‘Hãy giao nhà cho chúng tôi’: Tiếng kêu cứu trong vô vọng của những nạn nhân kiệt quệ sau khi bỏ 68 tỷ đồng mua nhà nhưng vẫn trắng tay tại Trung Quốc

Thứ 3, 06/02/2024 11:12
"Các gia đình dành dụm tiền tiết kiệm nhiều thế hệ để mua nhà và rồi giờ đây là những gì chúng tôi nhận được", ông Gu ngán ngẩm nói với The Economist.
‘Hãy giao nhà cho chúng tôi’- Tiếng kêu cứu từ những nạn nhân giận giữ trong cuộc khủng hoảng BĐS ở Trung Quốc - Ảnh 1.

Tờ The Economist cho hay ông Gu Lin là một người mua nhà bình thường như bao người khác ở Trung Quốc. Người đàn ông đã có vợ con này chọn mua một căn hộ tại dự án One Riviera ở phía Nam Thượng Hải, gần sông Hoàng Phố.

Mặc dù giá căn hộ tại một địa điểm "nóng" như vậy là khá đắt đỏ nhưng ông Gu cho rằng điều này đáng giá khi thị trường bất động sản tiếp tục phát triển.

Bản thân ông Gu đã trả trước 70% giá tiền 20 triệu Nhân dân tệ (2,8 triệu USD) vào tháng 3/2020 và dự kiến sẽ đưa gia đình chuyển vào sống trong mùa thu năm 2022.

Ông Gu, vốn là một quản lý có mức lương cao ở Thượng Hải đã tưởng tượng đến viễn cảnh cuộc sống hưởng thụ ở One Riviera sau khi được bàn giao chìa khóa.

Thế nhưng đã 2 năm trôi qua kể từ ngày dự định bàn giao nhà năm 2022, dự án One Riviera vẫn chỉ là một công trường dang dở.

‘Hãy giao nhà cho chúng tôi’- Tiếng kêu cứu từ những nạn nhân giận giữ trong cuộc khủng hoảng BĐS ở Trung Quốc - Ảnh 2.

Theo The Economist, ông Gu Lin chỉ là một trong số hàng triệu người Trung Quốc đổ tiền tiết kiệm cả đời vào một tài sản có thể chẳng bao giờ được xây dựng xong. Tờ báo này khẳng định thị trường bất động sản Trung Quốc đang lâm vào khủng hoảng khi nhiều tập đoàn vỡ nợ và chẳng đủ vốn để tiếp tục xây dựng, bàn giao dự án cho người dân.

Tình hình căng thẳng đến mức nhiều người mua đã từ chối thanh toán khoản tiền đến hạn vì cho rằng dự án chậm tiến độ quá nhiều.Thậm chí một số cuộc biểu tình nhỏ lẻ đã diễn ra khi chủ đầu tư không bàn giao đúng hẹn nhưng lại ép người dân phải trả tiền nếu không muốn bị phạt.

Tiểu địa chủ

Dự án One Riviera được xây dựng bởi Dongying, một chủ đầu tư không hề được niêm yết trên sàn chứng khoán và lẽ dĩ nhiên là khó có thể thống kê được mức độ của cuộc khủng hoảng.

Theo The Economist, Dongying gọi những người mua nhà là các "xiaoyezhu" (Tiểu địa chủ) với hàm ý mỉa mai về tầng lớp trung lưu tích lũy tài sản qua bất động sản chứ chẳng hề khó khăn gì.

Trả lời The Economist, ông Gu Lin cũng thẳng thắn thừa nhận gia đình mình không nghèo, nhưng dự án này đã tiêu tốn phần lớn số tài sản tích lũy của gia đình.

Ông Gu cho hay bản thân sẽ lỗ khoảng 14 triệu Nhân dân tệ nếu không nhận được nhà và hiện có khoảng 300 người mua như ông đang phải chịu cảnh đã trả hết tiền mà không được nhân căn hộ.

