Dịch vụ đọc trộm tin nhắn, giả mạo chữ ký Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH “nóng” không gian mạng Việt

Dịch vụ đọc trộm tin nhắn, giả mạo chữ ký Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH “nóng” không gian mạng Việt

Thứ 2, 25/11/2024 14:00
Trong tuần qua, không gian mạng Việt Nam tiếp tục ghi nhận các phương thức lừa đảo nổi cộm như lợi dụng mùa lễ hội để lừa đảo mạo danh chiếm đoạt tài sản, quảng cáo dịch vụ đọc trộm tin nhắn mạng xã hội, mạo danh bộ LĐ-TB&XH, giả chữ ký Bộ trưởng lừa đảo xuất khẩu lao động…

Thông tin vừa được phát đi trong bản tin cảnh báo an toàn không gian mạng tuần qua của Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT). Theo đó, trong thời gian từ 18/11 - 24/11/2024, đơn vị đã ghi nhận nhiều hình thức lừa đảo "cũ mà mới" với hình thức ngày càng tinh vi hơn.

Đầu tiên phải kể đến hình thức lừa đảo mạo danh chiếm đoạt tài sản nhân mùa lễ hội cuối năm.

Thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo là sao chép hình ảnh, nội dung, video… trên Website chính thống của các Cuộc thi, lễ hội sau đó đăng tải trên trang Fanpage giả mạo nhằm tạo lòng tin cho người dân… Những kẻ xấu đứng sau sẽ dẫn dắt người có nhu cầu tham gia Cuộc thi chuyển sang dùng mạng xã hội Telegram để đăng ký, xét duyệt hồ sơ tham gia thi.

Trong quá trình đó, với yêu cầu người đăng ký hoàn tất việc xét duyệt hồ sơ tham gia, đối tượng sẽ yêu cầu người dân tiếp tục tham gia chương trình khảo sát, thực hiện nhiệm vụ đánh giá, mua trang phục bằng hình thức chuyển tiền vào tài khoản do đối tượng cung cấp. Ban đầu, khi người dân hoàn thành nhiệm vụ với các đơn hàng có giá trị nhỏ, đối tượng sẽ trả lại toàn bộ số tiền mua hàng và tiền trích như đã hứa hẹn. Sau khi người dân chốt nhiều đơn hàng với số tiền lớn hơn ở những lần tiếp theo, đối tượng sẽ không trả tiền gốc và tiền trích với lý do như: Cú pháp soạn tin bị sai, hệ thống bị lỗi, gặp sự cố về đơn hàng… Đồng thời, đối tượng yêu cầu nạn nhân phải chuyển khoản thêm tiền để xác minh đơn hàng, bảo lưu tài khoản và cam kết sẽ hoàn trả lại toàn bộ số tiền đã chuyển khi hoàn thành nhiệm vụ. Đến khi nạn nhân hết tiền để chuyển khoản hoặc phát hiện bị lừa, các đối tượng sẽ chặn toàn bộ liên lạc..

mao danh lua dao
Cục An toàn thông tin cảnh báo tình trạng lợi dụng mùa lễ hội cuối năm để thực hiện chiêu trò lừa đảo mạo danh chiếm đoạt tài sản.

Trước thông tin trên, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến cáo người dân cần thận trọng khi tiếp nhận thông tin từ các trang Facebook về các cuộc thi hoặc chương trình trên mạng, đồng thời yêu cầu xác minh rõ ràng danh tính của đơn vị tổ chức trước khi tham gia. Không thực hiện theo hướng dẫn của đối tượng lạ đặc biệt là giao dịch chuyển tiền. Không cung cấp thông tin cá nhân dưới mọi hình thức. Tuyệt đối không truy cập vào các đường dẫn lạ hoặc tải về ứng dụng không rõ nguồn gốc Trong trường hợp nghi ngờ bản thân bị lừa đảo, người dân cần ngay lập tức báo cáo cho cơ quan chức năng hoặc tổ chức bảo vệ người tiêu dùng để được hỗ trợ, giải quyết và ngăn chặn kịp thời.

