Con hỏi "có thể không học bài hôm nay được không?", mẹ từ chối khiến đứa trẻ ra đi mãi mãi

Chủ nhật, 16/06/2024 21:57
Đặt quá nhiều kỳ vọng vào con, người mẹ này vô tình hại con mà không hề hay biết.

Mong muốn dành cho con một tương lai tươi sáng, đủ đầy là điều mà bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng khao khát. Thế nhưng, chính những kỳ vọng quá lớn cùng áp lực học hành nặng nề đôi khi lại vô tình trở thành "con dao hai lưỡi" cướp đi tuổi thơ và thậm chí là tính mạng của con trẻ. Câu chuyện đau lòng về một cậu bé 11 tuổi ra đi mãi mãi ngay trên bàn học của mình là một ví dụ điển hình.

Chị Tiểu Đồng (Trung Quốc) luôn tự hào về cậu con trai đang học tiểu học của mình. Cậu bé sở hữu thành tích học tập đáng nể khi luôn nằm trong top 3 học sinh giỏi nhất lớp. Tuy nhiên, không bằng lòng với thực tại, chị Tiểu Đồng vẫn luôn lo lắng con sẽ không thể thi đỗ vào trường cấp 2 trọng điểm. Vì vậy, ngoài việc học trên trường, chị còn đăng ký cho con tham gia hàng loạt lớp học thêm và các lớp năng khiếu khác.

Mỗi ngày, cậu bé đều phải học tập từ sáng sớm đến tối mịt. Cậu tan học lúc chiều muộn và tiếp tục đến các lớp học thêm cho đến 9 giờ tối. Về đến nhà, cậu bé lại tiếp tục ngồi vào bàn học và thường xuyên phải thức đến 12 giờ đêm để hoàn thành bài tập. Chưa dừng lại ở đó, ngay cả những ngày cuối tuần, cậu bé cũng không có thời gian nghỉ ngơi mà tiếp tục phải đi học thêm và luyện tập các môn năng khiếu.

Con hỏi "có thể không học bài hôm nay được không?", mẹ từ chối khiến đứa trẻ ra đi mãi mãi- Ảnh 1.


Lịch trình dày đặc khiến cậu bé luôn trong tình trạng mệt mỏi và thiếu ngủ. Đã không ít lần, cậu bé tâm sự với mẹ rằng: "Mẹ ơi, con mệt quá. Con có thể không học bài hôm nay được không?". Mặc dù rất xót con nhưng chị Tiểu Đồng luôn tự nhủ "sự nhân nhượng lúc này sẽ chỉ làm hại đến tương lai của con về sau". Chính vì vậy, chị vẫn tiếp tục ép con học tập theo lịch trình hà khắc mà mình đặt ra.

Cho đến một ngày, khi vừa bước chân vào nhà, cậu con trai cất tiếng gọi mẹ với vẻ mệt mỏi: "Mẹ ơi, con mệt quá, có thể không học bài hôm nay được không?". Vẫn như mọi lần, Tiểu Đồng phớt lờ lời thỉnh cầu của con trai và yêu cầu con vào phòng làm bài tập. Tuy nhiên, điều khiến chị bất ngờ là cậu bé đi thẳng vào phòng và gục xuống bàn học.

Phát hiện con trai có dấu hiệu bất thường, chị Tiểu Đồng hốt hoảng chạy đến kiểm tra. Lúc này, chị mới tá hỏa khi thấy con trai mặt mày tái nhợt, cơ thể không còn phản ứng. Người mẹ vội vàng cùng chồng đưa con đến bệnh viện cấp cứu. Tại đây, các bác sĩ kết luận cậu bé đã tử vong do kiệt sức vì làm việc quá sức và thiếu ngủ trong thời gian dài.

Con hỏi "có thể không học bài hôm nay được không?", mẹ từ chối khiến đứa trẻ ra đi mãi mãi- Ảnh 2.


Bi kịch đau lòng của gia đình chị Tiểu Đồng là lời cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh về hậu quả của việc ép con học hành quá sức. Việc cha mẹ đặt kỳ vọng quá cao, ép con học tập liên tục trong thời gian dài có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Trẻ em từ 16 tuổi trở xuống cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và ngủ đủ giấc để phát triển toàn diện.

