Mỏ than khổng lồ tự cháy âm ỉ suốt 300 năm, thiệt hại hơn 3 nghìn tỷ mỗi năm, người dân xung quanh khổ sở vì bệnh tật bủa vây nhưng đến nay vẫn không ai dám dập tắt

Thứ 7, 04/05/2024 09:05
Mỏ than trên núi Hạ Lan được ví như "Hỏa Diệm Sơn" phiên bản đời thực bởi đã cháy hơn 300 năm qua và vẫn chưa thể dập tắt.

Theo Sohu đưa tin, Trung Quốc là đất nước rất giàu trữ lượng than. Đặc biệt, núi Hạ Lan (nằm giữa Ninh Hạ và Nội Mông, Trung Quốc) có điều kiện địa chất đặc biệt nên chất lượng than ở đây có thể nói là độc nhất vô nhị.

Than ở đây không chỉ thải ra ít tro và lưu huỳnh mà nó còn gần như không có khói và tỏa ra nhiệt lượng cao. Có thể nói, than ở núi Hạ Lan là nguyên liệu hóa học rất lý tưởng. Vì thế nó được mệnh danh là "vua than".

Mỏ than khổng lồ tự cháy âm ỉ suốt 300 năm, thiệt hại hơn 3 nghìn tỷ mỗi năm, người dân xung quanh khổ sở vì bệnh tật bủa vây nhưng đến nay vẫn không ai dám dập tắt - Ảnh 1.

Mỏ than tự cháy trên núi Hạ Lan

Tuy nhiên, trên núi này lại có một mỏ than kỳ lạ, chúng đã tự cháy hơn 300 năm qua, từ thời nhà Thanh. Người ta ước tính rằng núi Hạ Lan đã đốt hơn 34.000 tấn than mỗi năm trong các vỉa than tự phát, thiệt hại lên đến 1 tỷ nhân dân tệ mỗi năm (hơn 3 nghìn tỷ đồng).

Hoả Diệm Sơn trên núi Lan Hạ

Theo thống kê, diện tích vỉa than núi Hạ Lan cháy tự phát lên tới 16 ha, đám cháy vẫn đang tiếp tục mở rộng. Trước vấn đề này, nhiều người bày tỏ sự tiếc nuối vì không chỉ tiền mất tật mang mà nguồn than quý cũng bị mất đi, không thể tái tạo được.

Than trên núi Hạ Lan có hai đặc tính đó là hàm lượng khí và hoạt tính cao. Đặc điểm này khiến chúng không khác gì chiếc "cầu chì". Khi vỉa than phía trên bị đốt cháy tự nhiên, nhiệt độ sẽ dễ dàng chạm đến các mỏ than sâu hơn. Khi nhiệt độ lên đến 300-700°C, than ở những khu vực lân cận cũng sẽ bốc cháy theo.

Mỏ than khổng lồ tự cháy âm ỉ suốt 300 năm, thiệt hại hơn 3 nghìn tỷ mỗi năm, người dân xung quanh khổ sở vì bệnh tật bủa vây nhưng đến nay vẫn không ai dám dập tắt - Ảnh 2.

Bên cạnh đó, theo các ghi chép có liên quan thì từ các triều đại cổ xưa đã có những lò nhỏ hoặc xưởng nhỏ khai thác than. Đến năm 1990, hoạt động khai thác ở khu vực núi Hạ Lan đã bùng nổ, nhưng lúc này công nghệ lại ngày càng kém đi.

Do việc khai thác không đạt tiêu chuẩn dẫn đến các vỉa than tiếp xúc với không khí tạo ra phản ứng với oxy và tự bốc cháy. Khu vực này cũng có vô số lỗ hổng do khai thác quá mức và bừa bãi. Đây cũng là một phần nguyên nhân gây ra ngọn lửa dai dẳng suốt 300 năm qua.

Ô nhiễm, bệnh tật bủa vây

Việc than cháy liên tục không chỉ mang lại các khí độc hại như: carbon dioxide, carbon monoxide và nitơ oxit mà còn trực tiếp tiêu diệt các sinh vật trong vùng lân cận. Điều này còn khiến chất lượng không khí địa phương trở nên tồi tệ hơn, đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Mỏ than khổng lồ tự cháy âm ỉ suốt 300 năm, thiệt hại hơn 3 nghìn tỷ mỗi năm, người dân xung quanh khổ sở vì bệnh tật bủa vây nhưng đến nay vẫn không ai dám dập tắt - Ảnh 3.