Nỗi buồn của ông Gu bắt đầu chỉ 1 tháng sau khi vị quản lý ngoài 40 tuổi này đặt mua căn hộ tại One Riviera. Chính quyền Bắc Kinh khi đó đã bắt đầu siết chặt quản lý nguồn vốn thị trường bất động sản do lo ngại bong bóng thị trường đổ vỡ.

Việc hàng loạt tập đoàn bất động có khoản nợ khổng lồ đã buộc chính quyền phải chấn chỉnh lại do lo ngại đổ vỡ hàng loạt. Ngân hàng được lệnh siết tín dụng nhằm hạn chế nạn đầu cơ gây ra vô số thành phố ma, nơi vô số chung cư được xây mà chẳng ai ở.

Thêm vào đó, sự bất bình đẳng khiến nhiều người nghèo ở Trung Quốc không mua nổi nhà do nạn đầu cơ khiến giá tăng cao cũng khiến chính quyền Bắc Kinh phải vào cuộc.

Thế nhưng sự chấn chỉnh này cũng gây ra những hệ lụy.

‘Hãy giao nhà cho chúng tôi’- Tiếng kêu cứu từ những nạn nhân giận giữ trong cuộc khủng hoảng BĐS ở Trung Quốc - Ảnh 3.

Giữa năm 2021, tập đoàn bất động sản có khoản nợ lớn nhất thế giới là Evergrande tuyên bố khó thanh toán các khoản tín dụng đáo hạn.

Công ty này vỡ nợ 1 năm sau đó vì không bán được nhà trong bối cảnh lệnh giãn cách dịch Covid-19 vẫn chưa được dỡ bỏ hoàn toàn năm 2022.

Lo lắng tình hình đổ vỡ dây chuyền, người mua nhà bắt đầu chuyển sang các kênh tài sản trú ẩn khác thay vì bất động sản, qua đó càng khiến nhiều doanh nghiệp lao đao do suy giảm doanh số, trong khi nguồn vốn dần cạn kiệt.

Hậu quả là hàng loạt dự án bị đình trệ vì thiếu vốn, còn người mua nhà phải gánh chịu thiệt hại.

Số liệu của hãng tư vấn Gavekal cho thấy các hãng bất động sản lớn ở Trung Quốc đang nợ đến 7 nghìn tỷ Nhân dân tệ giá trị căn hộ chưa bàn giao xong cho người mua.

Trong đó cá biệt như Country Garden đang nợ đến 1 triệu căn hộ chưa bàn giao đúng hẹn được cho khách hàng.

Tuy nhiên đây chỉ là những con số với các tập đoàn bất động sản lớn, trong khi những dự án như One Riviera lại được các hãng tầm trung như Dongying, vốn chưa niêm yết trên sàn, xây dựng. Bởi vậy các chuyên gia dự đoán con số thực tế còn cao hơn rất nhiều.

Thậm chí một số chuyên gia dự đoán 2/3 số dự án chậm tiến độ hiện nay ở Trung Quốc sẽ chẳng bao giờ hoàn thành khi chủ đầu tư nợ nần và mất khả năng thanh toán.

Hiện tại một số thành phố, do nhiều gia đình đã không còn tiền tiết kiệm nên buộc phải dọn vào ở các chung cư chưa hoàn thiện nhằm tránh mất tiền thuê nhà.

Cảnh người dân các dự án này phải dùng than đun nước với căn hộ chưa lắp cửa trở thành điều chẳng còn mấy xa lạ ở nhiều nơi.

‘Hãy giao nhà cho chúng tôi’- Tiếng kêu cứu từ những nạn nhân giận giữ trong cuộc khủng hoảng BĐS ở Trung Quốc - Ảnh 4.

Những kẻ bất lực

Ông Liang Ming là một khách hàng tương tự như ông Gu Lin khi đặt mua nhà tại One Riviera. Để có khoản tiền 23 triệu Nhân dân tệ cho căn chung cư tại đây, ông Liang đã phải bán 2 căn hộ cũ của mình.

