Đi khám vì đau tức bụng, bác sĩ giật mình khi nhìn kết quả nội soi của cô gái trẻ ở Hà Nội

Thứ 2, 25/04/2022 14:40
Nữ bệnh nhân mới 26 tuổi, chưa lập gia đình, đi khám do thường xuyên đi ngoài phân lỏng, đau tức vùng hậu môn, vùng bụng thì phát hiện mắc ung thư đại trực tràng giai đoạn muộn và chỉ sống thêm được 25 tháng thì tử vong.

PGS.TS.BS Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết trên thoidaiplus.suckhoedoisong.vn, nhiều người có quan điểm cho rằng ung thư đại trực tràng là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi, điều là chưa chính xác. Với người cao tuổi, tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng có thể cao hơn, tuy nhiên căn bệnh này hiện đang ngày càng trẻ hóa, nhưng do sự chủ quan nên đi khám và phát hiện muộn, khiến việc điều trị gặp không ít khó khăn.

PGS Cẩm Phương cho biết, cách đây một thời gian, trung tâm có tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân mắc ung thư đại trực tràng khi còn khá trẻ. Theo đó, nữ bệnh nhân mới 26 tuổi, chưa lập gia đình, đi khám do thường xuyên đi ngoài phân lỏng, đau tức vùng hậu môn, vùng bụng… Khai thác tiền sử cho thấy bố của bệnh nhân này cũng từng mắc ung thư đại trạng và đã mất.

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Bệnh nhân ngay sau đó được cho nội soi kiểm tra, kết quả khiến bác sĩ vô cùng bất ngờ khi lòng đại tràng của bệnh nhân có hàng nghìn polyp lớn nhỏ dày đày, có vị trí polyp đã ung thư hóa. Sau khi khám và chụp chiếu, xét nghiệm các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân ung thư đại trực tràng giai đoạn muộn, có di căn hạch, di căn gan đa ổ, di căn phúc mạc. Bệnh nhân sau đó được chỉ định điều trị hóa chất, thuốc điều trị đích và sống được thêm 25 tháng thì tử vong.

“Qua trường hợp trên tôi muốn cảnh báo ung thư đại trực tràng có thể gặp ở những người trẻ tuổi, nhất là người có yếu tố gia đình có người mắc bệnh. Vì thế, tuyệt đối không nên chủ quan, nên đi khám định kỳ hoặc khám khi có dấu hiệu khác thường”, bác sĩ Phương tư vấn.

Các dấu hiệu nguy cơ ung thư đại tràng

Rối loạn tiêu hóa kéo dài: Bệnh ung thư đại trực tràng có biểu hiện ở mọi bộ phận liên quan đến đường tiêu hóa. Một số dấu hiệu thường gặp như hơi thở hôi, hay ợ hơi, ợ chua, đau tức vùng bụng trước hoặc sau khi ăn. Đau quặn bụng, đau râm ran là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn. Song một vài trường hợp, nó báo hiệu sự tồn tại của các khối u ở dạ dày - ruột.

Chán ăn, khó tiêu, đầy trướng bụng trên vùng rốn, ăn không ngon là tình trạng thường thấy ở người bệnh ung thư đại tràng. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, sút cân.

Người bị ung thư đại trực tràng bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần trong ngày rất giống với triệu chứng bệnh lị. Tuy nhiên, người mắc bệnh lị có thể điều trị bằng cách dùng kháng sinh, còn loại thuốc này không có tác dụng với bệnh nhân ung thư đại trực tràng.

Giảm cân bất thường: Không phải do tập luyện hay ăn kiêng giảm cân mà cơ thể đột ngột sút cân thì bạn cũng không nên coi thường. Rất có thể đó là dấu hiệu của ung thư, nhất là ung thư đại tràng, dạ dày hoặc các bộ phận khác liên quan đến đường tiêu hóa.

Các rối loạn liên quan bài tiết phân: Đại tràng là cơ quan bài tiết phân trong quá trình tiêu hóa, nên ở giai đoạn sớm, người bệnh thường hay bị chứng rối loạn đại tiện, bài tiết phân như đi táo, đi lỏng thất thường, tình trạng này kéo dài.

Ung thư đại trực tràng thường khiến người bệnh đau quặn, mót rặn, khó chịu khi đi ngoài. Khi đi đại tiện, người bệnh thường bị đau quặn, mót rặn, phân nhày mũi máu và phân nát, phân hình lá lúa (do phân phải đi qua khối u), đi xong vẫn muốn rặn tiếp.

Phân mỏng, hẹp so với bình thường: Kích thước của chất thải cũng giúp phát hiện những bất thường trong hệ tiêu hóa. Tình trạng phân mỏng rất có thể do một vật cản giống như một khối u khiến phân bị chặn lại. Nếu phân có kích thước mỏng như một chiếc bút chì hoặc có hình lá lúa do phải đi qua khối u thì cần đề cao cảnh giác.

