Trong lĩnh vực thể dục thể thao quần chúng, nhà nước đặt mục tiêu đến năm 2030 (tầm nhìn đến 2045) sẽ đạt trên 45% dân số luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Con số này không chỉ phản ánh nỗ lực nâng cao sức khỏe mà còn cho thấy vai trò quan trọng của thể thao cộng đồng trong việc xây dựng một xã hội lành mạnh, văn minh hơn, đồng thời đặt nền móng cho thể thao chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu trên, việc cải thiện cơ sở hạ tầng và tạo điều kiện tiếp cận thể thao cho tất cả mọi người là điều tiên quyết.
Thể thao cộng đồng: Ươm mầm cho thể thao chuyên nghiệp
Thành công của thể thao chuyên nghiệp không thể tách rời khỏi nền tảng vững chắc từ thể thao cộng đồng. Đây chính là nơi "ươm mầm" cho các tài năng trẻ, nơi những kỹ năng ban đầu được hình thành và tinh thần thể thao được nuôi dưỡng.
Tại các quốc gia phát triển như Hàn Quốc và Nhật Bản, thể thao cộng đồng được xem là nền móng vững chắc cho sự phát triển thể thao chuyên nghiệp. Chính phủ và các tổ chức địa phương tại đây luôn chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng thể thao công cộng, từ sân chơi ở các khu dân cư, trường học đến các trung tâm thể thao hiện đại. Những sân chơi này không chỉ là nơi rèn luyện thể chất mà còn là không gian để phát hiện và bồi dưỡng tài năng trẻ.
So với các nước láng giềng, Việt Nam vẫn đang từng bước hoàn thiện hệ thống thể thao cộng đồng. Mặc dù phong trào thể dục thể thao quần chúng ngày càng được chú trọng, nhưng cơ sở hạ tầng và nguồn lực hỗ trợ vẫn còn nhiều hạn chế. Các sân chơi cộng đồng thường xuống cấp, thiếu thiết bị, hoặc không đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Nhìn từ bối cảnh đó, sáng kiến cải tạo sân thể thao cộng đồng của TCP Việt Nam, Trung ương Hội LHTN Việt Nam và Trung tâm Tình nguyện Quốc gia đã tạo ra một hướng đi thiết thực và ý nghĩa.
Tiếp sức cho thể thao cộng đồng tại Việt Nam
Với sứ mệnh "Tiếp năng lượng, bừng sức sống," TCP không chỉ mang đến nguồn năng lượng tích cực cho người tiêu dùng qua các sản phẩm của mình, mà còn lan tỏa tinh thần thể thao đến cộng đồng qua những dự án thiết thực. Trong đó, sáng kiến công trình "Không gian Thể thao Thanh niên - Tiếp năng lượng, Bừng sức trẻ" của công ty TCP Việt Nam, Trung ương Hội LHTN Việt Nam và Trung tâm Tình nguyện Quốc gia phối hợp thực hiện đã nhanh chóng trở thành một dấu ấn trong hành trình hiện thực hóa giấc mơ thể thao cho mọi người.
Dự án này cải tạo những sân chơi cũ và xuống cấp trở nên hiện đại hơn, phù hợp cho nhiều loại hình thể thao. Các hạng mục nâng cấp bao gồm sân bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, pickleball, khu vực tập luyện ngoài trời với trang thiết bị mới, thậm chí còn chú trọng đến các tiện ích phụ trợ như tủ thu gom rác tái chế và ghế ngồi nghỉ ngơi tùy vào thực tiễn, nhu cầu của mỗi địa phương. Điển hình, tại sân Nghệ An, sân bóng cũ đã được nâng cấp với mặt cỏ trồng mới, trở thành một không gian lý tưởng cho các trận giao lưu bóng đá và rèn luyện thể chất. Tương tự, sân Bắc Ninh cũng được cải tạo với hai sân bóng chuyền, khu vực ghế ngồi và các thiết bị tập thể thao ngoài trời hiện đại.
"Trước đây, nơi này chỉ là một bãi đất trống. Chúng tôi thường tụ tập ở đây sau giờ làm để chơi bóng chuyền, nhưng không có sân bãi tử tế, mọi thứ đều rất cũ. Giờ đây, chúng tôi không chỉ có một nơi để chơi thể thao, mà còn có một không gian an toàn, hiện đại để rèn luyện sức khỏe và kết nối cộng đồng", chia sẻ từ anh Đức, người dân thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Những không gian thể thao cộng đồng mà TCP Việt Nam phối hợp cùng Trung ương Hội LHTN Việt Nam và Trung tâm Tình nguyện Quốc gia cải tạo không chỉ là nơi rèn luyện thể chất mà còn là không gian giao lưu xã hội, tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên trong cộng đồng. Tính đến thời điểm hiện tại đã có 8 công trình được khánh thành tại Thanh Hóa, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bắc Giang, Đồng Nai, TP. HCM, Bắc Ninh và Nghệ An, ghi nhận sự ủng hộ mạnh mẽ từ người dân địa phương.
Không khó để tìm thấy những câu chuyện về các vận động viên chuyên nghiệp xuất thân từ những sân chơi giản dị tại quê nhà. Chính tại những nơi tưởng chừng đơn sơ này, họ đã học cách đối mặt với thử thách, vượt qua giới hạn bản thân và xây dựng niềm tin vào giấc mơ lớn hơn. Đồng thời, việc thúc đẩy văn hóa thể thao trong cộng đồng cũng tạo ra một hệ sinh thái lành mạnh, từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đời sống xã hội.
Các công trình thể thao cộng đồng không chỉ là những sân chơi mà còn là biểu tượng cho sự phát triển và tầm nhìn dài hạn trong lĩnh vực thể dục thể thao của Việt Nam. Với sự chung tay của các tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội, Việt Nam có thể hướng tới một tương lai mà thể thao không chỉ là thành tích của quốc gia mà còn là một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của mọi người dân.
"Công trình không gian thể thao thanh niên tạo điều kiện để thanh niên có không gian rèn luyện, phát triển thể chất và nâng cao chất lượng đời sống tinh thần, từ đó tiếp thêm năng lượng, khơi dậy sức trẻ Có thể thấy, việc xây dựng cơ sở hạ tầng thể thao cộng đồng không chỉ tạo ra những không gian vui chơi giải trí, mà còn đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện của thế hệ thanh niên Việt Nam", ông Nguyễn Quang Hiền Huy, Tổng giám đốc TCP Việt Nam, chia sẻ.
Dự án "Không gian Thể thao Thanh niên - Tiếp năng lượng, Bừng sức trẻ" không chỉ dừng lại ở 8 công trình đã hoàn thành, theo kế hoạch, Trung ương Hội LHTN Việt Nam, Trung tâm Tình nguyện Quốc gia và TCP Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng mô hình này tới nhiều khu vực khác. Cụ thể, từ nay đến năm 2026 sẽ còn 12 công trình nữa được khánh thành.
Đây sẽ là hành trình dài hơi để đảm bảo rằng, dù ở bất kỳ đâu, thế hệ trẻ đều có cơ hội tiếp cận với các không gian thể thao – điều không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn kiến tạo giá trị bền vững cho cộng đồng.
Vô Danh