Mỏ than tự cháy gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường xung quanh

Các số liệu thống kê liên quan chỉ ra rằng khu vực lò than tự phát ở núi Hạ Lan thải ra 12.900 tấn hạt và 5.324 tấn carbon dioxide mỗi năm. Lượng khí thải như vậy gấp 269 lần so với một nhà máy nhiệt điện. Theo báo cáo, người dân địa phương có tỷ lệ mắc các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa, ung thư cao hơn so với những nơi còn lại.

Không dừng lại ở đó, các hốc núi do khai thác quá mức dễ gây sạt lở, nứt núi, sụt địa tầng. Cùng với sự cằn cỗi của đất đai, nhiều sinh vật gần khu vực khai thác không thể tồn tại, và nhiều thảm thực vật bị chết, điều này làm trầm trọng thêm tình trạng xói mòn nước và đất trong mùa mưa.

Vì sao không thể dập tắt ngọn lửa?

Theo thống kê, từ năm 2012 đến 2015, ở Trung Quốc đã xảy ra gần 20 vụ nổ khí quy mô lớn ở núi Hạ Lan, và có tới 9 vụ là do vỉa than tự phát, gây thiệt hại lớn về người. Ngọn lửa âm ỉ ở đây năm nào cũng mang lại thiệt hại nghiêm trọng và đã diễn ra liên tục hơn 300 năm nhưng vẫn chưa thể dập tắt. Lý do không phải vì không muốn mà là bởi "lực bất tòng tâm".

Trước hết, than ở núi Hạ Lan rất dễ bén lửa. Do đó, ngọn lửa có thể phát tán sang các vỉa than bên cạnh. Tình trạng này dẫn đến các vỉa than cháy tự phát ngày càng nhiều nên xác suất có thể dập tắt là rất nhỏ.

Mỏ than khổng lồ tự cháy âm ỉ suốt 300 năm, thiệt hại hơn 3 nghìn tỷ mỗi năm, người dân xung quanh khổ sở vì bệnh tật bủa vây nhưng đến nay vẫn không ai dám dập tắt - Ảnh 4.

Con người không thể dập tắt ngọn lửa

Ngoài ra, khai thác than "thâm canh" đã đẩy nhanh tốc độ tiếp xúc của các vỉa than. Khi bề mặt tiếp xúc giữa các vỉa than dưới lòng đất và ôxy ngày càng tăng, nguy cơ bén lửa cũng tăng lên. Vì con người khai thác bất hợp lý nên bên trong núi đã bị khoét rỗng. Chính những cái hố này đã cung cấp ôxy cho các vỉa than sâu. Hầu như những ngọn lửa này không thể tiếp cận được.

Không những vậy, ngọn núi còn bị khai thác từ nhiều hướng dẫn đến có nhiều lỗ hổng. Việc bịt các lỗ hổng này để ngăn ôxy vào là điều không thể.

Mỏ than khổng lồ tự cháy âm ỉ suốt 300 năm, thiệt hại hơn 3 nghìn tỷ mỗi năm, người dân xung quanh khổ sở vì bệnh tật bủa vây nhưng đến nay vẫn không ai dám dập tắt - Ảnh 5.

Hơn nữa, phương pháp dập than tự cháy cũng khá đặc biệt. Chúng ta không thể dập tắt bằng cách phun nước như đám cháy thông thường, vì than khi gặp nước tự nhiên sẽ sinh ra hydro, dễ gây cháy nổ. Cho đến nay, người ta vẫn vẫn chưa tìm ra phương pháp dập tắt đám cháy an toàn và hợp lý.

Than vốn đã là nguồn tài nguyên quý giá và đang dần cạn kiệt. Để bảo vệ chính mình và thế hệ tương lai, chúng ta cần hành động nhiều hơn nữa để giữ gìn những nguồn tài nguyên này cho mai sau.