Xuất hiện máu trong phân: Đại tiện kèm máu đỏ tươi, nhỏ giọt, phủ lên phân. Một số trường hợp, ở giai đoạn cuối bệnh nhân còn thấy hậu môn trực tràng sa xuống, toàn thân gầy đi, số lần đại tiện tăng lên, khi táo bón, khi tiêu chảy.

Đây là triệu chứng phổ biến của căn bệnh song nó không đồng nghĩa mọi trường hợp phân có máu đều do mắc ung thư đại tràng. Nếu mắc bệnh khác như trĩ, nứt hậu môn bạn cũng gặp hiện tượng trên. Cần phân biệt đại tiện ra máu do trĩ thường là máu tươi. Còn bệnh nhân ung thư trực tràng thường xuất huyết dưới dạng máu lẫn với nhầy. Vì máu chảy ở niêm mạc vùng ung thư có thể bị viêm nên tiết nhầy.

Mệt mỏi và suy nhược: đây là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư nhưng lại dễ bị bỏ qua nhất. Mệt mỏi do ung thư đại tràng thường liên quan đến thiếu máu do mất máu trong phân. Người bệnh cảm thấy kiệt sức ngay cả khi đã nghỉ ngơi, đồng thời suy nhược cơ thể một cách nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân.

Ngoài các triệu chứng nêu trên, khi ung thư muộn thì có người sờ thấy cả khối u nổi ở dưới da bụng, vàng da, bụng to dần…

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư đại tràng:

Những người trên 50 tuổi tuổi: 90% ung thư đại tràng ở người trên 50 tuổi;

Tiền sử gia đình bị ung thư đại tràng hoặc polyp;

Người tiếp xúc với chất gây ung thư trong môi trường hoặc thói quen ăn uống hay lối sống;

Đàn ông nhiều nguy cơ bị bệnh hơn so với phụ nữ;

Người mắc bệnh viêm ruột, Crohn hoặc viêm loét đại tràng;

Người mắc bệnh tiểu đường.

Đau bụng

Đau bụng quặn cơn có thể là triệu chứng cảnh báo ung thư đại tràng

Hút thuốc lá: Đặc biệt là những người đã hút thuốc trong nhiều năm.

Uống rượu: Nghiên cứu cho thấy một liên kết giữa việc tiêu thụ rượu (ngay cả khi nó là trung bình) và một số loại ung thư vú, đại tràng và trực tràng, thực quản, thanh quản, gan, miệng - họng;

Bệnh béo phì và thừa cân;

Không hoạt động thể lực;

Chế độ ăn giàu thịt đỏ, thịt chế biến và ít trái cây, rau;

Sống và làm việc ở môi trường thiếu ánh sáng tự nhiên.

Các biện pháp phòng ngừa

Bỏ hút thuốc lá;

Hoạt động thể chất;

Đạt và duy trì một trọng lượng khỏe mạnh;

Hạn chế uống rượu;

Ăn đủ các loại trái cây và rau quả, ngũ cốc;

Hạn chế tiêu thụ thịt đỏ, thịt nguội (thịt chế biến-bảo quản).

Người trên 40 tuổi nên nội soi đại trực tràng để tầm soát ung thư, trong trường có polyp cần cắt sớm để tránh ung thư hoá.

PN (Nguoiduatin.vn)

Cùng chuyên mục

Giải phóng cơn đau kéo dài 20 năm cho người bệnh thoát vị đĩa đệm

Thứ 6, 01/12/2023 09:01
Người bệnh nữ, 63 tuổi, ở Nghi Phú, TP. Vinh có các triệu chứng của bệnh lý thoát vị đĩa đệm cách đây hơn 20 năm. Qua nhiều năm, người bệnh đã đi thăm khám và điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau nhưng tình trạng bệnh vẫn không cải thiện.

Ông Trump nêu lý do từ chối lời mời tới Ukraine của ông Zelensky

Thứ 3, 07/11/2023 13:14
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6/11 đã có phản hồi chính thức về lời mời thăm Kiev của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. 

Nam thanh niên có biểu hiện không bình thường dùng kéo đâm chết cậu họ

Thứ 3, 07/11/2023 12:31
Xảy ra cự cãi, Hữu đã dùng kéo đâm nhiều nhát vào người cậu họ.

"Công chúa Nhật" xinh như búp bê, được mệnh danh là "thánh body" nhờ đâu?

Thứ 3, 07/11/2023 10:58
Sana TWICE nhận được nhiều lời khen ngợi của dân mạng trong loạt ảnh tham gia sự kiện mới.

Con chip này sẽ giúp điện thoại Android cho iPhone 15 Pro "hít khói"?

Thứ 3, 07/11/2023 09:55
MediaTek đã chính thức ra mắt chip hàng đầu mới nhất của họ mang tên Dimensity 9300 với mục đích không chỉ đối đầu với Snapdragon 8 Gen 3 mà còn cả A17 Pro trên iPhone 15 Pro.
     
xe.nguoiduatin.vn