“Dao có tính sát thương cao” sẽ được quản lý theo 3 cấp độ

Thứ 7, 29/06/2024 10:48
Quốc hội thống nhất việc quản lý "dao có tính sát thương cao" theo mục đích sử dụng gồm công cụ lao động sản xuất hàng ngày, vũ khí thô sơ và vũ khí quân dụng.

Sáng 29/6, với 459/468 đại biểu tán thành (chiếm 94,44%), Quốc hội chính thức thông qua Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi).

Quản lý dao gắn với mục đích sử dụng

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật trước khi ĐBQH biểu quyết, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng – An ninh Lê Tấn Tới cho biết, nhiều ý kiến nhất trí quy định dao có tính sát thương cao thuộc nhóm vũ khí thô sơ làm căn cứ xử lý đối với tội phạm sử dụng dao để gây án.

Tuy nhiên, đề nghị quy định bảo đảm phù hợp hơn và không gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống sinh hoạt của người dân.

Ý kiến khác đề nghị nghiên cứu quy định danh mục; đề nghị giao Chính phủ quy định cụ thể để có cách hiểu, thực hiện thống nhất trong thực tiễn; đồng thời bảo đảm an toàn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, sử dụng dao có tính sát thương cao.

Về nội dung này, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho biết, dự thảo Chính phủ trình đề nghị bổ sung dao có tính sát thương cao nhằm tăng cường công tác quản lý, tạo cơ sở pháp lý để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật sử dụng dao có tính sát thương cao.

Ông Tới cho biết, để bảo đảm rõ ràng, chặt chẽ, phù hợp với yêu cầu quản lý Nhà nước và đấu tranh phòng, chống tội phạm, trên cơ sở ý kiến đại biểu Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo bổ sung khoản 6 Điều 2 giải thích từ ngữ “dao có tính sát thương cao”.

Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng – An ninh Lê Tấn Tới (Ảnh: Media Quốc hội).

Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng – An ninh Lê Tấn Tới (Ảnh: Media Quốc hội).

Trên cơ sở giải thích từ ngữ “dao có tính sát thương cao”, Thường vụ Quốc hội đề nghị quy định 3 chế độ quản lý “dao có tính sát thương cao” gắn với mục đích sử dụng.

Cụ thể, trường hợp sử dụng “dao có tính sát thương cao” phục vụ mục đích lao động, sản xuất, sinh hoạt hàng ngày thì không coi là vũ khí, nhưng phải được quản lý chặt chẽ, bảo đảm an toàn, nhằm phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ sử dụng “dao có tính sát thương cao” vào mục đích vi phạm pháp luật.

Theo đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bỏ quy định tại khoản 2 Điều 32 dự thảo Luật Chính phủ trình và bổ sung Điều 74 về “Áp dụng quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ đối với dao có tính sát thương cao” và giao Chính phủ căn cứ quy định của Luật này đểquy định việc quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng, vận chuyển “dao có tính sát thương cao”.

Trường hợp sử dụng “dao có tính sát thương cao” với mục đích thực hiện hành vi phạm tội, gây rối, làm mất trật tự công cộng hoặc chống đối cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, người thi hành công vụ, thì quy định là vũ khí thô sơ (điểm b khoản 4 Điều 2).

Trường hợp sử dụng “dao có tính sát thương cao” với mục đích xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người trái pháp luật, thì quy định là vũ khí quân dụng (điểm d khoản 2 Điều 2).

Quốc hội chính thức thông qua Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) sáng 29/6 (Ảnh: Media Quốc hội).

Quốc hội chính thức thông qua Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) sáng 29/6 (Ảnh: Media Quốc hội).

Trên cơ sở giải thích từ ngữ “dao có tính sát thương cao”, Thường vụ Quốc hội đề nghị quy định 3 chế độ quản lý “dao có tính sát thương cao” gắn với mục đích sử dụng.

Cụ thể, trường hợp sử dụng “dao có tính sát thương cao” phục vụ mục đích lao động, sản xuất, sinh hoạt hàng ngày thì không coi là vũ khí, nhưng phải được quản lý chặt chẽ, bảo đảm an toàn, nhằm phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ sử dụng “dao có tính sát thương cao” vào mục đích vi phạm pháp luật.

Theo đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bỏ quy định tại khoản 2 Điều 32 dự thảo Luật Chính phủ trình và bổ sung Điều 74 về “Áp dụng quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ đối với dao có tính sát thương cao” và giao Chính phủ căn cứ quy định của Luật này đểquy định việc quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng, vận chuyển “dao có tính sát thương cao”.

Trường hợp sử dụng “dao có tính sát thương cao” với mục đích thực hiện hành vi phạm tội, gây rối, làm mất trật tự công cộng hoặc chống đối cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, người thi hành công vụ, thì quy định là vũ khí thô sơ (điểm b khoản 4 Điều 2).

Trường hợp sử dụng “dao có tính sát thương cao” với mục đích xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người trái pháp luật, thì quy định là vũ khí quân dụng (điểm d khoản 2 Điều 2).

Trên cơ sở đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý khoản 2, khoản 4 Điều 2 dự thảo Luật tiếp thu, chỉnh lý để phù hợp với từng loại vũ khí.

Với quy định này, các hành vi liên quan đến dao có tính sát thương cao không có động cơ, mục đích theo quy định tại khoản 2 hoặc khoản 4 Điều 2 thì không bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự; chỉ trong trường hợp sử dụng với mục đích quy định tại khoản 2 hoặc khoản 4 Điều 2 thì mới xác định là vũ khí quân dụng hoặc vũ khí thô sơ.

