Là đích đến của đường sắt tốc độ cao, tương lai thành phố giàu top đầu Việt Nam còn có MRT 3,4 tỷ USD

Thứ 4, 09/10/2024 16:46
Liên danh tư vấn đang xin ý kiến về phương án đầu tư tuyến đường 3,4 tỷ USD là đường sắt đô thị khối lượng lớn thay vì đường sắt nhẹ.

Tham vấn ý kiến về phương án đầu tư đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa đề xuất UBND TP.HCM, UBND tỉnh Đồng Nai và các bộ, ngành liên quan góp ý cho Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của Dự án tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành, do liên danh tư vấn trình bày.

Dự kiến, Bộ GTVT sẽ trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án vào quý II năm 2025.

Theo liên danh tư vấn TEDI - TEDIS, phương án kết nối tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành với sân bay Long Thành và TP.HCM được đề xuất là hệ thống đường sắt đô thị khối lượng lớn (MRT), thay vì sử dụng đường sắt nhẹ (LRT) như kế hoạch ban đầu.

Tốc độ thiết kế tối đa của tuyến đạt 120 km/h trên đoạn chính (90 km/h trong đoạn hầm), trong khi tốc độ vận hành tối đa là 110 km/h trên đoạn chính (80 km/h trong đoạn hầm).

Tuyến đường bắt đầu từ ga Thủ Thiêm, đi song song về phía bên trái đường Vành đai 3 của TP.HCM, vượt qua sông Đồng Nai tại vị trí cách tim cầu Nhơn Trạch trên đường Vành đai 3 (giai đoạn 1) khoảng 62,5 m về phía thượng lưu. Sau khi vượt sông, tuyến tiếp tục đi sát đường Vành đai 3, về bên trái của tuyến đường này. Đến khu vực giao với tỉnh lộ 25B, tuyến chuyển hướng trái vào dải phân cách giữa của tỉnh lộ 25B.

Là đích đến của đường sắt tốc độ cao, tương lai tỉnh đông dân nhất Việt Nam còn có MRT 3,4 tỷ USD - Ảnh 1.

Lộ trình dự kiến của đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành. Ảnh: Rever

Khi đến địa phận xã Long An, huyện Long Thành, tuyến sẽ đi ngầm theo đường trục chính quy hoạch của xã. Sau khi vượt khác mức Quốc lộ 51, tuyến tiếp tục đi cùng hành lang đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, nằm trong dải phân cách dành cho đường sắt dọc theo đường trục số 1 và tiến vào Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Sau đó, tuyến sẽ kết thúc tại depot Cẩm Đường, xã Cẩm Đường, huyện Long Thành.

Tổng chiều dài của Dự án là 48,23 km, trong đó đoạn vào depot Cẩm Đường dài 4,4 km, còn tuyến chính dài 41,83 km (11,75 km qua TP.HCM và 30,84 km qua Đồng Nai).

Toàn tuyến có 20 ga, gồm 16 ga trên cao (từ ga S1 - Thủ Thiêm đến ga S16) và 4 ga ngầm (từ ga S17 đến ga S20 tại sân bay Long Thành).

Hệ thống có hai vị trí depot: depot chính Cẩm Đường rộng 21,4 ha ở xã Cẩm Đường, huyện Long Thành, và depot nhỏ tại Thủ Thiêm rộng 1,2 ha, dùng để bảo trì và vệ sinh tàu.

Là đích đến của đường sắt tốc độ cao, tương lai tỉnh đông dân nhất Việt Nam còn có MRT 3,4 tỷ USD - Ảnh 2.

Ảnh minh họa đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành tương lai bằng AI ChatGPT

Tuyến đường sắt sử dụng đoàn tàu EMU với tải trọng trục 16 tấn, điện sức kéo 1500 VDC thông qua tiếp điện trên cao. Trong giai đoạn 2035 - 2045, dự kiến sử dụng 9 đoàn tàu 4 toa; từ 2045 - 2055 sử dụng 28 đoàn tàu 4 toa, và sau năm 2055 sẽ chuyển sang 31 đoàn tàu 6 toa.

Tổng mức đầu tư của Dự án (không bao gồm lãi vay) dự kiến là 84.752 tỷ đồng (tương đương 3,454 tỷ USD), trong đó chi phí giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư là 5.504 tỷ đồng. Dự án đề xuất sử dụng vốn ngân sách nhà nước kết hợp vốn hỗ trợ phát triển chính thức.