Việc học tập quá sức, thiếu ngủ trong thời gian dài có thể dẫn đến những hệ luỵ nghiêm trọng về sức khoẻ như: suy giảm trí nhớ, khó tập trung, mệt mỏi, tim đập nhanh, đau đầu, chóng mặt... Chưa kể, áp lực học hành nặng nề có thể khiến trẻ trở nên khép kín, ngại giao tiếp, thậm chí là trầm cảm. Thay vì áp đặt con cái theo ý muốn của bản thân, cha mẹ nên lắng nghe và thấu hiểu con nhiều hơn. Cha mẹ cần hiểu rằng, điểm số không phải là thước đo duy nhất cho sự thành công của con.

Con hỏi "có thể không học bài hôm nay được không?", mẹ từ chối khiến đứa trẻ ra đi mãi mãi- Ảnh 3.


Nhà tâm lý học Justin Coulson cho rằng cha mẹ thời nay thường làm mọi cách khuyến khích con mình học nhiều và trở nên vượt trội, trở thành đưa trẻ tốt nhất. Nhưng đồng thời, cha mẹ cũng cần phải ghi nhớ rằng ép buộc con của bạn vào những việc quá khó so với con thì cũng có khả năng làm cho con sẽ vụn vỡ dưới áp lực.

Dù bạn chỉ muốn con cái có được mọi lợi thế và cơ hội để chúng có cuộc sống tuyệt vời hơn, nhưng cuộc sống thì luôn luôn thay đổi và không ai có thể có mọi lợi thế cả. Đừng lấp đầy tuổi thơ của con bằng những lớp học. 

Theo Sina

Thùy Anh

Cùng chuyên mục

Bộ Công an đang xác minh đối tượng đăng thông tin ‘lộ đề thi tốt nghiệp THPT năm 2024’

Thứ 4, 26/06/2024 08:34
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trao đổi, đề nghị Bộ Công an hỗ trợ xác minh đối tượng đăng thông tin sai sự thật trên.

Một nữ nghệ sĩ được Quang Lê tặng nhẫn, bị gọi cháy máy để hỏi khi nào làm đám cưới

Thứ 4, 26/06/2024 08:24
"Sáng tôi ngủ dậy khách gọi cháy máy nhưng không phải mua hàng mà chỉ để hỏi xem tôi và Quang Lê khi nào làm đám cưới" – Thúy Nga chia sẻ.

Một tỉnh miền Trung điều chỉnh quy hoạch khu kinh tế quy mô hơn 27.000 ha, được bố trí cảng biển, công nghiệp, đô thị

Thứ 4, 26/06/2024 08:22
Mới đây, Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị thẩm định Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tỷ lệ 1/10.000.

Máy bay IL-76 chở 65 tù nhân Ukraine bị bắn hạ từ độ cao 4.000m, ngay trên lãnh thổ Nga: Thủ phạm lộ diện

Thứ 4, 26/06/2024 08:21
Ủy ban Điều tra Nga (ICR) cho biết, họ đã thu thập đủ bằng chứng để tìm ra loại vũ khí đã được sử dụng để bắn hạ chiếc IL-76 ngay trên lãnh thổ Nga.
     
Nổi bật trong ngày

Cha mẹ khôn ngoan “lười” làm 3 việc này: Càng ít thực hiện, con cái càng có tương lai hứa hẹn hơn

Thứ 3, 25/06/2024 00:25
Nhờ “lười” làm những việc này, người phụ nữ vui mừng chứng kiến con trai ngày càng trưởng thành và biết tự suy nghĩ, quyết định những chuyện cá nhân.

Ford Transit tiếp tục xuất hiện trên phố: Che logo như xe chạy thử nhưng đã ra biển số, ra mắt ngay tuần sau

Thứ 3, 25/06/2024 06:43
Những chiếc Ford Transit 2024 liên tục bị bắt gặp trên đường khi càng gần đến ngày ra mắt thị trường.

Nét đặc sắc bền bỉ của ẩm thực Huế: Giữ nếp nhà bằng hương vị thảo thơm

Thứ 3, 25/06/2024 09:41
Những câu chuyện gìn giữ nét ẩm thực Huế xưa trong mỗi nếp nhà, được chính những người con xứ Huế kể lại, theo cách dung dị và chân thực.

Nghỉ hè về nhà cậu chơi, 16 đứa cháu một ngày ăn hết 8kg gạo khiến cậu khóc dở mếu dở: Bao giờ mới hết hè?

Thứ 3, 25/06/2024 11:35
Cứ đến hè là thành “bảo mẫu”, người cậu khóc dở mếu dở vì phải “gồng gánh” 16 đứa cháu cùng lúc.
xe.nguoiduatin.vn