Nấu cơm bằng nước nóng hay lạnh tốt hơn? Hóa ra bấy lâu nay nhiều người làm sai

Thứ 2, 22/07/2024 10:08
Cơm là thực phẩm gắn liền với bữa ăn và văn hóa của người Việt. Nấu cơm bằng nước nóng hay nước lạnh tốt hơn là câu hỏi nhiều người thắc mắc.
- Có thông tin cho rằng nấu cơm bằng nước nóng tốt hơn nước lạnh.
- Chuyên gia lý giải, phân thích cách nấu cơm tốt hơn.
- Một số lưu ý khác để nấu cơm ngon.

Nấu cơm bằng nước nóng hay nước lạnh tốt hơn?

Chị Ngô Thị Hoa (37 tuổi, tại Hà Đông, Hà Nội) cho biết từ trước đến nay, chị vẫn nấu cơm bằng nước lạnh như cách truyền thống mà các cụ truyền lại. Tuy nhiên, chị Hoa đọc được thông tin cho rằng "nấu cơm từ nước lạnh khiến quá trình nấu cơm kéo dài hơn, làm cho dưỡng chất trong hạt gạo tan trong nước và bay hơi mất".

Cũng theo thông tin này, nấu cơm bằng nước nóng "khiến gạo nhanh chín và dẻo hơn, rút ngắn thời gian vào bếp, giữ lại chất dinh dưỡng có trong gạo".

Sau khi đọc được thông tin trên, chị Hoa chuyển sang nấu cơm bằng nước nóng. Vậy nấu cơm bằng nước nóng có thực sự khiến cơm giữ lại nhiều dưỡng chất hơn không?

Nấu cơm bằng nước nóng hay lạnh tốt hơn? Hóa ra bấy lâu nay nhiều người làm sai - Ảnh 1.

Nấu cơm bằng nước lạnh (ảnh minh họa).

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Chuyên gia công nghệ thực phẩm, cho biết nấu cơm bằng nước nóng chưa chắc đã giữ lại nhiều dưỡng chất hơn nấu cơm bằng nước lạnh. Ông cha ta từ xưa đến nay vẫn thường nấu cơm bằng nước lạnh. Khi đó, hạt gạo được đun từ nước lạnh cho tới khi nước sôi, cạn nước và thành cơm khô.

"Tuy nhiên, thời gian gần đây, tôi thấy nhiều bà nội trợ chia sẻ với nhau mẹo nấu cơm bằng nước nóng. Cách nấu cơm này sẽ giúp hạt gạo chín nhanh hơn, rút ngắn được quá trình nấu. Tuy nhiên, ở cách nấu này, gạo sẽ không thấm được nhiều nước để nở đều và chắc chắn sẽ không ngon bằng nấu cơm từ nước lạnh", PGS Thịnh nói.

Theo vị chuyên gia, trong quá trình nấu cơm bằng nước lạnh, nhiệt tăng từ từ tới khi sôi, lúc này gạo sẽ ngấm dần nước và chín. Hạt gạo khi ngấm được nhiều nước sẽ dẻo, mềm, ăn ngon hơn nhiều.

PGS Thịnh cho biết thêm: "Về mặt lý thuyết, khi nấu cơm bằng nước lạnh, gạo sẽ nở ra, nước ngấm từ ngoài vào trong. Các chất từ bên ngoài của hạt gạo sẽ ngấm vào bên trong do các chất đi theo chuyển động của dòng nước".

"Thường thì bên ngoài của hạt gạo có nhiều vitamin B1. Loại vitamin này hòa tan trong nước do vậy sẽ đi cùng dòng nước ngấm vào bên trong hạt gạo. Nước có sôi bay hơi sẽ không bị tổn thất vitamin. Nếu dựa vào nguyên tắc khuếch tán nhiệt giải thích thì nấu cơm bằng nước lạnh sẽ đỡ được việc giảm vitamin B1 trong gạo hơn là nước nóng".

Tuy nhiên, những lý giải chỉ là về mặt lý thuyết. Trên thực tế, chưa có thực nghiệm chứng minh vitamin B1 sẽ còn lại bao nhiêu khi nấu bằng nước nóng và khi nấu bằng nước lạnh.

Lưu ý khi nấu cơm

Để nấu cơm ngon, đảm bảo an toàn, có nhiều dưỡng chất, PGS Nguyễn Duy Thịnh khuyên như sau:

- Trước khi nấu cơm cần phải vo gạo nhẹ nhàng để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn. Không vo gạo quá kỹ trước khi nấu. Vitamin B1 chủ yếu ở ngoài hạt gạo, nếu vo gạo quá kỹ sẽ bị mất đi dưỡng chất.

