ĐTQG Việt Nam những năm gần đây: Hậu “Thời ông Miura”, các cầu thủ đội tuyển bóng đá trở thành ngôi sao trong lòng người dân
Hiện nay, Việt Nam được biết đến là một trong số ít quốc gia có vị thế bóng đá tại khu vực ĐNÁ, nhưng con đường đến vinh quang như ngày nay đã không thật sự “thuận buồm xuôi gió”. Khi còn là HLV ĐTQG (kiêm HLV U23) vào năm 2014, ông Miura nhận định “sự hâm mộ cũng như thực lực của đội tuyển là quá khiêm tốn. Thế nhưng, từ khi tôi đưa vào phương pháp huấn luyện theo phong cách Nhật, xây dựng đội bóng với chú tâm rèn luyện nâng cao thể lực, đội tuyển trẻ U23 đã chơi khá tốt khi đánh bại Iran. Qua thời gian, đội tuyển dần lột xác và được người hâm mộ yêu mến nhiều hơn. Sau một năm đảm trách, tôi được nhiều người biết đến hơn và cảm giác như “chỉ đi bộ trên phố thôi cũng được để ý tới”.
Sau khi ông Miura thoái nhiệm, đội tuyển Việt Nam được dẫn dắt bởi một huấn luyện viên bản địa khác, trước khi kết duyên với HLV người Hàn Park Hang-seo. Thành công vang dội nhất có lẽ là vào năm 2018 khi Việt Nam lần đầu tiên tiến tới trận chung kết giải U23 châu Á do AFC tổ chức và xuất sắc giành ngôi vị á quân. Từ đó, sự hâm mộ dành cho đội tuyển được tăng lên, và khi các người hùng trở về nước, họ được chào đón nồng nhiệt và được xem như những ngôi sao trong lòng người dân. Ông Miura cũng chia sẻ: “ĐTQG Việt Nam đang chiến đấu hết mình trong sự kỳ vọng to lớn của người dân. Khi ĐTQG Việt Nam được hâm mộ hơn ĐTQG Nhật, tôi nhận thấy rằng mình như được tiếp thêm động lực và nhiệt huyết với cương vị HLV”.
Tình hình ĐTQG Việt Nam tại vòng loại
Sau chiến thắng trước đối thủ mạnh UAE tại vòng loại thứ hai, Việt Nam đứng nhì bảng với 17 điểm trong tổng 8 trận đấu và lần đầu tiên trong lịch sử tiến vào vòng loại cuối. Dù thế, đây vẫn là cuộc chiến đầy gian nan đối với Việt Nam.
Với việc liên tục bị đối phương chi phối thế trận, Việt Nam buộc phải tăng cường phòng ngự một cách rất chặt chẽ tại các trận đấu tại vòng loại thứ 3. Các cầu thủ đến từ đất nước hình chữ S đã chơi rất tốt ở trận gặp chủ nhà Trung Quốc, dù bị dẫn trước 2 bàn, đội tuyển Việt Nam đã không bỏ cuộc và tạo nên cuộc rượt đuổi quyết liệt để quân bằng tỷ số, nhưng rất tiếc cuối cùng họ lại bị thủng lưới vào cuối trận và đến nay vẫn chưa có được điểm nào.
Sau 3 vòng đấu, Việt Nam vẫn chưa thể nếm mùi vị chiến thắng và sắp tới đây, họ sẽ tiếp đón đội tuyển Nhật Bản trên sân nhà Mỹ Đình.
Phân tích chiến thuật của ĐTQG Việt Nam
Đội hình phòng thủ cơ bản 5-4-1 và tập trung chơi bóng ngắn
VN đã áp dụng thành công chiến thuật 5-4-1 cho đến khi bước vào vòng loại cuối. Hậu vệ cánh ở tuyến cuối không tích cực tham gia tấn công mà đơn thuần chủ yếu tập trung phòng ngự. Hai hộ công cũng lùi sâu về hai cánh của hàng tiền vệ mỗi khi bị đối phương dẫn bóng xâm nhập, tạo nên hệ thống phòng ngự 5-4 vững chắc.