Trước đó, tại cuộc họp báo cáo tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM thường kỳ tháng 9 và 9 tháng năm 2024, ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết dự án này dự kiến hoàn thành trước năm 2030.

MRT (Mass Rapid Transit) và LRT (Light Rail Transit) đều là các hệ thống giao thông công cộng nhưng có một số điểm khác nhau cơ bản như:

MRT thường có sức chứa cao, với các toa tàu dài và hệ thống hạ tầng phức tạp như đường hầm hoặc cầu cạn. LRT có công suất vận chuyển nhỏ hơn so với MRT, phù hợp với các khu vực ngoại ô hoặc thành phố có mật độ dân số thấp hơn. LRT thường có toa tàu ngắn hơn và số lượng toa ít hơn.

MRT có tốc độ nhanh hơn và khoảng cách giữa các ga lớn hơn, thường từ 1-3 km. Phù hợp cho việc di chuyển xa và liên kết các khu vực khác nhau của thành phố. LRT có tốc độ chậm hơn và các ga gần nhau hơn, thường dưới 1 km. LRT thường dùng để phục vụ nhu cầu di chuyển trong một khu vực nhất định hoặc kết nối các khu vực lân cận.

MRT đòi hỏi đầu tư lớn hơn cho việc xây dựng hệ thống đường ray, cầu vượt, và hạ tầng ngầm. LRT có chi phí xây dựng thấp hơn và thường chạy trên mặt đất hoặc cầu cạn, đòi hỏi ít chi phí đầu tư hơn.

 

Ý nghĩa của tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến bắt đầu từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội) và kết thúc tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM). Sau khi đến ga Thủ Thiêm, hành khách có thể chuyển tiếp sang tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành để đến Sân bay Long Thành, sân bay lớn nhất Việt Nam.

Việc kết nối ga Thủ Thiêm với tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành và Sân bay Long Thành mang lại nhiều lợi ích đáng kể về kinh tế, giao thông và phát triển đô thị không chỉ cho TP.HCM mà còn cho cả vùng Đông Nam Bộ.

Kết nối này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển giữa trung tâm TP.HCM và Sân bay quốc tế Long Thành, giúp rút ngắn thời gian di chuyển và giảm tắc nghẽn giao thông trên các tuyến đường bộ hiện tại, đặc biệt là tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành.

Là đích đến của đường sắt tốc độ cao, tương lai tỉnh đông dân nhất Việt Nam còn có MRT 3,4 tỷ USD - Ảnh 3.

Đường sắt Thủ Thiêm Long Thành khi hoàn thành sẽ đáp ứng nhu cầu lưu thông từ Quận 2 đi sân bay quốc tế Long Thành. Ảnh: Smartland

Hành khách sẽ dễ dàng tiếp cận Sân bay Long Thành từ trung tâm thành phố hoặc từ các tỉnh lân cận thông qua hệ thống đường sắt tốc độ cao và tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành, tạo ra một mạng lưới giao thông hiện đại và đồng bộ.

Trong tương lai, Sân bay quốc tế Long Thành được kỳ vọng trở thành trung tâm hàng không lớn phục vụ hàng triệu lượt khách mỗi năm. Kết nối trực tiếp bằng đường sắt sẽ giúp thu hút du khách và nhà đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt trong các lĩnh vực dịch vụ, thương mại và du lịch.

Khi ga Thủ Thiêm được liên kết với Sân bay Long Thành thông qua hệ thống đường sắt, việc tiếp cận sân bay sẽ trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn, giúp tối ưu hóa hiệu suất của sân bay, đáp ứng tốt hơn nhu cầu di chuyển của hành khách và vận chuyển hàng hóa.

Tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành còn góp phần giảm thời gian và chi phí vận chuyển hàng hóa giữa khu vực cảng và sân bay, hỗ trợ hoạt động logistics và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

TP.HCM, với hơn 9,3 triệu dân chiếm gần 10% dân số cả nước, có những quận, huyện mật độ dân cư cao gấp đôi so với một số tỉnh khác. Việc xây dựng tuyến đường sắt này sẽ giúp kết nối các khu đô thị vệ tinh như Thủ Thiêm và Long Thành với Sân bay Long Thành, giảm tải cho trung tâm thành phố nhờ phân bổ dân cư và tài nguyên ra các vùng lân cận.

Hạ tầng giao thông phát triển sẽ thúc đẩy sự hình thành các khu đô thị hiện đại, thông minh dọc theo tuyến đường sắt và quanh sân bay, mang lại không gian sống tiện nghi và bền vững cho cư dân.