Hậu quả là giờ đây ông Liang phải đi ở thuê suốt 2 năm gần dự án để mong ngóng ngày nhận nhà. Với mức giá thuê cao như ở Thượng Hải thì mỗi ngày trôi qua là ông Liang lại tốn một khoản tiền không đáng có.

Điều trớ trêu là thay vì bỏ hoang hoàn toàn dự án và bị kiện, Dongying lại lách luật khi cho công nhân thi thoảng xuất hiện để One Riviera tránh bị liệt vào danh sách "Lanweilou", hay những dự án đã bị bỏ hoang và dừng thi công theo quy định của chính phủ.

Tuy nhiên với hàng rào rỉ sắt, công trình mọc cỏ dại với đầy chất thải thì chẳng khách hàng nào lại cho rằng One Riviera đang được thi công.

Theo ông Liang, việc kiện cáo đòi bồi thường cũng trở nên khó khăn và người mua đang dần bất lực.

Trên giấy tờ, Dongying đã bán khoản nợ của mình cho tập đoàn quốc doanh Cinda Asset Management chuyên giải quyết nợ xấu. Bởi vậy hiện Cinda mới là chủ thực sự của dự án One Riviera.

Thế nhưng Cinda lại chẳng mấy quan tâm đến việc hoàn thành dự án bởi nếu Dongying có vỡ nợ cũng chẳng sao vì tập đoàn quốc doanh này đằng nào cũng sẽ tiếp quản tài sản.

Đại diện phía Dongying cho hay hãng đã bán cổ phần của mình cho Cinda để vay vốn, thế nhưng ngay cả vậy thì Cinda cũng chỉ là nhà đầu tư và không có nghĩa vụ hoàn thành dự án.

Hiện chưa rõ ai là người nắm giữ tiền mua nhà của khách hàng do Dongyin không phải công ty niêm yết nên không cần công khai báo cáo tài chính. Tuy nhiên tài khoản ký quỹ gửi tiền của dự án One Riviera thì đã hoàn toàn cạn kiệt.

Các chủ nhà như ông Liang đã cố gắng kiện Dongying đòi bồi thường nhưng đổi lại chỉ là vài khoản phạt nhỏ không đáng kể. Cả ông Liang và Gu đều cho biết "thế lực" đằng sau Dongying quá mạnh để có thể chiến thắng bằng con đường kiện cáo.

‘Hãy giao nhà cho chúng tôi’- Tiếng kêu cứu từ những nạn nhân giận giữ trong cuộc khủng hoảng BĐS ở Trung Quốc - Ảnh 5.

Từ chối thanh toán

Những vụ việc như ở One Riviera đã khiến hàng loạt khách hàng từ chối tiếp tục thanh toán tiền mua nhà theo hợp đồng trên khắp Trung Quốc.

Nhiều khách hàng đang phải vay nợ để có tiền thanh toán cho những căn hộ chẳng bao giờ được xây xong, khiến họ cực kỳ bất mãn.

Một cuộc khảo sát vào tháng 6/2022 cho thấy hàng chục nghìn khách hàng trên khắp Trung Quốc đã tham gia phong trào ngừng thanh toán để bày tỏ sự bất bình vì dự án chậm tiến độ.

Thế nhưng ngay cả như vậy thì cũng chẳng giúp các dự án hoàn thành nhanh hơn.

Cực chẳng đã, những người mua như ông Liang đã biểu tình, đột nhập vào dự án với khẩu hiệu: "Hãy giao nhà cho chúng tôi".

Tuy nhiên cuối cùng mọi chuyện cũng kết thúc khi đám đông bị cơ quan chức năng giải tán.

"Các gia đình dành dụm tiền tiết kiệm nhiều thế hệ để mua nhà và rồi giờ đây là những gì chúng tôi nhận được", ông Gu ngán ngẩm nói với The Economist.

