Hà Nội ra công điện khẩn về ứng phó với lũ, sẵn sàng phương án sơ tán người dân

Thứ 3, 10/09/2024 11:22
Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã sẵn sàng các phương án sơ tán người dân, di chuyển tài sản đến nơi an toàn khi cần thiết.

Đêm 9/9, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Công điện số 13/CĐ-UBND về việc tập trung ứng phó lũ lớn trên các tuyến sông.

Công điện nêu rõ: Hiện nay mực nước sông Hồng (sông Thao) tại Lào Cai, Yên Bái đang vượt trên báo động 3; mực nước sông Lô đang tiếp tục lên nhanh (hồ Tuyên Quang mở 8 cửa xả đáy; hồ Thác Bà mở 3 cửa xả mặt).

Trên lưu vực sông Đà, lưu lượng nước đến hồ Hòa Bình đang tăng nhanh, hồ đang mở 2 cửa xả đáy và sẽ tiếp tục mở thêm. Mực nước sông Đà, sông Hồng, sông Đuống đang rất lên nhanh, lưu tốc dòng chảy lớn. Mực nước các sông trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện đang ở mức cao: Sông Tích, sông Bùi: trên báo động 3; sông Cầu, sông Cà Lồ: trên báo động 2; sông Đáy: trên báo động 1 và đang xu hướng tiếp tục lên; sông Hồng tại trạm thủy văn Long Biên: 7,81m (dưới báo động 1 là 1,69m, dự báo sẽ lên báo động 1 vào đêm ngày 10/9).

Để chủ động ứng phó với lũ lớn trên sông, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu Giám đốc/Thủ trưởng các cấp, các ngành căn cứ tình hình mưa lũ, chủ động kiểm tra, rà soát, sẵn sàng triển khai các kế hoạch, phương án hộ đê, phương án ứng phó với mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ” phù hợp với địa bàn, phạm vi, lĩnh vực quản lý; tổ chức thông báo ngay đến người dân, các tổ chức có hoạt động ở khu vực bãi sông, trên sông biết để chủ động phòng, tránh đảm bảo an toàn.

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền đến người dân ở tại các khu vực có nguy cơ cao, đặc biệt là các vùng ven sông, vùng trũng thấp, vùng có nguy cơ lũ rừng ngang bằng nhiều hình thức để thông báo, cảnh báo người dân; tăng cường tuyên truyền tại các trường học, khu dân cư, cơ quan, doanh nghiệp; phối hợp với các tổ chức đoàn thể để tuyên truyền đến từng tổ chức, hộ gia đình.

Tổ chức trực ban, ứng trực 24/24h: theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ; bố trí cán bộ trực ban 24/24h, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt; theo dõi sát sao các bản tin dự báo, cảnh báo mưa lũ; kịp thời báo cáo về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố khi có sự cố, tình huống bất thường; duy trì liên lạc thường xuyên với các địa phương, đơn vị để nắm bắt tình hình và chỉ đạo kịp thời.

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời ứng cứu khi có tình huống xảy ra; duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi có tình huống xảy ra; kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng quân đội, công an, y tế để ứng cứu kịp thời, hiệu quả.

Lũ sông Hồng dâng cao khiến nhiều bến, bãi ven sông bị ngập trong đêm 9 rạng sáng 10/9.

Lũ sông Hồng dâng cao khiến nhiều bến, bãi ven sông bị ngập trong đêm 9 rạng sáng 10/9.

Sẵn sàng phương án sơ tán người dân

Công điện của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội nêu rõ Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã phải thường xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin về việc xả lũ các hồ chứa thủy điện thượng nguồn, lũ lớn trên các tuyến sông; kịp thời thông báo cho người dân ở những vùng thấp, trũng có khả năng bị ngập hoặc có nguy cơ bị sạt lở biết để chủ động phòng tránh; không để người dân đến những khu vực bị ngập, có nguy cơ sạt lở.

Đồng thời chủ động rà soát, sẵn sàng các phương án sơ tán người dân, di chuyển tài sản đến nơi an toàn khi cần thiết; xác định các khu vực nguy hiểm, khu vực có địa hình trũng, thấp dễ xảy ra ngập sâu, cô lập, khu vực sát bờ sông, nguy cơ sạt lở nguy hiểm, khu vực bãi giữa sông Hồng, lên danh sách các hộ dân cần sơ tán.

Chuẩn bị các điểm sơ tán an toàn, đảm bảo đủ chỗ ở, lương thực, nước uống, thuốc men cho người dân; hướng dẫn người dân nắm rõ quy trình, thao tác khi có lệnh sơ tán; kiên quyết triển khai phương án sơ tán, đảm bảo an toàn đối với người dân; phân công cán bộ phụ trách từng khu vực, hộ gia đình cần sơ tán, đảm bảo không bỏ sót người dân.

