WhatsApp - Câu chuyện về sự kiên trì và sự khác biệt

26/02/2014 11:45:00
Bài viết liên quanLý do Facebook chi 19 tỷ USD để 'thâu tóm' WhatsApp?[MWC 2014] Mark Zuckerberg nói về việc Facebook 'thâu tóm' WhatsApp

Tuần vừa qua, giới công nghệ đã không khỏi xôn xao trước việc Facebook chính thức mua lại ứng dụng nhắn tin trên nền tảng di động WhatsApp với mức giá có thể làm bất kì ai giật mình lên tới 19 tỷ USD. Tuy nhiên, thành công này đến với WhatsApp không phải là chuyện một sớm một chiều. Hai nhà sáng lập của ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất hành tinh kể trên đã gặp phải vô số thất bại trước khi bắt tay vào thực hiện WhatsApp và nếu như vào những lúc khó khăn ấy, họ không còn hứng thú và đủ ý chí để tiếp tục, con số 19 tỷ USD bên trên chắc chắn sẽ chỉ là một điều vô cùng viển vông.

Tất cả đã góp phần tạo ra một sản phẩm mà trong thời kì bão hòa ứng dụng nhắn tin OTT vẫn đủ sức vươn lên vượt qua cả những ông lớn như Facebook Messenger, iMessage, WeChat, Snapchat... Sau cùng, khoan nói về những con số đô la kếch xù, WhatsApp thực sự là một câu chuyện đầy cảm hứng về lòng kiên trì, luôn cố gắng và không bao giờ bỏ cuộc.Thất bại nhưng không nản lòng

WhatsApp - Cố gắng hết mình và khác biệt vô cùng -image-1393389564530

“Facebook đã từ chối tôi. Đó là một cơ hội tuyệt vời để được kết nối với những con người tuyệt vời. Chờ đợi cuộc phiêu lưu tiếp theo của cuộc đời.” – Brian đã từng bị ông lớn Facebook từ chối khi đề đạt mong muốn được làm việc tại đây.

Sau một năm tạm dừng mọi thứ để khám phá Nam Mỹ, cả Brian và Jan, hai nhà đồng sáng lập của WhatsApp, đều nộp đơn vào Facebook – và đều bị từ chối thẳng thừng. Mặc dù mọi thứ không như ý muốn, Brian vẫn giữ cho mình một tâm thế lạc quan, đó là chưa kể đến việc chỉ mới hai tháng trước đó anh cũng thất bại khi xin việc ở Twitter. Trong khoảng thời gian khó khăn đó, Jan đã nảy ra ý tưởng tạo ra WhatsApp, một nền tảng nhắn tin đơn giản cho phép người dùng smartphone thoải mái liên lạc mà không sợ mất phí SMS.

Brian lúc bấy giờ mặc dù đã mất hàng triệu USD vì đầu tư mạnh trong giai đoạn bong bóng Dot-com những năm 2000 (hiểu một cách đơn giản là thời kì cổ phiếu của các công ty công nghệ bị định giá quá cao so với giá trị thực của chúng. Điều này đến từ hiện tượng đầu cơ hoặc kỳ vọng của các nhà đầu tư là quá lớn. Vì lí do này, sau khi bong bóng thị trường phình to cuối cùng đã phát nổ) nhưng anh vẫn đặt niềm tin vào ý tưởng của Jan để cùng góp vốn và xây dựng một dự án mới từ con số 0 cùng một phương châm kinh doanh... kì lạ.

WhatsApp - Cố gắng hết mình và khác biệt vô cùng -image-1393389579591

“Bị từ chối bởi Twitter. Cũng được thôi. Dù sao đường đi làm cũng xa.” – Luôn giữ thái độ lạc quan dù mọi việc không theo ý muốn.

Từ tem phiếu đến WhatsApp

WhatsApp - Cố gắng hết mình và khác biệt vô cùng -image-1393389599967

Đến cả khi đã trở thành một tỷ phú đô la, Jan Koum vẫn giữ được lối sống bình dị của mình, bằng chứng là anh thậm chí đã kí hợp đồng 19 tỉ USD với Facebook... ngay trên cửa văn phòng phúc lợi cũ cũ mà anh được cấp tại Mountain View.

