/2024 10:48
Phó trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động thủ đô, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động nghẹn ngào nói lời xin lỗi khi 4 người mất tích chưa được tìm thấy trong buổi chia tay bà con.

“Hailey yêu dấu, giấc mơ lớn nhất đời anh là được cùng em già đi...”

Thứ 6, 27/09/2024 00:20
Hailey luôn ở đó ôm Justin vào lòng, giúp anh vượt qua cơn suy sụp và cả những trận nước mắt.

Ông Putin ban bố học thuyết hạt nhân mới: Cụm từ ẩn ý về Ukraine, hé lộ kịch bản giáng đòn nguyên tử

Thứ 5, 26/09/2024 10:55
Với học thuyết mới được công bố, các cuộc tấn công sâu của Ukraine vào lãnh thổ Nga và tấn công Belarus sẽ kích hoạt biện pháp răn đe hạt nhân từ phía Moscow.

Biến bom "ngu" thành vũ khí dẫn đường giá rẻ, Mỹ quyết đấu Trung Quốc với chiến lược chống hạm mới

Thứ 6, 27/09/2024 06:45
Theo Reuters, Mỹ đang tích lũy kho vũ khí chống hạm dồi dào và dễ chế tạo như một phần trong nỗ lực đối phó Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Chiến hạm Nga nổ súng về phía tàu NATO: Bắn cảnh cáo nước vừa "hành động ngay lập tức" sát biên giới Nga?

Thứ 5, 26/09/2024 12:23
Còi báo động kéo dài khoảng 15 giây, sau đó là tiếng pháo nổ. Chiến hạm Nga vừa khai hỏa, tàu tàu Kristine bị va đập mạnh và rung lắc.
xe.nguoiduatin.vn