Cơ quan này cho biết lượng khí thải đó tương đương với lượng khí thải hàng năm của khoảng 445.000 ô tô chạy bằng khí đốt. DOE lưu ý rằng các dự án ở Texas và Louisiana (Mỹ) cũng sẽ "tạo ra 4.800 việc làm được trả lương cao".
DAC sử dụng một quy trình hóa học để tách CO2 ra khỏi không khí. Sau đó, các cơ sở có thể lưu trữ CO2 dưới lòng đất hoặc đưa nó vào các sản phẩm chứa carbon như bê tông để ngăn khí này quay trở lại bầu khí quyển.
Đây là những dự án DAC quy mô thương mại đầu tiên ở Mỹ. Theo DOE, mỗi nơi sẽ có khả năng loại bỏ lượng CO2 ra khỏi khí quyển nhiều hơn 250 lần so với vị trí DAC lớn nhất hiện tại. Công ty con 1PointFive của Occidental Oil và các đối tác đang xây dựng cơ sở ở Texas. Giám đốc điều hành của công ty cho biết, khi dự án đi vào hoạt động hoàn toàn, nó có khả năng loại bỏ tới 30 triệu tấn CO2 khỏi khí quyển mỗi năm.
Hai dự án này là những lựa chọn đầu tiên từ chương trình Trung tâm Thu giữ Không khí Trực tiếp Khu vực, được tài trợ bởi Luật Cơ sở Hạ tầng Lưỡng đảng của Mỹ. Mục đích của chương trình là giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu bằng cách phát triển một nhóm các địa điểm loại bỏ carbon quy mô lớn trên toàn nước Mỹ và sẽ hoạt động hài hòa với các nỗ lực khác nhằm giảm lượng khí thải.
DOE nói rằng, khi được mở rộng đủ quy mô, công nghệ DAC có thể giúp Mỹ đạt được mục tiêu trung hòa lượng khí thải vào năm 2050.
Để đạt được mục tiêu đó, cơ quan này đã công bố một số nỗ lực nhằm giảm chi phí của DAC xuống dưới 100 USD cho mỗi tấn CO2 tương đương ròng vào cuối những năm 2020. Cơ quan này cũng đang tài trợ cho 14 nghiên cứu khả thi cùng với 5 nghiên cứu kỹ thuật và thiết kế cho các dự án đang ở giai đoạn đầu. Ngoài ra còn có một chương trình mua sắm trị giá 35 triệu USD của chính phủ dành cho các khoản tín dụng loại bỏ carbon.
Để đạt được mục tiêu là có một nền kinh tế không phát thải ròng vào năm 2050, DOE ước tính rằng từ 400 triệu đến 1,8 tỷ tấn CO2 sẽ phải được loại bỏ khỏi khí quyển và được thu hồi từ các nguồn phát thải mỗi năm.
Anh Nguyễn