Tiếp theo là tình trạng giả mạo Bộ LĐ-TB&XH để lừa đảo. Trước đó, ngày 22/11, Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) đưa ra khuyến cáo các hành vi mạo danh, lừa đảo, môi giới bất hợp pháp liên quan đến các chương trình đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Theo Trung tâm Lao động ngoài nước, gần đây xuất hiện một số đối tượng lợi dụng mạng xã hội để mạo danh Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) và Trung tâm Lao động ngoài nước nhằm lừa đảo những người muốn đi nước ngoài làm việc. Cụ thể, các đối tượng lập Fanpage có tên "Trung tâm tư vấn việc làm ngoài nước - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội", "Tư vấn XKLĐ - Asian"… mạo danh là trang thông tin của Bộ LĐ-TB&XH, Trung tâm Lao động ngoài nước. Ngoài ra, các đối tượng mạo danh chữ ký của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, đăng tải nội dung kèm theo hình ảnh lãnh đạo Bộ làm việc với đối tác nước ngoài, nhằm tạo dựng lòng tin để dụ dỗ người lao động tham gia các chương trình làm việc tại Úc, chương trình EPS (Hàn Quốc)… thông qua các fanpage (trang tương tác được tạo từ tài khoản facebook cá nhân hoặc doanh nghiệp) và website (trang web) giả mạo.

2min23565a056db


Trước chiêu trò tinh vi trên, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến cáo người dân đặc biệt là người đang có nhu cầu xuất khẩu lao động cần cẩn trọng trước các tổ chức chào mời “việc nhẹ, lương cao” trên mạng xã hội. Chủ động tìm hiểu trước thông tin về đơn vị đang thực hiện quảng cáo và đối chiếu với danh sách doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được đăng tải trên trang thông tin điện tử chính thống của Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ LĐ-TB&XH (http://www.dolab.gov.vn) hoặc Sở LĐ-TB&XH. Đồng thời thực hiện rà soát kỹ nội dung trên hợp đồng dịch vụ giữa các bên trước khi ký kết, phải có đầy đủ thông tin về quyền và trách nhiệm của các bên, nội dung công việc, chi phí. Không cung cấp thông tin cá nhân hoặc chuyển tiền cho các đối tượng, tổ chức lạ dưới mọi hình thức.

Cũng theo Cục An toàn thông tin, tuần qua trên không gian mạng Việt Nam tiếp tục ghi nhận các vụ lừa đảo liên quan quảng cáo về dịch vụ đọc trộm tin nhắn, theo dõi, giám sát tài khoản mạng xã hội.

Theo đó, Công an huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) mới đây cũng đã khởi tố hai kẻ xấu dùng thủ đoạn cung cấp dịch vụ đọc trộm tin nhắn bằng công nghệ để chiếm đoạt hơn 100 triệu đồng. Thủ đoạn của nhóm đối tượng này là khi khách hàng có nhu cầu liên hệ, các đối tượng sẽ thông báo giá từng gói dịch vụ và yêu cầu thanh toán một phần tiền trước. Khi nạn nhận chuyển tiền xong, chúng lập tức chặn liên lạc và biến mất.

3min2adb2015245


Đối với hình thức trên, thủ đoạn được các đối tượng sử dụng là liên hệ qua với khách hàng qua Zalo, sử dụng tài khoản ngân hàng (không chính chủ) để người khác tin tưởng, chuyển tiền đặt cọc rồi chiếm đoạt. Khi khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ theo dõi, đọc trộm tin nhắn của người khác trên mạng xã hội, các đối tượng hướng dẫn khách hàng gửi tài khoản cần theo dõi, thông báo giá từng gói dịch vụ (phần mềm theo dõi) và cung cấp số tài khoản ngân hàng để chuyển tiền. Do tin tưởng các đối tượng, nhiều nạn nhân đã chuyển tiền tới số tài khoản trên. Sau khi nhận được tiền, đối tượng đã chặn mọi liên lạc.


Trước tình hình lừa đảo diễn ra, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến cáo người dùng không nên tin tưởng những sản phẩm không rõ nguồn gốc hoặc mua bán những sản phẩm không hợp pháp trên mạng xã hội. Không sử dụng các dịch vụ hoặc ứng dụng có mục đích xâm phạm quyền riêng tư của người khác. Hành vi đọc trộm tin nhắn không chỉ là vi phạm pháp luật mà còn là vi phạm nghiêm trọng đạo đức xã hội. Việc xâm phạm quyền riêng tư có thể gây ra tổn thương tâm lý, làm mất lòng tin giữa các cá nhân. Người dùng không tải và cài đặt các ứng dụng từ các nguồn không chính thức hoặc từ các trang web không rõ ràng; cài đặt và sử dụng phần mềm diệt virus và bảo mật để quét và phát hiện các phần mềm độc hại có thể đang theo dõi thiết bị. Ngoài ra, phải thường xuyên thay đổi mật khẩu các tài khoản mạng xã hội, email, và sử dụng xác thực hai yếu tố để tăng cường bảo mật. Nếu phát hiện hoặc nghi ngờ về ứng dụng hoặc dịch vụ đọc trộm tin nhắn, bạn nên báo cáo ngay cho cơ quan chức năng để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Nam Lê