Yêu cầu chủ đầu tư các công trình đang thi công trên sông, ven sông, các chủ phương tiện vận tải thủy chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, phương tiện, thiết bị và công trình; rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho các cơ sở nuôi trồng thủy sản trên sông, hoạt động sản xuất kinh doanh, khai thác khoáng sản, sản xuất nông nghiệp nơi bãi sông…; chủ động thu hoạch hoa màu ở những vùng bãi thấp, trũng có nguy cơ bị ngập lũ.

Thường xuyên kiểm tra hoạt động của các đò ngang, đò dọc, các phương tiện nổi trên sông để đảm bảo an toàn cho người, phương tiện; cần thiết tạm ngừng hoạt động để đảm bảo an toàn.

Có phương án bảo vệ tài sản, kho tàng, hàng hóa của Nhà nước và Nhân dân ở những vùng có khả năng bị ảnh hưởng của lũ; di chuyển chất dễ cháy, nổ, hóa chất độc hại ra khỏi vùng bãi sông; đảm bảo an toàn về điện.

Tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố về đê điều ngay từ giờ đầu; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó đối với những tình huống xấu có thể xảy ra; thực hiện nghiêm công tác tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa lũ theo đúng quy định của Luật Đê điều và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Thông tư số 01/2009/TT-BNN ngày 06/01/2009.

Công điện cũng đề cập tới chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội tới Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô, Giám đốc Công an Thành phố, Giám đốc các Sở  Giao thông vận tải; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công thương; Lao động, Thương binh và Xã hội; Y tế; Xây dựng; Thông tin và Truyền thông và Tổng Công ty Điện lực Hà Nội về việc chi đạo các đơn vị có liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để hỗ trợ người dân và ứng phó với các tình huống trong và sau mưa lũ.

Cùng chuyên mục

Thời tiết hôm nay ngày 6/10: Hà Nội cuối tuần nắng đẹp, miền Trung mưa lớn

Chủ nhật, 06/10/2024 05:45
Thời tiết hôm nay ngày 6/10/2024 mới nhất. Cập nhật tin tức thời tiết hôm nay, dự báo thời tiết ngày 6/10/2024 trên Đời sống & Pháp luật.

Tin thời sự mới ngày 6/10: Lại xảy ra động đất 4,1 độ richter ở Kon Tum

Chủ nhật, 06/10/2024 05:30
Tin tức thời sự 24h mới nhất ngày 6/10/2024. Cập nhật tin tức thời sự 24h nóng nhất ngày 6/10/2024 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Tin tức đời sống 6/10/2024: Hãi hùng phát hiện vắt rừng còn sống trong mũi

Chủ nhật, 06/10/2024 05:25
Tin tức đời sống mới nhất ngày 6/10/2024. Cập nhật tin tức đời sống mới nhất ngày 6/10/2024 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Tin tức tai nạn giao thông mới nhất ngày 6/10: Xe ben mất lái lao vào xe du lịch

Chủ nhật, 06/10/2024 05:00
Tin tức tai nạn giao thông mới nóng nhất 24h qua. Cập nhật tin tức tai nạn giao thông mới nhất ngày 6/10/2024 trên Đời sống & Pháp luật.

Có nên trồng cây dâu tằm trước nhà?

Thứ 7, 05/10/2024 12:37
Quyết định có nên trồng cây dâu tằm trước nhà hay không phụ thuộc vào quan điểm của mỗi người.
     
Nổi bật trong ngày

Củ dền - "bảo bối" cho người huyết áp cao nhưng ai không nên ăn?

Thứ 7, 05/10/2024 07:05
Củ dền không chỉ là nguyên liệu cho những món ăn ngon miệng mà còn được ví như "bảo bối" cho sức khỏe, đặc biệt là với người bị huyết áp cao.

Đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Thứ 7, 05/10/2024 08:37
Hành vi đu bám vào phương tiện đang chạy rất nguy hiểm. Đây là hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

Vụ 13 học sinh Thanh Oai nghi ngộ độc thực phẩm: Không phải do nước ngọt

Thứ 7, 05/10/2024 09:52
Liên quan đến vụ 13 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm, Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia đã công bố kết quả kiểm nghiệm các mẫu nước ngọt.

Nhận định soi kèo trận Brentford vs Wolves Premier League, 21h ngày 5/10: Bắt nạt "bày sói"

Thứ 7, 05/10/2024 11:51
Nhận định soi kèo trận Brentford vs Wolves vào lúc 21h ngày 5/10 trong khuôn khổ vòng 7 Ngoại hạng Anh 2024/25.

Hai chị em họ 5 tuổi và 9 tuổi "mất tích" ở TP.HCM được tìm thấy ở đâu?

Thứ 7, 05/10/2024 02:17
Hai chị em họ 5 tuổi và 9 tuổi được cho là mất tích ở TP.HCM đã được lực lượng chức năng đưa vào trung tâm bảo trợ xã hội.
xe.nguoiduatin.vn