Theo Sohu


Nguyễn Phượng

Cùng chuyên mục

T1 đại thắng G2 ở MSI 2024 nhưng lại khiến một đội LPL bị “xát muối nỗi đau”

Thứ 7, 18/05/2024 11:46
Chiến thắng mới đây của T1 càng khiến một đại diện LPL nhận thêm “gạch đá” từ khán giả nhà.

Rộ tin đồn Valve đang sản xuất game FPS mới, là bom tấn tổng hợp DOTA 2, Overwatch, Valorant

Thứ 7, 18/05/2024 11:18
Các game thủ hoàn toàn có lý do để háo hức chờ đợi sự xuất hiện của bom tấn này.

BYD Seal sắp thêm phiên bản mới: Mạnh hơn 400 mã lực, pin hứa hẹn đi tới 1.000km/sạc, đối đầu Camry nếu về Việt Nam

Thứ 7, 18/05/2024 11:16
BYD Seal dự kiến nằm trong những mẫu đầu tiên của hãng xe Trung Quốc đến Việt Nam trong thời gian tới, bên cạnh Atto 3 và Dolphin. Chưa rõ phiên bản mới có được đưa về trong tương lai hay không.

Bồn cầu máy bay khác biệt gì so với bồn cầu dưới đất?

Thứ 7, 18/05/2024 11:08
Các thiết bị vệ sinh trên máy bay, đặc biệt là bồn cầu, thường sử dụng những thiết kế và công nghệ hiện đại hơn so với các bồn cầu dưới đất.

Công an Hà Nội thông tin về vụ cháy đêm qua, hàng chục người trèo lên mái nhà chờ giải cứu

Thứ 7, 18/05/2024 11:06
Sáng 18/5, Công an Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng đã dập tắt đám cháy xảy ra tại phòng tập gym, hướng dẫn hơn 50 người thoát nạn ra ngoài an toàn.
     
Nổi bật trong ngày

Nữ CEO vừa gia nhập Hội đồng Nhà tài trợ toàn cầu của UNICEF đúng sinh nhật: Chuyển khoản trước 10 tỷ đồng, cam kết quyên góp 1 triệu USD

Thứ 6, 17/05/2024 06:43
CEO Hannah Olala tài trợ cho UNICEF với mong muốn giúp trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở Việt Nam có cơ hội đi học, cơ hội được trao quyền và bảo vệ, và cả cơ hội "thay đổi cuộc đời" giống như bản thân cô từng làm được.

Bị đột quỵ, không nhà cửa, vợ con bỏ đi, nghệ sĩ Vũ Linh Vương được một người phụ nữ đem về nuôi

Thứ 6, 17/05/2024 08:08
"Thấy tôi không nhà cửa, không người thân thích nên cô ấy chăm tôi luôn rồi sau đó đem tôi về quê nuôi" – nghệ sĩ Vũ Linh Vương chia sẻ.

Haval H6 tiếp tục ưu đãi mạnh tay: Giảm 100 triệu và trả 50% trước bạ không phân biệt tỉnh thành

Thứ 6, 17/05/2024 09:29
Haval H6 không nằm ngoài xu hướng giảm giá và ưu đãi của toàn thị trường ô tô Việt Nam khi liên tục đưa ra các chính sách mạnh tay.

Một công việc mới nghe qua ‘lạnh sống lưng’, lương không quá cao nhưng cử nhân và thạc sĩ tranh nhau nộp CV trong bối cảnh việc ít người đông

Thứ 6, 17/05/2024 11:01
Nhiều sinh viên tốt nghiệp thạc sĩ ở Trung Quốc ganh đua để được làm việc tại lò hỏa táng đang trở thành tâm điểm tranh luận của công chúng.

Chuyên gia dự báo 2 kịch bản "nở hoa - bế tắc" cho thị trường bất động sản nửa cuối năm 2024

Thứ 6, 17/05/2024 11:35
Nếu được “tiếp sức” bằng việc Quốc hội sẽ cho phép áp dụng các Luật liên quan tới bất động sản tới đây, Chủ tịch HoREA cho rằng sẽ tác động tích cực, thúc đẩy tiến trình phục hồi và phát triển trở lại của thị trường bất động sản từ khoảng cuối năm 2024 trở đi.
xe.nguoiduatin.vn