Theo đó, các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức thực hiện hoạt động phổ biến phim trên không gian mạng phải thiết lập các biện pháp kỹ thuật cần thiết để cha/mẹ, người giám hộ của trẻ em kiểm soát và giới hạn việc tiếp cận của trẻ.
Các đơn vị phổ biến phim trên không gian mạng thiết lập biện pháp kỹ thuật cần thiết cho phép người sử dụng dịch vụ khiếu nại, phản ánh, báo cáo phim vi phạm đối với chính doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức khi người sử dụng dịch vụ có lý do để phản hồi nếu phim có nội dung và hành vi vi phạm; có các hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan đến hoạt động phổ biến phim trên không gian mạng của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức.
Các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức thực hiện hoạt động phổ biến phim trên không gian mạng có trách nhiệm công khai hướng dẫn cách sử dụng biện pháp kỹ thuật trên các ứng dụng hoặc trang web phổ biến phim; bảo đảm rõ ràng, minh bạch, dễ sử dụng. Đồng thời, xử lý phản ánh, khiếu nại, báo cáo của người sử dụng dịch vụ chậm nhất trong 48 giờ kể từ khi nhận được báo cáo của người sử dụng dịch vụ; tạm khóa hoặc gỡ bỏ nội dung bị phản ánh, khiếu nại.
Các tổ chức, doanh nghiệp có nền tảng truyền thông số để thực hiện phổ biến phim tại Việt Nam phải có biện pháp để xác thực thông tin khi người dùng đăng ký sử dụng dịch vụ, xác thực độ tuổi của người sử dụng.
Có biện pháp kỹ thuật để gỡ bỏ phim vi phạm quy định khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và hướng dẫn cha/mẹ, người giám hộ trẻ em tự kiểm soát, quản lý, bảo đảm trẻ em xem phim phù hợp với độ tuổi.
Ngăn chặn, gỡ bỏ phim vi phạm chậm nhất trong 24 giờ kể từ thời điểm có yêu cầu của Bộ TT&TT với truờng hợp doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức phổ biến phim trên không gian mạng không thực hiện ngăn chặn, gỡ bỏ theo yêu cầu.
Dự thảo Nghị định cũng quy định trách nhiệm của các nhà mạng viễn thông, nếu phát hiện phim phổ biến trên không gian mạng vi phạm pháp luật và ảnh hưởng đến an ninh quốc gia Việt Nam, cơ quan chức năng có quyền yêu cầu tổ chức, doanh nghiệp có mạng viễn thông thực hiện ngay biện pháp ngăn chặn truy cập phim vi phạm pháp luật. Biện pháp ngăn chặn chỉ được gỡ bỏ sau khi các vi phạm đã được xử lý theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Triển khai những biện pháp kỹ thuật cần thiết để ngăn chặn việc truy cập phim vi phạm pháp luật theo yêu cầu của Bộ TT&TT. Thời gian hoàn thành chậm nhất không quá 3 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu.
Ngoài ra, theo dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện ảnh, các doanh nghiệp phải gỡ bỏ phim vi phạm chậm nhất trong 24 giờ kể từ thời điểm có yêu cầu của Bộ TT-TT.
Về kiểm soát và trách nhiệm của các bên trong việc gỡ phim được phổ biến trên mạng, dự thảo quy định, các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức thực hiện hoạt động phổ biến phim trên không gian mạng phải thiết lập các biện pháp kỹ thuật cần thiết để cha/mẹ, người giám hộ của trẻ em kiểm soát và giới hạn việc tiếp cận của trẻ.
Bên cạnh đó, các đơn vị này cũng phải thiết lập biện pháp kỹ thuật cần thiết cho phép người sử dụng dịch vụ khiếu nại, phản ánh, báo cáo phim vi phạm đối với các đơn vị đó khi người sử dụng dịch vụ có lý do để phản hồi nếu phim có nội dung và hành vi vi phạm.
Các đơn vị thực hiện hoạt động phổ biến phim trên không gian mạng cũng có trách nhiệm xử lý phản ánh, khiếu nại, báo cáo của người sử dụng dịch vụ chậm nhất trong 48 giờ kể từ khi nhận được báo cáo của người sử dụng dịch vụ; tạm khóa hoặc gỡ bỏ nội dung bị phản ánh, khiếu nại…
Nguyễn Luận (Tổng hợp)