Hà Nội vươn mình, toàn công trình

Hà Nội vươn mình, toàn công trình "chất"!

Thứ 5, 10/10/2024 07:34
Sau 70 năm từ ngày Tiếp quản Thủ đô (10/10/1954), Hà Nội đã thay đổi mạnh mẽ. Những tòa cao ốc liên tiếp mọc lên, và các đại lộ lớn kết nối với các tỉnh thành lân cận với tên gọi mới. Hà Nội hiện đại đang có một diện mạo và vị thế riêng biệt, đầy tự hào.
Hà Nội vươn mình, toàn công trình chất!- Ảnh 1.

Hình ảnh một Thủ đô Hà Nội với những nét truyền thống xen lẫn sự hiện đại và phát triển xuất hiện ngày càng rõ nét hơn. (Ảnh: Lê Hoàng Vũ)

Hà Nội vươn mình, toàn công trình chất!- Ảnh 2.

Trong quá trình đô thị hóa, các khu đô thị tại Hà Nội mọc lên với mật độ ngày càng dày đặc. Các khu dân cư, các toà cao ốc xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Trong ảnh còn xuất hiện Nhà Quốc hội hay Tòa nhà Quốc hội Việt Nam, còn có tên gọi khác là Hội trường Ba Đình mới, là trụ sở làm việc và nơi diễn ra các phiên họp toàn thể của Quốc hội Việt Nam. Nhà Quốc hội được khởi công xây dựng vào năm 2009 và khánh thành vào năm 2014 tại khu trung tâm chính trị Ba Đình. Tòa nhà tọa lạc trên đường Độc Lập, nhìn ra Quảng trường Ba Đình, đối diện với Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và nằm cạnh khu di tích khảo cổ 18 Hoàng Diệu. (Ảnh: Lê Hoàng Vũ)

Hà Nội vươn mình, toàn công trình chất!- Ảnh 3.

Hà Nội đan xen giữa các khu nhà tập thể cũ, ở xa xa là những toà cao ốc mọc lên tạo ra khung cảnh giao thoa giữa nét truyền thống và hiện đại về các công trình nhà ở khi nhìn từ trên cao. Sự kết nối các tuyến đường mới mở, việc đi lại thuận tiện cũng là yếu tố giúp các dự án mở rộng ra xa khỏi trung tâm. Có thể nhìn thấy, cùng với các khối nhà mọc lên, Hà Nội vẫn giữ được những khoảng không gian cây xanh cần thiết cho đô thị. (Ảnh: Lê Hoàng Vũ)

Hà Nội vươn mình, toàn công trình chất!- Ảnh 4.

Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội được thành lập ngày 14 tháng 10 năm 1954 tức 4 ngày sau khi Thủ đô được giải phóng. Tọa lạc tại số 3 - 5 phố Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội. (Ảnh: Lê Hoàng Vũ)

Hà Nội vươn mình, toàn công trình chất!- Ảnh 5.
Hà Nội vươn mình, toàn công trình chất!- Ảnh 6.

Hà Nội sau khi mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, các khu vực như phía Tây Thủ đô (khu vực Hà Tây cũ) chính là khu vực được đầu tư mạnh mẽ với nhiều công trình giao thông lớn được hình thành. Đại lộ Thăng Long là tuyến đường nối Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc, trong đó có đi qua địa phận các huyện như Thạch Thất, Hoài Đức, Quốc Oai,...Đại lộ Thăng Long thuộc tuyến cao tốc Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên nối khu trung tâm Hà Nội với quốc lộ 21A cũ, nay là điểm đầu của đường Hồ Chí Minh. Chiều dài toàn tuyến là 30 km, nằm gọn trong địa giới thành phố Hà Nội. (Ảnh: Lê Hoàng Vũ)

Hà Nội vươn mình, toàn công trình chất!- Ảnh 7.

Ngày 1-8-2008, Nghị quyết số 15 của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan chính thức có hiệu lực, mở ra thời kỳ xây dựng, kiến tạo to lớn cả về lượng và chất của Thủ đô. Có thể dễ dàng nhìn thấy sự phát triển thần tốc của Thủ đô Hà Nội sau 16 năm mở rộng địa giới Hành chính Thủ đô. (Ảnh: Lê Hoàng Vũ)

Hà Nội vươn mình, toàn công trình chất!- Ảnh 8.