Cảnh báo lừa đảo đổi tem đăng kiểm trực tuyến

Thứ 3, 24/09/2024 17:59
Theo cảnh báo mới nhất từ Cục An toàn thông tin Việt Nam, các đối tượng lừa đảo đang nhắm vào các chủ phương tiện (ô tô) để lừa đảo “đổi tem đăng kiểm trực tuyến”, khai thác thông tin cá nhân và lừa lấy mã OPT, chiếm quyền điều khiển điện thoại.

Cảnh báo lừa đảo liên quan Black Myth: Wukong, game thủ cẩn trọng, tránh bị "lùa gà"

Thứ 4, 04/09/2024 15:37
Black Myth: Wukong đang là cái tên rất hot và nhiều kẻ xấu đã lợi dụng tựa game này để đi... lừa đảo.

Cảnh báo lừa đảo email, chuyển hướng thanh toán

Chủ nhật, 21/07/2024 08:21
Cục An toàn thông tin vừa trích dẫn một vụ việc lừa đảo chuyển hướng thanh toán qua email, nhắm tới các khách hàng sử dụng dịch vụ mua bán bất động sản, đồng thời khuyến cáo người dân nâng cao tinh thần cảnh giác trước thủ đoạn mới này.
Cùng tác giả

Honda chi hơn 1 tỷ USD để nâng cấp các nhà máy ở Mỹ

Thứ 6, 18/03/2022 16:00
Chi nhánh sản xuất tại Canada của Honda Motor Co sẽ đầu tư 1,38 tỷ đô la Canada (1,09 tỷ USD) trong vòng 6 năm để nâng cấp các nhà máy của mình ở Ontario khi hãng chuẩn bị sản xuất chiếc SUV hybrid mới cho Bắc Mỹ.
Cùng chuyên mục

Bị khách hàng tố, VinaPhone nói gì về việc thu hồi SIM số đẹp đuôi 999.999 ?

Thứ 3, 10/12/2024 17:50
Trước những phản ánh trên mạng xã hội liên quan trường hợp thu hồi SIM số đẹp 0xx7.999.999 với những tranh luận trái chiều, VinaPhone đã lên tiếng khẳng định, nhà mạng làm đúng theo quy định của Bộ TT&TT, đã công khai trên website nhiều năm nay.

Cần chung tay xoá nạn lừa đảo giả nhân viên giao hàng yêu cầu khách chuyển khoản

Thứ 3, 10/12/2024 09:54
Khi nhận được cuộc gọi nói đúng đơn hàng, mặt hàng, giá của đơn hàng đã mua và bị yêu cầu chuyển khoản, nhiều người mua hàng online đã trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo giả danh nhân viên giao hàng thời gian qua.

Hành trình IVF và những phép màu từ công nghệ

Thứ 2, 09/12/2024 10:20
Những chuyến xe tìm về, thăm hỏi các gia đình đã thành công đón con yêu về nhà bằng công nghệ IVF của đội ngũ y bác sĩ bệnh viện Đức Phúc (Hà Nội) đã, đang góp phần lan tỏa, tiếp thêm sức mạnh cho nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn vẫn đang trên hành trình tìm kiếm con yêu khắp mọi miền đất nước.

Hà Nội khánh thành Trung tâm dữ liệu Chính của Thủ đô

Thứ 6, 06/12/2024 18:03
Ngày 6/12, tại IDC Hòa Lạc, UBND TP.Hà Nội đã khánh thành Trung tâm Dữ liệu Chính của Thủ đô. Sự kiện này được xem là bước đặt nền móng quan trọng cho kỷ nguyên đô thị thông minh thành phố.

“Gã khổng lồ” chip Nvidia bất ngờ mua lại công ty trí tuệ nhân tạo của Vingroup

Thứ 6, 06/12/2024 16:31
Ngày 5/12, Chủ tịch Nvidia Jensen Huang bất ngờ thông báo tập đoàn này đã mua lại công ty trí tuệ nhân tạo VinBrain của Vingroup. Giá trị thương vụ chưa được tiết lộ.
     
xe.nguoiduatin.vn