Việt Nam nên đánh thuế ôtô cao vì nước còn nghèo

17/09/2017 17:58:00
1. Hạn chế nhập siêu

Với nền công nghiệp ôtô của Việt Nam thì hầu như chưa có gì ngoài lắp ráp và gia công vỏ ôtô. Điều này đồng nghĩa với việc hầu như ôtô của Việt Nam hiện tại đang phải nhập khẩu không chỉ nhập nguyên chiếc mà còn nhập máy móc linh kiện. Nhập khẩu nhiều đồng nghĩa với xuất siêu và lạm phát, với bối cảnh kinh tế của nước mình đang thiếu vốn thì quả thực là không tốt chút nào. Chính vì thế nên phải đánh thuế và phí cao để hạn chế là hoàn toàn đúng.

oto.jpg

2. Phát triển công nghiệp sản xuất xe trong nước

Nhưng vì sao lại thế? Chỉ có đánh thuế cao thì khi sản xuất xe hơi trong nước nhà nước mới có thể trợ giá để cạnh tranh được với ôtô nhập khẩu vì giá thành sản xuất là cố định thì chỉ có cách ưu đãi thuế là giải pháp tốt nhất. Và theo logic thì giải quyết được vấn đề (2) này sẽ giải quyết được vấn đề (1) trên và (3) mình sẽ nêu ra phía dưới sau.

3. Cơ sở hạ tầng giao thông chưa đáp ứng

Đành rằng bán nhiều xe sẽ thu nhiều phí hơn để nâng cấp hạ tầng nhưng nói thì đơn giản chứ thực hiện thì khó lắm. Đất nước mình còn cần rất nhiều tiền để phát triển kinh tế, giao thông cũng chỉ là một khía cạnh của nền kinh tế thôi nên tạm thời hạn chế được gì thì cứ nên hạn chế (hạn chế những thứ chưa thực sự cần thiết nhé).

Nếu thuế phí ôtô chỉ 30% giá xe thay vì 60% (mình lấy ví dụ nhé) thì số lượng người mua ôtô sẽ tăng gấp đôi. Đồng nghĩa với số tiền chảy ra nước ngoài sẽ gấp đôi. Mọi người nên nhớ rằng giá xe gốc nhập về sẽ không giảm theo thuế nhé, thế thì theo mọi người thu 30% thuế xe hay nên giữ số tiền gấp đôi kia trong nước để nâng cấp giao thông và làm nhiều việc khác.

4. Nhiều ôtô tăng gánh nặng giao thông

Vẫn cùng quan điểm là đi xe hơi hơn rất nhiều đi xe máy nhưng điều gì xẩy ra khi có quá nhiều ôtô? Đưa ra một bài toán so sánh ôtô với xe máy nhé, xe máy 2 lít/100 km nhưng ôtô thì ít nhất gấp 3-4 lần, dẫn tới nhu cầu xăng tăng cao, để đáp ứng với nhu cầu đấy thì lại phải nhập xăng dầu. Xe máy với diện tích chiếm dụng mặt đường bằng một phần ba so với ôtô, nhưng lúc nào cũng có ít nhất một người ngồi, còn ôtô thì số người ngồi là chủ yếu đương nhiên sẽ tăng thêm gánh nặng cho giao thông.

tac-duong-o-to.jpg

5. Nhiều ôtô tăng khí thải

Lượng khí thải sẽ tăng cao do nhu cầu sử dụng nhiên liệu nhiều, làm tăng gánh nặng cho chi phí môi trường và nếu không xử lý được sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.

Về vấn đề 3, 4, 5 thì mọi người nên đọc lại bài viết được gửi của độc giả Tùng Vũ “Ôtô giảm giá sẽ khiến người Việt thêm gánh nặng”, mình rất đồng tình quan điểm với tác giả đưa ra.

Sẽ có người hỏi rằng đến khi nào để nội địa hóa được ôtô, để thoát khỏi những vấn đề trên và khi nào thì người dân mới được sử dụng ôtô đúng với giá trị thực của nó. Theo ý kiến cá nhân, nếu không nội địa hóa được ôtô thì vẫn phải hạn chế mua xe trong giai đoạn hiện nay, đến khi nào kinh tế và cơ sở hạ tầng có thể đáp ứng được thì mới bỏ dần hạn chế.

Đây là quan điểm cá nhân của mình thấy được, nếu có gì được và chưa được mọi người hãy góp ý nhé vì thực ra mình là dân công nghệ thông tin, không phải dân kinh tế nên có thể hiểu không sâu về vấn đề kinh tế thị trường.

xe.nguoiduatin.vn