Tiền đạo cắm không phải quá chú trọng pressing mà chủ yếu tập trung hỗ trợ phòng ngự để giảm thiểu rủi ro một cách toàn diện. Mặt khác, về mặt tấn công, các cầu thủ Việt Nam không chơi theo kiểu chuyền dài rồi dễ dàng bị mất bóng mà cơ bản là tăng cường triển khai theo lối phối hợp bóng ngắn.
Có thể nói Việt Nam đã và đang tận dụng tối đa các cầu thủ có kỹ thuật rê bóng, khả năng làm chủ cuộc chơi tốt như hộ công Nguyễn Quang Hải (Hà Nội FC, 24 tuổi) và tiền vệ trung tâm Nguyễn Hoàng Đức (Viettel, 23 tuổi). Ông Miura cũng nhận định rằng: “VN giống với Nhật và Thái, dù có vóc dáng nhỏ bé nhưng lại có kỹ năng xử lý bóng rất tốt và có khuynh hướng thích chơi bóng ngắn”.
Đây là biểu đồ so sánh tỷ lệ giữ bóng (trục ngang) và tỷ lệ chuyền bóng ngắn (trục dọc) của VN tại vòng loại cuối với ĐTQG Nhật và bình quân của các CLB J1 League mùa này (tính đến 24/10). Ta có thể thấy, với lối chơi “chuyền ngay khi có bóng”, Việt Nam dù có tỷ lệ giữ bóng khá thấp nhưng ngược lại, tỷ lệ chuyền bóng ngắn lại khá cao. Đặc biệt ở trận đối đầu với Oman và Trung Quốc thì những con số ấy gần với tỷ lệ bình quân của G Osaka, FC Tokyo và Hiroshima (tỷ lệ chi phối bóng không quá 50% nhưng chủ yếu chuyền bóng ngắn).
Tập trung tấn công ở trung lộ: chiều cao có thể là điểm yếu
Biểu đồ trên cho thấy Việt Nam tập trung tấn công ở trung lộ, khác hẳn so với Nhật. Khuynh hướng này thấy rõ thông qua các thống kê về kiến tạo và số lần tạt bóng căng ngang. Đa phần đường chuyền mang tính chất quyết định đều xuất phát từ trung lộ, còn các pha căng ngang thì lại khá hiếm. Phải chăng đó là do Việt Nam có nhiều cầu thủ dáng vóc nhỏ, cộng thêm sở hữu đội quân có thế mạnh ở tuyến trung tâm như ngoài Nguyễn Công Phượng (HAGL, 26 tuổi) - niềm tự hào của người dân, cầu thủ từng có kinh nghiệm chơi cho CLB Mito HollyHock và cây săn bàn chính của đội, Nguyễn Tiến Linh (Bình Dương, 24 tuổi).
Song song với đó, thể hình có lẽ là điểm yếu của Việt Nam. Điều này được thấy rõ khi tỷ lệ chiến thắng tranh chấp trên không chỉ đạt 25%. Ông Miura cũng cho rằng: “Điểm yếu của các cầu thủ Việt Nam là chiều cao. Tuy những năm gần đây thể lực của họ đã khá hơn nhưng khi tranh chấp với đối thủ Trung Đông hay Úc thì họ đã khá chật vật”.
Với chủ trương bố trí các cầu thủ ưu tú của mình ở tuyến trung lộ và chơi bóng ngắn, không biết VN sẽ “khoan thủng” hàng phòng ngự kiên cố của Nhật bằng cách nào? Dĩ nhiên, đối với Nhật, đây cũng là trận đấu cực kì quan trọng nhưng có lẽ, đối với Việt Nam, trận cầu này còn háo hức gấp đôi.
Bài viết trên trang web của giải J-League được viết bằng tiếng Việt. Chúng tôi đăng nguyên văn
Theo jleague.co
Hồng Duy (Nguoiduatin.vn)
Bình luận tiêu biểu (0)