Cựu Bộ trưởng quốc phòng Hàn Quốc bị bắt

Thứ 7, 22/10/2022 18:27
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Suh Wook đối mặt với các cáo buộc lạm dụng quyền lực, làm giả tài liệu, cũng như che đậy và xuyên tạc sự thật.

Sáng sớm 22/10, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Suh Wook và Tư lệnh Cảnh sát biển Kim Hong-hee đã bị bắt vào ngày 22/10, theo lệnh của Tòa án Khu vực Trung tâm Seoul.

Tòa án ra lệnh bắt giữ hai quan chức trên với lý do có nguy cơ bỏ trốn hoặc tiêu hủy bằng chứng sau phiên điều trần được tổ chức cuối tuần qua.

Hai cựu quan chức phải đối mặt với các cáo buộc bao gồm lơ là trách nhiệm, lạm dụng quyền lực, làm giả tài liệu, cũng như che đậy và xuyên tạc sự thật, liên quan tới vụ nổ súng ở ranh giới trên biển giữa Hàn Quốc và Triều Tiên vào năm 2020 khiến ông Lee Dae-jun, quan chức ngư nghiệp Hàn Quốc, tử vong.

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Suh Wook (trái) và cựu Ủy viên Cảnh sát biển, Tướng Kim Hong-hee. Ảnh: Yonhap

Ông Lee mất tích hôm 21/9/2020 khi làm nhiệm vụ gần đảo Yeonpyeong ở ranh giới trên biển giữa hai nước. Triều Tiên sau đó xác nhận người này đã bị bắn tử vong trong hải giới, đồng thời cho rằng sự việc xảy ra là do Hàn Quốc "không kiểm soát được công dân ở những điểm nóng nhạy cảm, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng do đại dịch COVID-19".

Cái chết của ông Lee đã trở thành chủ đề nhạy cảm ở Hàn Quốc, một phần là vì người thân của ông đã chiến đấu để lấy lại thanh danh cho ông. Chính quyền tiền nhiệm đã mô tả cái chết của ông là nỗ lực đào tẩu thất bại do nợ cờ bạc, các vấn đề sức khỏe tâm thần và một cuộc sống không hạnh phúc.

Tuy nhiên, tới hồi tháng 6, cảnh sát biển và quân đội Hàn Quốc đã đảo ngược kết luận, nói rằng không có bằng chứng nào cho thấy ông Lee có động cơ đào tẩu.

Cơ quan công tố nghi ngờ cựu Bộ trưởng Quốc phòng Suh Wook đã cố tình xóa các báo cáo tình báo cho thấy quan chức Lee Dae-jun không có ý định đào tẩu và ra lệnh viết một báo cáo sai sự thật trình Hội đồng tham mưu trưởng liên quân. Trong khi đó, Tư lệnh Kim Hong-hee, người chịu trách nhiệm chỉ đạo điều tra cái chết của ông Lee Dae-jun, bị nghi ngờ sử dụng bằng chứng bịa đặt để kết luận ông Lee có ý định đào tẩu.

Ủy ban Kiểm toán và Thanh tra của Hàn Quốc tuần trước cho biết họ cũng đã yêu cầu các công tố viên điều tra 20 quan chức từ 5 cơ quan, bao gồm cựu cố vấn an ninh quốc gia Suh Hoon và cựu giám đốc cơ quan tình báo quốc gia Park Jie-won của chính phủ tiền nhiệm, liên quan đến vụ việc.

Mộc Miên (Nguoiduatin.vn)

Cùng chuyên mục

Giải phóng cơn đau kéo dài 20 năm cho người bệnh thoát vị đĩa đệm

Thứ 6, 01/12/2023 09:01
Người bệnh nữ, 63 tuổi, ở Nghi Phú, TP. Vinh có các triệu chứng của bệnh lý thoát vị đĩa đệm cách đây hơn 20 năm. Qua nhiều năm, người bệnh đã đi thăm khám và điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau nhưng tình trạng bệnh vẫn không cải thiện.

Ông Trump nêu lý do từ chối lời mời tới Ukraine của ông Zelensky

Thứ 3, 07/11/2023 13:14
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6/11 đã có phản hồi chính thức về lời mời thăm Kiev của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. 

Nam thanh niên có biểu hiện không bình thường dùng kéo đâm chết cậu họ

Thứ 3, 07/11/2023 12:31
Xảy ra cự cãi, Hữu đã dùng kéo đâm nhiều nhát vào người cậu họ.

"Công chúa Nhật" xinh như búp bê, được mệnh danh là "thánh body" nhờ đâu?

Thứ 3, 07/11/2023 10:58
Sana TWICE nhận được nhiều lời khen ngợi của dân mạng trong loạt ảnh tham gia sự kiện mới.

Con chip này sẽ giúp điện thoại Android cho iPhone 15 Pro "hít khói"?

Thứ 3, 07/11/2023 09:55
MediaTek đã chính thức ra mắt chip hàng đầu mới nhất của họ mang tên Dimensity 9300 với mục đích không chỉ đối đầu với Snapdragon 8 Gen 3 mà còn cả A17 Pro trên iPhone 15 Pro.
     
xe.nguoiduatin.vn