- Đổ nước vừa đủ, không quá nhiều và không quá ít. Mỗi loại gạo sẽ phù hợp với lượng nước nhất định. Do đó lần nấu đầu tiên với 500g gạo bạn nên đổ 600ml nước, sau đó thì điều chỉnh dần cho phù hợp.

- Trong quá trình nấu cơm không nên mở nắp nhiều lần, có thể làm giảm nhiệt độ và làm mất hơi nước cần thiết để nấu chín cơm.

Nấu cơm bằng nước nóng hay lạnh tốt hơn? Hóa ra bấy lâu nay nhiều người làm sai - Ảnh 2.

 

Ngọc Minh

Cùng chuyên mục

Khách Tây thử đặc sản chưa tới 50.000đ ở Hạ Long: Muốn ăn phải xếp hàng, nhận xét "nó thực sự hoàn hảo"

Thứ 6, 20/09/2024 16:39
Món ăn bình dân, giá rẻ, song có gì đặc biệt mà khiến vị khách nước ngoài phải thốt lên rằng "nó thực sự hoàn hảo"?

Việt Nam vừa có thêm đê ngầm hàng trăm tỷ đồng, là "khiên chắn" cho bờ biển mệnh danh đẹp hàng đầu châu Á

Thứ 6, 20/09/2024 16:34
Công trình đê ngầm độc đáo này ở Việt Nam sẽ bảo vệ bờ biển từng được bình chọn top đẹp nhất châu Á.

Giải châu Á: Tuyển Việt Nam nhận lá thăm thuận lợi; Thái Lan có nguy cơ bị loại sớm

Thứ 6, 20/09/2024 16:31
Đội tuyển U20 Việt Nam nắm trong tay nhiều lợi thế trước thềm vòng loại U20 châu Á 2025.

Nữ ca sĩ 46 tuổi phản đối Trấn Thành khi bị nói tán tỉnh đàn em

Thứ 6, 20/09/2024 16:30
Thu Minh cũng nói với đàn em: “Tôi nói thẳng với các em. Tôi tỏ rõ trong chương trình này, tại thời điểm này, tôi đúng nghĩa là 'đầu gấu'”.

Mức lương cho HLV Park Hang-seo bị chê quá cao, LĐBĐ Malaysia chính thức lên tiếng

Thứ 6, 20/09/2024 16:28
Phó chủ tịch LĐBĐ Malaysia đã lên tiếng về mức lương mà HLV Park Hang-seo có thể nhận nếu dẫn dắt ĐTQG nước này.
     
Nổi bật trong ngày

Nhân vật mới của Genshin Impact có số phận quá trớ trêu, game thủ roll về chỉ để phục vụ một mục đích duy nhất

Thứ 5, 19/09/2024 10:35
Nhân vật này đang khiến game thủ Genshin cực kỳ cân nhắc.

Sunrise Media xin lỗi người dân Làng Nủ sau khi đăng tải clip gây phẫn nộ

Thứ 5, 19/09/2024 11:17
Công ty CP Truyền thông SUNRISE - chủ kênh Youtube "Những bài học nhỏ" đăng tải clip "Quả báo Làng Nủ" gây phẫn nộ cho dư luận đã chính thức lên tiếng.

Ngôi sao được ví là “Phù thủy” của bóng đá Đông Nam Á có cơ hội lập chiến tích khó tin tại World Cup

Thứ 5, 19/09/2024 15:45
Ngôi sao này là chân sút cực kỳ đẳng cấp, từng ghi tới 14 bàn thắng ở đấu trường VCK World Cup.

Việt Nam tính phương án sơ tán công dân sau vụ nổ hàng loạt máy nhắn tin ở Lebanon

Thứ 5, 19/09/2024 17:25
Các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam chủ động xây dựng và triển khai các phương án bảo hộ công dân kể cả tính tới phương án sơ tán công dân ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Con gái thi trượt, bố mẹ làm giả hồ sơ giúp con đỗ đại học: 5 năm sau, cả nhà nhận kết cục bi kịch

Thứ 5, 19/09/2024 22:10
Thấy con không thi đậu đại học, bố mẹ đã dùng quyền lực và tiền bạc để giúp con mình.
xe.nguoiduatin.vn