Mặc dù “tất” là một sản phẩm quen thuộc trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Tuy nhiên từ thời cổ đại, người ta đã biết bó mảnh vải vào bàn chân để giảm ma sát giữa bàn chân và giày, tránh bị thương. Trước đây chưa có tên gọi “tất”, mọi người thường gọi là “vải quấn chân”.
Cuộc sống ngày càng hiện đại, đôi tất ngày ngày cũng được nâng cấp hơn. Ngoài tác dụng bảo vệ bàn chân khỏi chấn thương, chúng còn có tác dụng giữ ấm. Chính bởi vậy, nhiều người khi đi ngủ có thói quen đi ngủ mang tất. Đặc biệt, nếu quan sát kỹ, bạn sẽ nhận ra, người Nhật có thói quen đi tất quanh năm, kể cả khi ngủ. Đối với người Nhật việc đi tất giống như mặc áo, là nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Vậy tại sao người Nhật lại thích đi tất như vậy?
Bàn chân được ví như "trái tim thứ hai" của cơ thể. Giữ chân ấm thì cơ thể mới khỏe, có tác dụng giúp giấc ngủ ngon hiệu quả. Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Sinh lý học chỉ ra, việc mang tất khi ngủ có thể giúp con người có giấc ngủ dễ dàng và sâu hơn. Sau 1 tuần quan sát 6 người nam giới ở độ tuổi 20, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người đi tất ngủ nhanh hơn những người không đi tất, thời gian ngủ cũng kéo dài hơn khoảng 30 phút, số lần chợt tỉnh giữa giấc ngủ cũng giảm đi đáng kể. Từ đó có thể thấy, đeo tất khi ngủ có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Ngoài ra, đi tất khi ngủ còn đem lại những tác dụng bất ngờ cho sức khỏe:
Mang tất đi ngủ giúp tăng cường lưu thông máu
Có người phản đối thói quen này vì nguyên nhân sau đây. Khi đi ngủ đeo tất sẽ làm bịt kín chân khiến máu không thể lưu thông. Do đó thúc đẩy mồ hôi bàn chân tiết ra, tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn và gây ra bệnh nấm.
Trên thực tế, những hậu quả này không phải như vậy. Hầu hết các loại tất ngày nay đều được làm bằng vải có độ đàn hồi và thân thiện với da. Ngay cả khi bạn mang tất, chúng không thể nào làm bít kín chân bạn. Khi mua tất, lưu ý nên mua những đôi vừa vặn với bàn chân mình, chất liệu thông thoáng, thấm mồ hôi, như vậy sẽ không cản trở lưu thông máu.
Chân ở vị trí cách xa tim, vì vậy một số người khi tim cung cấp máu không đủ thường bị tê và lạnh chân. Mà nhiệt độ có thể thúc đẩy máu lưu thông. Theo Y học cổ truyền Trung Quốc, mang tất đi ngủ có thể giảm khí huyết bị mất ở chân. Đồng thời có tác dụng giữ khí trong cơ thể.
Giảm bị cảm lạnh
Cảm lạnh do gió là loại cảm phổ biến nhất. Người bệnh sẽ cảm thấy ớn lạnh đi kèm là các triệu chứng: ho, sổ mũi,...Cảm lạnh không phải là một căn bệnh nghiêm trọng nhưng khá ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hằng ngày. Mọi người thường bị cảm do nhiễm lạnh khi ngủ vào ban đêm.
Theo quan niệm của Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng “lạnh bắt đầu từ lòng bàn chân”. Khi không khí đi vào cơ thể, con đường duy nhất nó đi là lòng bàn chân. Nếu mang tất sẽ chặn luồng không khí lạnh đi qua, khả năng bị cảm lạnh khi đi ngủ vào ban đêm sẽ giảm đi.
Tốt cho dạ dày
Lòng bàn chân có nhiều huyệt đạo, mỗi huyệt đạo tương ứng với một cơ quan ở bụng. Khi ấy, việc giữ ấm lòng bàn chân giúp cải thiện hệ tiêu hóa của con người. Không chỉ có vậy, vải của tất tiếp xúc với da sẽ có tác dụng xoa bóp nhất định, đặc biệt là kích thích huyệt Thái Bạch.
Ruột và dạ dày của chúng ta ưa ấm không thích lạnh. Mang tất có thể giữ cho các huyệt đạo tương ứng trong dạ dày giữ trạng thái ấm lâu, tốt cho quá trình tiêu hóa dạ dày.
Lưu ý khi mang tất khi ngủ
Mặc dù mang tất khi ngủ có thể hỗ trợ cải thiện giấc ngủ. Nhưng thói quen này không phải ai cũng có thể áp dụng. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã phát hiện sự khác biệt nhiệt độ cơ thể của hai trạng thái đi tất và không đi tất, kết quả là có những trường hợp nhiệt độ ngón của chân người đi tất khi đi ngủ thấp hơn với người không đi. Điều này được lý giải vì có người dễ bị đổ mồ hôi chân. Việc đi tất làm nhiệt độ cơ thể giảm.
Một lưu ý nữa là không nên mang tất quá chật. Các nhà nghiên cứu ở phòng thí nghiệm Giấc ngủ của trung tâm Maruhashi giải thích rằng nếu đi tất có cổ chân chật và độ đàn hồi kém sẽ chèn vào mạch máu gây cản trở quá trình lưu thông, khiến lòng bàn chân lạnh hơn.
Lưu Ly