Jan vẫn còn là một cậu thanh niên khi chính thức nhập cư vào Hoa Kỳ từ một ngôi làng nhỏ ngoại ô Kiev, Ukraine. Cuộc sống của anh lúc bấy giờ là một mớ hỗn độn và khó khăn cộng hưởng với những bất ổn về chính trị và biểu tình liên miên ở nơi anh sống. Ngôi nhà của Jan thậm chí còn không có nước nóng để dùng. Khi đặt chân đến nước Mỹ, anh bắt đọc tự học về mạng máy tính bằng cách đọc một số cuốn sách hướng dẫn mua ở một tiệm sách cũ.

Năm 1997, Jan Koum lần đầu gặp người đồng sáng lập tương lai của WhatsApp, Brian. Ít lâu sau, Brian thuyết phục Jan gia nhập Yahoo! mặc dù lúc đó anh mới chỉ là một cậu sinh viên. Cuối cùng, Jan cũng quyết định đầu quân cho Yahoo! ở vị trí kĩ sư hạ tầng đồng thời bỏ ngang việc học tại Đại học bang San Jose để chuyên tâm cho công việc.

WhatsApp và tầm nhìn độc đáo

WhatsApp - Cố gắng hết mình và khác biệt vô cùng -image-1393389618928

Khác với các công ty công nghệ như Yahoo! hay Facebook, WhatsApp không thu thập và lưu dữ liệu về người dùng trên hệ thống.

Ngay từ khi ra đời, WhatsApp đã làm thay đổi toàn bộ những gì người ta nghĩ về nhắn tin trên di động theo cách truyền thống. Đối với Jan, thứ anh đặt lên hàng đầu khi nói về WhatsApp là tính cá nhân và bảo mật. Người dùng ứng dụng này không cần phải nhập vào bất cứ thông tin nào từ tên, địa chỉ, tuổi cho tới giới tính. Và có thể bạn chưa biết, trên bàn làm việc của Jan luôn dán một mảnh giấy có ghi “Không quảng cáo! Không trò chơi! Không mánh lới!” để nhắc nhở về phương châm đã định sẵn của WhatsApp với mục tiêu mang đến cho người dùng trải nghiệm hoàn hảo đồng thời đơn giản nhất.

WhatsApp - Cố gắng hết mình và khác biệt vô cùng -image-1393389680601

Mảnh giấy mà Jan luôn dán trên ban làm việc.

Trong một bài blog, Jan đã từng viết: “Khi ngồi xuống và bắt đầu làm việc ba năm về trước, chúng tôi muốn tạo ra một thứ gì đó đơn giản không phải là một dịch vụ có liên quan đến quảng cáo nữa. Chúng tôi muốn tạo ra một ứng dụng mà tất cả mọi người đều muốn dùng vì nó hoạt động để giúp người khác tiết kiệm thời gian và làm cuộc sống của họ tốt đẹp hơn dù ở một khía cạnh nhỏ bé. Và chúng tôi biết mình có thể làm một điều mà hầu hết mọi người đều muốn làm: tránh được quảng cáo... Tại WhatsApp, các kĩ sư dành tất cả thời gian để sửa lỗi, thêm tính năng mới hay nói chung tất cả chúng tôi đều nỗ lực để mang đến dịch vụ nhắn tin phong phú và đáng tin đến tất cả mọi người. Đó là sản phẩm của chúng tôi và đó là đam mê của chúng tôi. Dữ liệu về bạn không nằm trong số đó và đơn giản chúng tôi không quan tâm đến nó”.

Vì phương châm này, mặc dù là một ứng dụng trả phí thế nhưng dường như chẳng ai tiếc bỏ ra 1 USD để mua một ứng dụng trả phí nhưng đổi lại là những trải nghiệm thuần nhất, không quảng cáo và quan trọng hơn hết, tính riêng tư được đặt lên hàng đầu.

Đến nay, mặc dù đã chính thức trở thành một bộ phận của Facebook và những dự định mà ông lớn mạng xã hội định thực hiện với WhatsApp trong tương lai hãy còn là một ẩn số thì trên trang blog chính thức, hai nhà đồng sáng lập ứng dụng này vẫn khẳng định rằng đối với người dùng, “không có bất kì sự thay đổi nào cả”. WhatsApp vẫn hoạt động độc lập và đề cao sự riêng tư và dữ liệu của người dùng. Đến nay, WhatsApp đã có tới 450 triệu người dùng hàng tháng và 320 triệu người dùng hàng ngày

Đọc thêm: Xuất hiện nhiều ảnh về đồng hồ thông minh của Motorola

Thu Thủy

xe.nguoiduatin.vn