Hệ thống đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị kết nối với Sân bay Long Thành cũng sẽ góp phần giảm nhu cầu sử dụng ô tô cá nhân và xe buýt, giúp giảm ùn tắc giao thông và hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường như ô nhiễm không khí và tiếng ồn.

Báo cáo "Thành phố giàu có nhất thế giới năm 2023" (The Wealthiest Cities in the World in 2023) do Henley & Partners và New World Wealth công bố cho biết TP.HCM đứng 67/97 thành phố giàu có nhất thế giới.

Tại Việt Nam, với mức tăng GRDP trong quý I/2024 là 6,54%, TP.HCM là tỉnh giàu top đầu cả nước hiện nay. TP này cũng đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng thu nhập bình quân đầu người của các tỉnh thành, đạt 6,51 triệu đồng/người/tháng. TP.HCM là trung tâm kinh tế lớn nhất tại Việt Nam, thu hút lao động từ nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Thái Hà

Cùng chuyên mục

Tin gió mùa đông bắc mới nhất: Nhiều nơi sắp mưa rất to, kéo dài 3 ngày liên tiếp

Thứ 7, 21/12/2024 18:58
Do ảnh hưởng của vùng áp thấp ở nam Biển Đông kết hợp không khí lạnh tăng cường, miền Trung và Tây Nguyên sẽ có mưa to đến rất to.

Bắt khẩn cấp Nguyễn Giang Chung

Thứ 7, 21/12/2024 18:57
Kêu gọi góp vốn, Nguyễn Giang Chung đã lừa đảo hàng tỷ đồng.

"Cú sốc" với Thủ tướng Canada Justin Trudeau: Đồng minh chủ chốt tuyên bố bỏ phiếu hạ bệ, quyền lực có nguy cơ tuột khỏi tay

Thứ 7, 21/12/2024 18:07
Người đứng đầu một đảng chính trị ở Canada từng giúp Thủ tướng Justin Trudeau tiếp tục nắm quyền lực vừa tuyên bố sẽ khởi động tiến trình bất tín nhiệm với chính phủ trong năm tới.

TRỰC TIẾP Việt Nam vs Myanmar: Màn chào sân rực rỡ dành cho Nguyễn Xuân Son?

Thứ 7, 21/12/2024 17:05
TRỰC TIẾP Trận đấu Việt Nam vs Myanmar diễn ra lúc 20h00 ngày 21/12 thuộc khuôn khổ vòng bảng AFF Cup 2024.

Con số chưa từng có từ trước tới nay ở sự kiện quốc tế tại Hà Nội: Gần 100.000 người đăng ký tham quan

Thứ 7, 21/12/2024 16:28
Mọi nẻo đường đổ về sân bay Gia Lâm ngày hôm nay 21/12 đều vô cùng đông đúc.
     
Nổi bật trong ngày

Ập vào nhà nghỉ bình dân, công an phát hiện 'bí mật' của đôi nam nữ

Thứ 6, 20/12/2024 11:04
Đôi nam nữ quen nhau và thỏa thuận hành vi phạm pháp qua mạng xã hội.

Việt Nam vừa ra mắt chuyến tàu siêu sang: Giá vé gần 200 triệu, giường nằm cao cấp, đầu bếp 5 sao phục vụ

Thứ 6, 20/12/2024 15:48
Chuyến tàu được kỳ vọng sẽ nâng tầm du lịch đường sắt Việt Nam.

Trấn Thành lên tiếng về nghi vấn cắt vai của Negav, chốt hạ 1 câu mà được khen khôn khéo vô cùng!

Thứ 6, 20/12/2024 22:47
Trấn Thành được khen tinh tế vì vẫn bảo vệ được phim nhưng không đẩy Negav vào "thế khó".

Hàng nghìn người dân Hà Nội xếp hàng chật kín từ sáng sớm chờ đợi tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Thứ 7, 21/12/2024 12:25
Sáng ngày 21/12, đã có rất đông người dân xếp hàng từ sớm trước cổng Sân bay Gia Lâm để có thể tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.

Hành trình 80 năm chiến đấu, trưởng thành của QĐND Việt Nam được mô phỏng bằng công nghệ hiện đại nhất

Thứ 6, 20/12/2024 11:08
Từ nay, người dân có thể xem hành trình chiến đấu và trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam bằng công nghệ thực tế ảo trên ứng dụng YooLife.
xe.nguoiduatin.vn