Tìm thấy lăng mộ Tề Thiên Đại Thánh, phát hiện 2 ‘bảo vật’ chứng minh Tôn Ngộ Không có thật?

11/06/2022 14:12:20

Tôn Ngộ Không đã trở thành nhân vật gắn liền với tuổi thơ của nhiều người ở Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung. Hành trình thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng trong Tây Du Ký vốn đã quá nổi tiếng, dù trải qua hàng chục năm vẫn thường xuyên được các nhà làm phim làm đi làm lại. Các nhân vật trong tiểu thuyết này có thật hay không đến nay vẫn là câu hỏi lớn với công chúng.

Cách đây không lâu, các nhà khảo cổ học ở Trung Quốc phát hiện ra một căn miếu có tên Song Thánh Bảo Sơn, nằm tại núi Bảo Sơn, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Nơi đây có một ngôi mộ chung hai tấm bia, dựng thẳng đứng chính giữa. Tấm bên trái khắc chữ Tề Thiên Đại Thánh, tấm bên phải khắc chữ Thông Thiên Đại Thánh. Ngôi mộ cổ có diện tích không quá lớn, rộng 3m, sâu 1,3m. Đáng chú ý, các nhà khảo cổ còn tìm thấy những món đồ được cho là gậy như ý và vòng kim cô.

ton-ngo-khong-1-min

Phân tích cho rằng ngôi mộ này có trước khi tác phẩm Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân ra đời. Hai ngôi mộ có niên đại từ thời nhà Nguyên, quá trình mai táng làm rất chỉn chu và không có dấu hiệu bị làm giả. Trong khi đó, Tây Du Ký được Ngô Thừa Ân viết vào thời nhà Minh, tức là sau đó đến 200 năm.

ton-ngo-khong-2

ton-ngo-khong-3

Điều này càng khiến dư luận thêm tin vào lập luận rằng Tôn Ngộ Không là nhân vật có thật, được Ngô Thừa Ân lấy làm hình mẫu để viết nên Tây Du Ký. Thế nhưng, vẫn còn những chi tiết gây tranh cãi. Nổi bật là chi tiết Tề Thiên Đại Thánh vốn đã tu thành chính quả, trở thành Đấu Chiến Thắng Phật, vượt qua luân hồi nên không thể chết, vậy lấy gì để người đời mai táng và làm nên ngôi mộ này?

Xuất phát từ những mâu thuẫn đó, giới chuyên gia đã đi tìm câu trả lời. Thời nhà Nguyên có một văn nhân là Dương Cảnh Hiền, từng sáng tác nên bộ hý kịch có tên Tây Du Ký. Trong đó, Tề Thiên Đại Thánh có 1 em trai, tên là Thông Thiên Đại Thánh, kết hôn với công chúa của Kim Đỉnh rồi sinh con.

ton-ngo-khong-4

ton-ngo-khong-5

Nhiều khả năng ngôi mộ này được xây bởi người yêu mến tác phẩm của Dương Cảnh Hiền. Trong đó không có xương cốt mà chỉ có vài cổ vật từ thời nhà Nguyên. Về sau Ngô Thừa Ân đã dựa trên tác phẩm của Dương Cảnh Hiền để viết nên Tây Du Ký vang danh đến tận bây giờ. Dù vậy đây vẫn chỉ là giả thuyết vì việc tìm ra chủ nhân thật sự của ngôi mộ là điều rất khó khăn.

 

Tin trưa 10/6: Nhóm bị can Tịnh Thất Bồng Lai gặp biến, tình hình KDL Đại Nam sau khi bà Hằng bị bắt

(Techz.vn) – Tin nóng 10/6: Bà Hằng bị bắt, ông Dũng gánh khoản nợ hàng nghìn tỷ, tình hình khu du lịch Đại Nam gây ngỡ ngàng; Vén màn mối quan hệ giữa Đàm Vĩnh Hưng và ‘người vợ trong bóng tối’ của Hoài Linh; Thông tin nóng về Tịnh Thất Bồng Lai được VKS Long An công bố, Lê Tùng Vân và ‘đệ tử’ lại gặp biến.

xe.nguoiduatin.vn