Năm 2011 chứng kiến nhiều thăng trầm của nền công nghệ thế giới. Nhiều nhân vật đình đám ra đi, nhiều công ty và dịch vụ lớn đang bên bờ suy thoái trong khi những cái tên mới có bước phát triển vượt bậc. Hãy cùng chúng tôi nhìn lại 10 khoảnh khắc công nghệ nổi bật của năm 2011 đồng thời mong chờ năm mới 2012 sẽ đầy ắp những câu chuyện công nghệ hấp dẫn hơn nữa.
1. Cách mạng Ai Cập
Năm 2011 mở màn bằng việc Facebook đóng vai trò khuynh đảo chính trị ở Ai Cập. Thế giới chưa thực sự chú ý đến diễn biến tại Ai Cập cho đến khi quốc gia châu Phi này quyết định chặn truy cập Internet trên toàn lãnh thổ. Cộng đồng Internet cổ vũ các cuộc biểu tình chống chính phủ trên mạng xã hội và cuối cùng những người biểu tình Ai Cập đã vùng lên mạnh mẽ để xoá sổ chế độ thiếu dân chủ ở đất nước họ. Người Ai Cập đã mang poster để gửi lời cảm ơn đến Facebook vì vai trò của mạng xã hội này trong cuộc cách mạng.
2. Steve Jobs giới thiệu iPad 2Vì sức khoẻ yếu, Steve Jobs đã rời bỏ vị trí CEO ở Apple. Ông xuất hiện lần cuối cùng ở một sự kiện then chốt của Apple để giới thiệu chiếc iPad 2 với thế giới. iPad 2 thực sự là quả bom tấn của Apple trong năm 2011 và đang có nhiều đồn đoán rằng Apple sẽ ra mắt iPad 3 vào ngày sinh nhật của Steve Jobs trong năm 2012.
3. Google có CEO mớiLarry Page và Sergey Brin, những nhà sáng lập Google, đã quyết định thuê một chuyên gia cho chiếc ghế CEO của tập đoàn. Eric Schmidt được chọn và đã phát triển Google trong hơn 10 năm qua. Nhưng đến tháng 4-2011, Larry Page bất ngờ nhận lấy vị trí này. Ở cương vị mới, Larry Page đã giới thiệu Google+ cũng như quyết định gạt bỏ những dịch vụ kém hiệu quả như Aardvark, Fast Flip, Google Máp API Flash, Google Pack, Sidewiki...
4. Đứa con cưng mới của Google: Google+Trong nhiều tháng, Google đã rục rịch chuẩn bị cho mạng xã hội mới của họ. Cuối cùng vũ khí chống lại Facebook được ra đời trong tháng 6 có tên gọi Google+ với một số ý tưởng mượn từ Facebook và Twitter. Google+ đạt 10 triệu người dùng chỉ trong 2 tuần nhưng chưa cho thấy được sức cuốn hút đủ mạnh mẽ để có thể đánh bật Facebook khỏi vị trí thống lĩnh mạng xã hội.
5. Google mua MotorolaGoogle chưa từng có được nền tảng phần cứng nào của chính họ để hệ điều hành Android OS có đất dụng võ. Đó có lẽ là lý do mà Google mua Motorola với giá 12,5 tỉ USD. Motorola là công ty biểu tượng trong lĩnh vực điện thoại di động nhưng trong vài năm gần đây đã đánh mất thị phần vào tay Nokia, Samsung và Apple. Dưới sự lèo lái của Google, chúng ta cùng mong đợi nhiều sản phẩm tuyệt vời của Motorola sẽ ra đời trong năm 2012 .
6. Apple vươn lên vị trí dẫn đầuApple vượt qua Microsoft về lợi nhuận và trở thành công ty giá trị nhất thế giới năm 2011. Đã có thời điểm Apple có giá trị bằng 32 ngân hàng lớn nhất châu Âu cộng lại hay được cho rằng dự trữ nhiều tiền mặt hơn cả nước Mỹ.
7. Microsoft mua SkypeSkype là một trong những dịch vụ hội thoại video phổ biến nhất thế giới. Tuy là thương vụ lớn nhất của Microsoft nhưng nhiều tháng sau khi bỏ ra 8 tỉ USD để mua lại Skype, Microsoft vẫn chưa cho thấy được chiến lược phát triển rõ ràng dành cho Skype. Có lẽ chúng ta phải chờ đợi đến thời điểm Windows 8 ra mắt vào năm 2012.
8. Steve Jobs qua đời"Phù thuỷ" của Apple đã không chống chọi nổi với bệnh tật và qua đời ngày 5-10-2011. Không chỉ người hâm mộ Apple khắp nơi trên thế giới, ngay cả các ông chủ của những tập đoàn lớn, các chính trị gia, những người nổi tiếng hay các đối thủ cạnh tranh cũng bày tỏ lòng tiếc thương trước sự ra đi đột ngột của Steve Jobs.
9. Facebook phản công Google+ bằng giao diện TimelineKhông thể đứng nhìn trước sự vươn lên của Google+, Facebook "nóng mặt" tung ra giao diện Timeline - thiết kế mới với rất nhiều cải tiến đáng kể. Timeline nhận được nhiều phản hồi tích cực của người dùng tuy rằng cũng có không ít người dùng tỏ vẻ không hài lòng khi trước thực tế rằng người khác có thể dễ dàng xem lại tất cả những gì họ từng đưa lên Facebook.
10. Sự suy thoái của BlackBerry Nếu bạn sử dụng BlackBerry, bạn có thể là nạn nhân của tình hình kinh doanh ảm đạm của Research In Motion (RIM). Mạng tin nhắn BlackBerry đã bị ngưng trệ không phải trong ít giờ đồng hồ mà cả trong vài ngày. Sự cố được sửa chữa nhưng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thanh danh của BlackBerry.