Để bảo đảm tính thống nhất trong áp dụng pháp luật, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan hữu quan rà soát quy định của Bộ luật Hình sự có liên quan đến vũ khí thô sơ, vũ khí quân dụng để thống nhất ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng quy định về hành vi phạm tội liên quan đến dao có tính sát thương cao khi Luật có hiệu lực thi hành.

Khai báo vũ khí thô sơ để trưng bày, triển lãm

Một số ý kiến đề nghị làm rõ sự cần thiết; mục đích của hoạt động khai báo và phạm vi vũ khí thô sơ cần được khai báo.

Ý kiến khác cho rằng, quy định về quản lý, khai báo vũ khí thô sơ, trong đó có dao là khó khả thi, sẽ làm phát sinh thủ tục hành chính, gây khó khăn cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong sản xuất, kinh doanh dao; ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân, đề nghị cân nhắc quy định bảo đảm phù hợp với thực tiễn.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, vũ khí thô sơ là phương tiện đặc biệt, liên quan trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ con người và công tác bảo đảm an ninh, trật tự, cần được quản lý chặt chẽ.

Trong hoạt động trưng bày, triển lãm, làm đồ gia bảo có những loại vũ khí thô sơ vẫn còn khả năng gây sát thương; hiện nay có nhiều bảo tàng có số lượng hiện vật rất lớn. Quy định khai báo vũ khí thô sơ được kế thừa quy định của Luật hiện hành, cần thiết để quản lý chặt chẽ và làm cơ sở để xác minh, xác định trách nhiệm khi xảy ra hành vi vi phạm. Vì vậy, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cho giữ quy định này như dự thảo Luật Chính phủ trình.

Tuy nhiên, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý tên Điều 31 dự thảo Luật tiếp thu, chỉnh lý thành “Khai báo vũ khí thô sơ để trưng bày, triển lãm, làm đồ gia bảo”; đồng thời bổ sung quy định giới hạn việc khai báo đối với “vũ khí thô sơ quy định tại điểm a khoản 4 Điều 2” như dự thảo Luật tiếp thu, chỉnh lý.

Cùng chuyên mục

“Bỏ túi” loạt homestay siêu đẹp, "giá mềm" tại TP.HCM

Thứ 2, 01/07/2024 12:28
Nếu muốn ở homestay khi đến TP.HCM du lịch thì bạn có thể tham khảo một số địa điểm dưới đây.

Những “đại kỵ” khi chọn phòng khách sạn

Thứ 2, 01/07/2024 12:15
Dù chỉ là nơi ở tạm thời trong những chuyến đi nhưng việc lựa chọn phòng khách sạn vẫn cần được cân nhắc kỹ lưỡng để tránh sự cố không đáng có.

Nhận định soi kèo trận Pháp vs Bỉ EURO 2024, 23h00 ngày 1/7: Phong độ thất thường

Thứ 2, 01/07/2024 12:10
Nhận định soi kèo trận Pháp vs Bỉ vào lúc 23h00 ngày 1/7 trong khuôn khổ vòng 1/8 EURO 2024.

Video: Hoảng hồn phát hiện vật lạ trong miệng con rắn

Thứ 2, 01/07/2024 11:39
Nép mình dưới đám lá, cặp vợ chồng phát hiện con rắn to lớn đã cho ra một con rắn khác có kích thước tương đương. Con rắn bị ăn thịt vẫn sống sót.

Doanh nghiệp 200 tỷ mới thành lập của tỷ phú Phạm Nhật Vượng có gì đặc biệt?

Thứ 2, 01/07/2024 11:30
Ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup vừa công bố thành lập Công ty CP Thương mại và Dịch vụ FGF - Vì Tương lai Xanh (For Green Future) vốn 200 tỷ đồng.
     
Nổi bật trong ngày

Gần 600 giáo viên Hà Nội tham gia chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Chủ nhật, 30/06/2024 06:14
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2024, Hà Nội điều động gần 600 cán bộ, giáo viên tham gia chấm thi.

Nắng nóng ở miền Bắc kéo dài đến khi nào?

Chủ nhật, 30/06/2024 08:45
Nắng nóng ở miền Bắc dự báo tiếp tục duy trì trong hai ngày tới, sau đó khu vực chuyển mưa rào kèm dông kéo dài hết tuần.

Làm thế nào để biết ai đã chuyển tiền vào tài khoản của bạn?

Thứ 2, 01/07/2024 06:43
Bạn có thể dễ dàng tra cứu thông tin giao dịch, bao gồm cả việc ai đã chuyển tiền vào tài khoản của bạn, thông qua nhiều kênh khác nhau.

Cặp song sinh ở Hà Nội có điểm thi lớp 10 giống hệt nhau

Thứ 2, 01/07/2024 09:23
Trong kì thi vào lớp 10 năm nay, điểm thi của Vũ Thế Hoàng Huy và Vũ Thế Hoàng Tiến (học lớp 9A4 trường THCS Hoàng Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội) giống hệt nhau.

Cách làm gà chiên nước mắm thơm ngon đúng điệu

Thứ 2, 01/07/2024 10:37
Với hương vị đậm đà, lớp da giòn tan, thịt gà mềm ngọt thấm đẫm gia vị, món ăn này sẽ khiến bữa cơm gia đình thêm phần hấp dẫn.
xe.nguoiduatin.vn