Sau 16 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, đây được xem như một cuộc kiến tạo mang tầm vóc lịch sử. Từ đây, Hà Nội có hình dạng trên bản đồ giống một "trái tim cách điệu", trùng hợp thú vị với vị thế trung tâm như một trái tim của cả Quốc gia. (Ảnh: Lê Hoàng Vũ)

Hà Nội vươn mình, toàn công trình chất!- Ảnh 9.

Trong ảnh là khu vực Trung Hòa - Nhân Chính, một trong những khu đô thị mở rộng đầu tiên của Hà Nội kể từ những năm 2000. (Ảnh: Lê Hoàng Vũ)

Hà Nội vươn mình, toàn công trình chất!- Ảnh 10.

Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam nằm tại đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội và được coi là tổ hợp công trình đa năng lớn nhất tại Thủ đô. Sự kiện đầu tiên diễn ra ở đây là Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương vào ngày 18 và 19 tháng 12 năm 2006. (Ảnh: Lê Hoàng Vũ)

Hà Nội vươn mình, toàn công trình chất!- Ảnh 11.

Dự án Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam được xây dựng tại quận Nam Từ Liêm (Hà Nội), nằm sát mặt đường đại lộ Thăng Long. Đây là dự án cấp đặc biệt, do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam làm chủ đầu tư, được triển khai xây dựng trên khu đất có diện tích hơn 74ha. Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đang hoàn tất những công đoạn điều chỉnh cuối cùng, sẵn sàng đón người dân tới tham quan từ tháng 1/11 và miễn phí toàn bộ vé đến hết năm 2024. (Ảnh: Lê Minh Sơn)

Hà Nội vươn mình, toàn công trình chất!- Ảnh 12.
Hà Nội vươn mình, toàn công trình chất!- Ảnh 13.
Hà Nội vươn mình, toàn công trình chất!- Ảnh 14.
Hà Nội vươn mình, toàn công trình chất!- Ảnh 15.
Hà Nội vươn mình, toàn công trình chất!- Ảnh 16.
Hà Nội vươn mình, toàn công trình chất!- Ảnh 17.

Kiến trúc tòa nhà Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam bắt nguồn từ khái niệm "Trời, Đất và Biển", đây là 3 yếu tố tự nhiên hình thành nên quốc gia, đồng thời thể hiện cho 3 lực lượng chính của Quân đội nhân dân Việt Nam. Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là công trình quan trọng hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam. (Ảnh: Lê Minh Sơn)

Hà Nội vươn mình, toàn công trình chất!- Ảnh 18.
Hà Nội vươn mình, toàn công trình chất!- Ảnh 19.

Cung thiếu nhi Hà Nội được đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng, bên cạnh các phòng học chức năng còn có phòng chiếu phim, bể bơi bốn mùa, nhà thi đấu đa năng, nhà hát... Cung thiếu nhi Hà Nội được xây dựng trên khu đất gần 40.000 m2 tại công viên hồ điều hòa CV1, trong khu đô thị mới Cầu Giấy, quận Nam Từ Liêm.Khởi công từ tháng 11/2021, sau hơn hai năm công trình đã hoàn tất. Cung thiếu nhi gồm hai khối nhà, trong đó khối nhà A (trước) có nhà hát, rạp phim, CLB nghệ thuật...; khối nhà B có thư viện, tháp thiên văn, nhà thi đấu, bể bơi...Sáng 21/9 vừa qua, Hà Nội đã khánh thành Cung thiếu nhi mới tại quận Nam Từ Liêm và gắn biển Công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024). (Ảnh: Lữ Phụng Tiên)

Hà Nội vươn mình, toàn công trình chất!- Ảnh 20.

Cầu Nhật Tân là cây cầu dây văng lớn nhất Việt Nam hiện tại được xây dựng với tổng mức đầu tư hơn 13.626 tỷ đồng nằm trong tổng số 7 cầu bắc qua sông Hồng đoạn Hà Nội nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh. Cầu được khởi công ngày 7 tháng 3 năm 2009 và được khánh thành vào ngày 4/1/2015, đồng bộ với đường Nhật Tân – Nội Bài tạo nên một tuyến cao tốc nội đô hiện đại, rút ngắn thời gian di chuyển từ Cảng hàng không quốc tế Nội Bài tới trung tâm Hà Nội. Cây cầu còn tượng trưng cho mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản. (Ảnh: Lê Hoàng Vũ)

Hà Nội vươn mình, toàn công trình chất!- Ảnh 21.
Hà Nội vươn mình, toàn công trình chất!- Ảnh 22.

