1. Mật ong
Liệu bạn có biết rằng, mật ong mà bạn đang sử dụng đã phải trải qua quá trình thanh trùng chứ không phải là mật ong tự nhiên vừa lấy ra đã có thể sử dụng. Nguyên nhân là do, trong mật ong tự nhiên có chứa một độc tố có tên gọi là pyrrolizidine alkaloids. Chỉ cần không may ăn phải một thìa mật ong không được khử trùng có thể gây nên tình trạng chóng mặt, nhức đầu, yếu mệt và ói mửa. Tình trạng này có thể kéo dài trong vòng 24 tiếng khiến con người cảm thấy vô cùng khó chịu và mệt mỏi.
Ngoài ra, đối với những mật ong đã quá lâu, bạn cũng không nên sử dụng. Mật ong để quá lâu sẽ bị thay đổi, giảm giá trị dinh dưỡng và thậm chí còn gây hại cho sức khỏe, tăng tỉ lệ ung thư. Đặc biệt, đối với thời tiết nóng ẩm tại Việt Nam, sẽ rất dễ sản sinh ra nhiều chất độc hại. Các chuyên gia khuyến cáo hạn sử dụng phổ biến đối với mật ong là 2 năm.
2. Khoai tây
Khi bảo quản khoai tây, nếu bạn để chúng ở nơi ẩm thấp, có nhiều ánh sáng hay đơn giản là để quá lâu, khoai sẽ bắt đầu mọc mầm. Khi khoai tây mọc mầm, tinh bột trong khoai sẽ chuyển hóa thành solanine và chaconine-alpha - hai chất có thể gây ngộ độc cho người. Ngộ độc khoai tây xảy ra khi bạn ăn vỏ xanh trên củ hoặc các mầm khoai.
Nếu ăn số lượng ít, thì chỉ gặp những vấn đề nhẹ ở đường tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy. Nếu số lượng nhiều, thì các triệu chứng này sẽ càng trầm trọng và đau đớn hơn. Thậm chí, có thể sảy ra các triệu chứng nặng hơn như mê sảng, tiêu chảy, giãn đồng tử, sốt theo cơn, ảo giác,... Các triệu chứng ngộ độc khoai tây có thể kéo dài 1-3 ngày, có người phải nằm viện.
3. Hạt điều
Hạt điều là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao, với hương vị béo ngậy thơm ngon và được rất nhiều người yêu thích từ người cao tuổi cho đến trẻ con. Tuy nhiên, khi ăn hạt điều bạn cần phải chú ý. Trong hạt điều thô có chứa độc tố urushiol. Nếu bạn ăn hạt điều có chứa chất độc với số lượng lớn có thể gây tử vong. Chính vì vậy, khi mua hạt điều, bạn cần phải chú ý xem hạt điều đã được hấp lên hay chưa, tuyệt đối không nên ăn hạt điều thô chưa qua chế biến.
4. Đậu đỏ
Trước khi sử dụng để chế biến thành những món ăn ngon và bổ dưỡng thì bạn phải ngâm đậu đỏ trong khoảng thời gian ít nhất là 5 tiếng để loại bỏ độc tố. Vì trong đậu đỏ có chứa độc tố lectin - chất độc có thể tiêu diệt các tế bào trong dạ dày và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
5. Củ cải trắng
Củ cải trắng chứa độc tố furocoumarins. Chất độc này thường cao nhất trong lớp vỏ, có thể gây đau dạ dày hoặc phản ứng rát bỏng trên da khi tiếp xúc. Do đó, khi chế biến món ăn, bạn cần gọt bỏ sạch vỏ và phần hư hỏng trên củ để tránh độc. Khi được nấu chín, nướng, gia nhiệt trong lò vi sóng, củ cải cũng hết độc.
6. Sắn
Sắn khi chế biến không đúng cách hoặc ăn sống, thành phần trong sắn có thể chuyển hoá thành hydrogen cyanide rất độc hại. Sắn gồm có 2 loại: sắn ngọt và sắn đắng. Sắn ngọt chứa hàm lượng độc tố ít hơn 50 lần so với sắn đắng. Tuy nhiên, nếu bạn không biết dùng đúng cách, nó sẽ trở thành độc tố vô cùng độc hại.
7. Măng
Nếu bạn là người mê các bộ phim trinh thám thì có lẽ sẽ rất vô cùng quen thuộc với chất xyanua, đây là chất cực độc, thậm chí được liệt vào danh sách những chất độc nhất trong các chất độc. Chúng được hấp thu nhanh vào cơ thể, ức chế rất nhanh, mạnh với hô hấp tế bào.
Trong khi đó, trong măng cũng có chất xyanua này. Chất xyanua có sẵn trong măng sẽ giảm dần khi tiếp xúc với nước. Nhưng đối với măng chua, trong quá trình ngâm, chất xyanua có thể kết hợp với một số enzym và một số chất trong ruột người gây ngộ độc cấp tính. Do đó, khi chế biến măng, bạn nên rửa kỹ, ngâm măng trong nước nhiều giờ và luộc qua 1 - 2 lần trước khi ăn để tránh bị ngộ độc.
8. Mộc nhĩ tươi
Mộc nhĩ tươi chứa chất nhạy cảm với ánh sáng - chất Porphyrin. Sau khi ăn, với sự chiếu rọi của ánh nắng mặt trời, chúng ta rất dễ bị viêm da, xuất hiện trạng thái ngứa, chứng phù thủng, đau nhức; có người bị phù nề thanh quản sẽ dễ gây nên tình trạng khó thở. Vì vậy, chỉ nên ăn mộc nhĩ khô, ngâm trong nước nấu lên thì mới an toàn.
PN (Nguoiduatin.vn)