Thịt chim bồ câu được biết đến với nhiều dưỡng chất quý giá. Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM, cho biết thịt chim bồ câu được xem là "thượng phẩm" bồi bổ sức khỏe. Cụ thể, trong 100g thịt bồ câu có chứa 142 kcal, 7,5g chất béo, 17,5g protein, 13mg canxi, 237mg kali, và 307mg phốt pho. Ngoài ra, thịt bồ câu còn giàu chất khoáng và vitamin như vitamin B12, selen, axit folic, và riboflavin.
Trong y học cổ truyền, chim bồ câu không chỉ là thức ăn mà còn được xem như một vị thuốc. Thịt chim bồ câu có nhiều công dụng như bổ thận, ích khí huyết, nâng cao đề kháng, và kích thích tiêu hóa... Đây là những yếu tố quan trọng trong việc duy trì và cải thiện sức khỏe.
Theo khảo sát, trung bình một con bồ câu nặng từ 300 - 400 gram. Trên thị trường, bồ câu thịt có giá từ 85.000 - 100.000 đồng/kg. Như vậy, một con chim bồ câu có giá chưa tới 100.000 đồng.
Hơn nữa, các món ăn từ chim bồ câu rất đa dạng và bổ dưỡng. Dưới đây là 3 công thức chế biến chim bồ câu mới lạ, bạn có thể tham khảo để nấu cho gia đình mình.
Bồ câu hầm khoai mỡ
Nguyên liệu: chim bồ câu, khoai mỡ, táo đỏ, nhãn khô, nấm mèo khô vừa, gừng rượu nấu ăn, và các loại gia vị cơ bản.
1. Chim bồ câu làm sạch, loại bỏ nội tạng và rửa sạch vết máu bám trên bề mặt. Bạn có thể chần bồ câu qua nước nóng để nước súp trong hơn và ít tanh hơn. Khi chần bồ câu cho vào một thìa nhỏ rượu nấu ăn để khử mùi tanh. Sau khi chần, vớt bồ câu ra rửa lại bằng nước sạch.
2. Gọt vỏ khoai mỡ và cắt thành từng miếng lớn. Ngâm khoai đã cắt vào nước để không bị chuyển sang màu đen. Nấm mèo khô ngâm nước ấm trước, sau khi ngâm thì xé thành từng miếng nhỏ, rửa sạch rồi để riêng.
3. Chuẩn bị nồi hầm, cho chim bồ câu đã sơ chế vào nồi, thêm nước vừa đủ rồi đun sôi trên lửa lớn. Sau khi nước sôi, hớt bọt, cho gừng lát, táo đỏ và nhãn vào, đun sôi trở lại rồi giảm lửa nhỏ đun liu riu. Sau khi chim bồ câu đã được hầm khoảng 1 giờ, cho khoai mỡ và nấm mèo đã ngâm vào vào đun trên lửa nhỏ trong 30 phút.
4. Đun nhỏ lửa cho đến khi thịt chim bồ câu mềm và nước súp có màu trắng sữa thì thêm một lượng muối thích hợp cho vừa ăn, đun nhỏ lửa một lúc rồi tắt bếp.
Bồ câu nướng
Nguyên liệu: chim bồ câu, gói sốt nướng bán sẵn.
1. Làm sạch chim bồ câu.
2. Thêm lượng nước thích hợp để pha loãng nguyên liệu nướng và thêm chút muối. Ướp chim bồ câu trong nửa giờ.
3. Làm nóng lò nướng ở nhiệt độ 200°C rồi cho chim bồ câu lên nướng trong 10 phút.
4. Lật bồ câu lại và nướng thêm 10 phút nữa.
Bồ câu hấp nấm
Nguyên liệu: chim bồ câu, nấm tươi, táo đỏ, gừng và hành lá cắt nhỏ, gia vị cơ bản.
1. Nấm rửa sạch, cắt nhỏ, rửa sạch, bỏ lõi táo đỏ, thịt chim bồ câu rửa sạch, cắt miếng vừa ăn rồi ướp cùng với gia vị.
2. Lấy khay hấp lên và cho nguyên liệu vào.
3. Đun sôi nồi hấp, cho vào khay hấp và hấp trên lửa vừa trong khoảng 25 phút.
4. Lấy ra, rắc hành lá cắt nhỏ, đổ dầu nóng vào và dùng.
Khi chế biến và ăn thịt chim bồ câu, bạn cần lưu ý một số điểm sau.
- Mua thịt tươi ngon: Chọn mua những con bồ câu có da hồng, mỡ trắng và không có mùi lạ. Nếu thịt có màu đậm hoặc xám, có thể đó là thịt không tươi.
- Vệ sinh sơ chế: Cần làm sạch lông và nội tạng của chim bồ câu trước khi chế biến. Rửa sạch thịt bằng nước và có thể sử dụng nước muối pha loãng để khử trùng.
- Chuẩn bị gia vị: Thịt chim bồ câu hợp với các loại gia vị như hành, tỏi, gừng, xả để làm giảm mùi hôi và tăng hương vị cho món ăn.
- Thời gian chế biến: Không nên nấu thịt bồ câu quá lâu vì thịt sẽ trở nên khô và mất đi giá trị dinh dưỡng. Thời gian chế biến lý tưởng là từ 20-30 phút tùy theo cách chế biến.
- Cân nhắc lượng tiêu thụ: Mặc dù thịt bồ câu rất bổ dưỡng, nhưng không nên ăn quá nhiều trong một lần tiêu thụ, đặc biệt là đối với những người có vấn đề về huyết áp hoặc cholesterol.
- Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ: Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bổ sung thịt bồ câu vào chế độ ăn của phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ vì thịt có thể chứa các loại vi khuẩn có hại nếu không được chế biến kỹ lưỡng.
Tổng hợp
Thùy Anh