Mặc dù Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu tỷ lệ đô thị hóa dự kiến đến năm 2025 đạt khoảng 60-62%, đến năm 2030 dự kiến đạt khoảng 65-75%. Thế nhưng hiện nay vẫn đang giữ được các không gian cây xanh, hồ nước điều hòa lớn bên cạnh những tòa cao ốc, vấn đề cân bằng giữa việc bê tông hóa, đô thị hóa và giữ lại các không gian xanh luôn là bài toán quan trọng với mỗi vùng đất đang phát triển. (Ảnh: Lê Hoàng Vũ)

Hà Nội vươn mình, toàn công trình chất!- Ảnh 23.

Các khu đô thị mở rộng ở vòng ngoài Trung tâm Thủ đô xuất hiện ngày càng nhiều hơn theo đà của hạ tầng giao thông và các tuyến đường trọng điểm. Trong ảnh là khu vực Quận Thanh Xuân và công trình đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông và phía bên cạnh là khu vực Cao - Xà - Lá. Người dân Thủ đô thường dùng từ khu "đất vàng" Cao Xà Lá để nói về tổ hợp công nghiệp lớn nhất một thời, từng là niềm tự hào của Hà Nội gồm 3 nhà máy cao su - xà phòng - thuốc lá ở quận Thanh Xuân. Sự giao thoa giữa niềm tự hào trong quá khứ và một biểu tượng tự hào mới của người dân Thủ đô khi tuyến đường sắt trên cao đầu tiên được khởi công ngày 10 tháng 10 năm 2011 và đã chính thức đi vào hoạt động ngày 6 tháng 11 năm 2021. (Ảnh: Lê Hoàng Vũ)

Hà Nội vươn mình, toàn công trình chất!- Ảnh 24.
Hà Nội vươn mình, toàn công trình chất!- Ảnh 25.
Hà Nội vươn mình, toàn công trình chất!- Ảnh 26.
Hà Nội vươn mình, toàn công trình chất!- Ảnh 27.

Trong ảnh là nút giao thông 4 tầng tại quận Thanh Xuân với đường sắt Cát Linh - Hà Đông. (Ảnh: Quý Nguyễn)

Hà Nội vươn mình, toàn công trình chất!- Ảnh 28.
Hà Nội vươn mình, toàn công trình chất!- Ảnh 29.

Cầu Long Biên (tên cũ là cầu (Pont de) Paul Doumer) là cây cầu thuộc đoạn đường quốc lộ 1 cũ bắc qua sông Hồng kết nối quận Hoàn Kiếm, quận Ba Đình với quận Long Biên của Hà Nội, thay thế cho bến đò Ngọc Lâm cũ từ thế kỷ 19. Chiếc cầu được xây dựng từ năm 1898 tới năm 1902 bởi công ty Daydé & Pillé của Pháp, và được sử dụng vào năm 1903. Trong thời kì Mỹ ném bom miền Bắc (1965-1972), cầu đã nhiều lần bị hư hại, vì thế đa số các nhịp cầu Long Biên hiện nay là do Việt Nam xây lại trong thập niên 1970.  Cầu Long Biên là nơi chứng kiến những lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hà Nội vào chiều 9/10/1954. (Ảnh: Lê Hoàng Vũ)

Hà Nội vươn mình, toàn công trình chất!- Ảnh 30.
Hà Nội vươn mình, toàn công trình chất!- Ảnh 31.
Hà Nội vươn mình, toàn công trình chất!- Ảnh 32.
Hà Nội vươn mình, toàn công trình chất!- Ảnh 33.

Tuyến đường sắt đô thị số 3 đoạn Nhổn - ga Hà Nội bắt đầu khởi công xây dựng từ năm 2010. Vào ngày 8 tháng 8 năm 2024, đoạn trên cao (từ Nhổn đến Cầu Giấy) của tuyến đường sắt chính thức đưa vào khai thác thương mại đoạn trên cao từ Nhổn đến Cầu Giấy dài 8,5km. Khi hoàn thành và kết nối toàn tuyến, tuyến sẽ đi qua tổng cộng 12 ga, trong đó gồm 8 ga trên cao và 4 ga ngầm. Điểm đầu của Tuyến bắt đầu tại Nhổn, chạy dọc Quốc lộ 32, qua Cầu Diễn, theo đường Hồ Tùng Mậu, vượt trên qua đường Vành đai 3, Xuân Thủy, Cầu Giấy, vượt trên đường vành đai 2 đến trước công viên Thủ Lệ rẽ theo đường Kim Mã đến vị trí phó Nguyễn Văn Ngọc, tại điểm này, tuyến bắt đầu hạ ngầm, chạy theo đường Kim Mã, qua Cát Linh, Quốc Tử Giám, xuyên ngầm dưới ga Hà Nội và kết thúc tại đường Trần Hưng Đạo trước cửa Ga Hà Nội. (Ảnh: Lữ Phụng Tiên)

Hà Nội vươn mình, toàn công trình chất!- Ảnh 34.