*Nguồn: The Economist

Băng Băng

Cùng chuyên mục

Câu hỏi cả thế giới thắc mắc: Người bí ẩn rước đuốc tại Olympic 2024 là ai? Kylian Mbappe hay Celine Dion?

Thứ 7, 27/07/2024 06:58
Nhiều người bất ngờ khi đến cuối cùng ban tổ chức Olympic không tiết lộ danh tính của nhân vật này.

Sạc dự phòng đeo tay tăng gấp 3 lần pin cho Apple Watch: Trông như đồng hồ siêu nhân, giá trên Taobao khoảng 350.000đ

Thứ 7, 27/07/2024 06:55
Sản phẩm được thiết kế siêu đẹp, tích hợp pin để tăng thêm 2 lần sạc cho Apple Watch thông thường nhưng bị người dùng chê là cồng kềnh và trông như đồng hồ của siêu nhân.

Celine Dion tái xuất như một "nữ thần", trình diễn đỉnh cao cứu cả lễ khai mạc Olympic Paris 2024 nhàm chán!

Thứ 7, 27/07/2024 06:53
Celine Dion khiến cả thế giới rung động khi trình diễn khép lại lễ khai mạc Olympic Paris 2024!

Bán chạy nhất thế giới năm 2023, sang 2024 vẫn "đả bại" cả S24 Ultra: Mẫu iPhone này giá chỉ còn 15 triệu

Thứ 7, 27/07/2024 06:53
Mẫu iPhone này vẫn đang là một trong số những mẫu smartphone bán chạy nhất thị trường hiện nay.

Vợ Đức Tiến lên tiếng trước tin đồn chồng bị hãm hại: "Đã có kết quả điều tra chính thức"

Thứ 7, 27/07/2024 06:50
"Người ta độc mồm độc miệng nên nói vậy thôi" – vợ Đức Tiến nói.
     
Nổi bật trong ngày

Đánh bom ở Moscow: Hé lộ "dấu vết Ukraine" và danh tính nghi phạm – Hình ảnh sĩ quan Nga gây sốt sau vụ nổ

Thứ 6, 26/07/2024 06:45
Các tình tiết mới về vụ đánh bom ở Moscow nhằm vào xe của một sĩ quan Bộ Tổng tham mưu Nga đã được công bố. Đáng lưu ý, khả năng nghi phạm trong vụ này không hành động một mình.

Kia K4 lộ kiểu dáng mới: Thực dụng hơn nhờ cốp to nhưng về Việt Nam dễ kén khách

Thứ 6, 26/07/2024 08:54
Kia có thể sắp mở rộng thị trường của K4 với mục tiêu cạnh tranh Volkswagen Golf, Toyota Corolla hay Peugeot 308.

Từng thông báo ngừng phát hành, tựa game này bất ngờ “quay xe” mở cửa trở lại sau khi bị cộng đồng lên án nặng nề

Thứ 6, 26/07/2024 10:37
Nước đi có “1-0-2” của NPH đang khiến tựa game này thành tâm điểm chú ý.

Cây điều lớn nhất thế giới có diện tích hơn 8.000 mét vuông

Thứ 6, 26/07/2024 11:32
Cây điều Pirangi ở Rio Grande do Norte, Brazil, được coi là cây điều lớn nhất thế giới với chu vi khoảng 500 mét và diện tích bao phủ 8.400 mét vuông. Cây khổng lồ này không chỉ là một biểu tượng tự nhiên mà còn là một điểm thu hút du lịch quan trọng của khu vực.

Rộ tin đồn tuyển Việt Nam thay đổi lớn, sẽ có HLV mới sau thất bại cay đắng

Thứ 6, 26/07/2024 13:44
Bị loại ngay từ vòng bảng giải U19 Đông Nam Á, U19 Việt Nam được cho là sắp có thay đổi ở vị trí "lái trưởng".
xe.nguoiduatin.vn