Sau 70 năm ngày tiếp quản Thủ đô (10/10/1954) và 16 năm mở rộng địa giới hành chính nhiều toà nhà cao ốc trở thành biểu tượng mới của Thủ đô như toà nhà Landmark Keangnam, toà nhà Lotte, và các công trình mang đến sự đổi thay về cơ sở hạ tầng giao thông như 2 tuyến đường sắt đô thị mới Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - Ga Hà Nội. (Ảnh: Lê Hoàng Vũ)

Lữ Phụng Tiên - Ảnh: Lê Hoàng Vũ, Lữ Phụng Tiên, Quý Nguyễn, Lê Minh Sơn

Cùng chuyên mục

Tin gió mùa đông bắc mới nhất: Nhiều nơi sắp mưa rất to, kéo dài 3 ngày liên tiếp

Thứ 7, 21/12/2024 18:58
Do ảnh hưởng của vùng áp thấp ở nam Biển Đông kết hợp không khí lạnh tăng cường, miền Trung và Tây Nguyên sẽ có mưa to đến rất to.

Bắt khẩn cấp Nguyễn Giang Chung

Thứ 7, 21/12/2024 18:57
Kêu gọi góp vốn, Nguyễn Giang Chung đã lừa đảo hàng tỷ đồng.

"Cú sốc" với Thủ tướng Canada Justin Trudeau: Đồng minh chủ chốt tuyên bố bỏ phiếu hạ bệ, quyền lực có nguy cơ tuột khỏi tay

Thứ 7, 21/12/2024 18:07
Người đứng đầu một đảng chính trị ở Canada từng giúp Thủ tướng Justin Trudeau tiếp tục nắm quyền lực vừa tuyên bố sẽ khởi động tiến trình bất tín nhiệm với chính phủ trong năm tới.

TRỰC TIẾP Việt Nam vs Myanmar: Màn chào sân rực rỡ dành cho Nguyễn Xuân Son?

Thứ 7, 21/12/2024 17:05
TRỰC TIẾP Trận đấu Việt Nam vs Myanmar diễn ra lúc 20h00 ngày 21/12 thuộc khuôn khổ vòng bảng AFF Cup 2024.

Con số chưa từng có từ trước tới nay ở sự kiện quốc tế tại Hà Nội: Gần 100.000 người đăng ký tham quan

Thứ 7, 21/12/2024 16:28
Mọi nẻo đường đổ về sân bay Gia Lâm ngày hôm nay 21/12 đều vô cùng đông đúc.
     
Nổi bật trong ngày

Ập vào nhà nghỉ bình dân, công an phát hiện 'bí mật' của đôi nam nữ

Thứ 6, 20/12/2024 11:04
Đôi nam nữ quen nhau và thỏa thuận hành vi phạm pháp qua mạng xã hội.

Việt Nam vừa ra mắt chuyến tàu siêu sang: Giá vé gần 200 triệu, giường nằm cao cấp, đầu bếp 5 sao phục vụ

Thứ 6, 20/12/2024 15:48
Chuyến tàu được kỳ vọng sẽ nâng tầm du lịch đường sắt Việt Nam.

Trấn Thành lên tiếng về nghi vấn cắt vai của Negav, chốt hạ 1 câu mà được khen khôn khéo vô cùng!

Thứ 6, 20/12/2024 22:47
Trấn Thành được khen tinh tế vì vẫn bảo vệ được phim nhưng không đẩy Negav vào "thế khó".

Hàng nghìn người dân Hà Nội xếp hàng chật kín từ sáng sớm chờ đợi tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Thứ 7, 21/12/2024 12:25
Sáng ngày 21/12, đã có rất đông người dân xếp hàng từ sớm trước cổng Sân bay Gia Lâm để có thể tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.

Hành trình 80 năm chiến đấu, trưởng thành của QĐND Việt Nam được mô phỏng bằng công nghệ hiện đại nhất

Thứ 6, 20/12/2024 11:08
Từ nay, người dân có thể xem hành trình chiến đấu và trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam bằng công nghệ thực tế ảo trên ứng dụng YooLife.
xe.nguoiduatin.vn