Nghiên cứu khoa học: Con người uống trọn 11,6 tỷ hạt vi nhựa khi ngâm túi lọc trà trong nước nóng 95 độ C

Thứ 5, 18/01/2024 15:52
Hạt vi nhựa có trong đại dương, đất, không khí, tuyết và thậm chí cả trong tách trà của bạn, kênh CNN đưa tin.

Trong khi hầu hết các túi trà được làm từ giấy, một số thương hiệu cao cấp đã chuyển sang sử dụng một loại túi lưới nhựa cho sản phẩm của họ.

Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học McGill ở Montreal, Canada đã mua bốn loại trà thương mại khác nhau. Họ lấy trà bên trong ra và đặt các túi trà rỗng vào nước nóng 95 độ C giống như khi đang pha trà.

Kết quả họ phát hiện chỉ cần một túi trà nhựa thôi đã giải phóng khoảng 11,6 tỉ hạt vi nhựa (microplastic) và 3,1 tỉ hạt nano nhỏ hơn vào tách nước. Các hạt này hoàn toàn không thể thấy được bằng mắt thường.

Con người uống trọn vẹn 11,6 tỷ hạt vi nhựa khi ngâm túi lọc trà trong nước nóng 95 độ C - Ảnh 1.

Túi lọc trà có thể phóng ra hàng tỷ hạt vi nhựa trong tách trà

Mức độ "các hạt được giải phóng từ loại túi trà làm bằng nhựa này cao hơn nhiều lần so với số lượng vi nhựa được báo cáo trước đây trong các loại thực phẩm khác", theo nhóm nghiên cứu.

Nhà nghiên cứu Laura Hernandez nói rằng họ đã rất ngạc nhiên trước dữ liệu thu thập được.

Bà lưu ý đây là cơ hội để người tiêu dùng, cũng như những người muốn giảm việc sử dụng nhựa, nhận thức rõ hơn về việc mua hàng của họ.

"Thật sự là không cần phải đóng gói trà túi lọc bằng nhựa, mà sau cùng sẽ trở thành nhựa sử dụng một lần", Hernandez nhận định. "Điều đó khiến bạn không chỉ ăn nhựa mà còn là gánh nặng cho môi trường".

Theo một nghiên cứu riêng biệt hồi đầu năm 2019, con người ăn trung bình 5 gram nhựa mỗi tuần – tương đương với trọng lượng của một thẻ tín dụng bằng nhựa.

Tác hại của hạt vi nhựa đến sức khỏe con người

Hạt vi nhựa (microplastic) là những mảnh nhỏ được hình thành từ quá trình phân hủy các sản phẩm nhựa như chai nhựa, túi nilon, đồ dùng bằng nhựa… thải ra môi trường. Loại hạt này có kích thước rất nhỏ, đường kính chỉ dưới 5mm. Ngoài ra, hạt vi nhựa còn được sản xuất chủ động ở kích thước nhỏ trong các sản phẩm kem đánh răng, tẩy tế bào chết...

Hạt vi nhựa được tìm thấy ở nhiều nơi trên trái đất như đại dương, sông, rừng núi, đất, cơ thể động vật... Trong đó, loại hạt này được tìm thấy nhiều nhất ở môi trường nước như các sông, suối, ao, hồ, mạch nước ngầm... Nhiều loài động vật, thực vật vô tình ăn phải các hạt vi nhựa, vì đặc tính không tan và khó phân hủy nên các hạt này sẽ tích tụ lại trong cơ thể động vật, thực vật. Khi con người ăn phải chúng thì sẽ bị tích lũy hạt vi nhựa trong cơ thể và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Theo thông tin từ BV Trường ĐH Y dược Huế, hạt vi nhựa có thể xâm nhập vào cơ thể con người bằng các con đường như hô hấp, tiêu hóa, tiếp xúc qua da và gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, cụ thể:

Con người uống trọn vẹn 11,6 tỷ hạt vi nhựa khi ngâm túi lọc trà trong nước nóng 95 độ C - Ảnh 2.

Con đường hạt vi nhựa hấp thụ vào cơ thể con người

- Stress oxy hóa và độc trên tế bào: Căng thẳng oxy hóa là sự mất cân bằng giữa gốc tự do trong cơ thể và chất chống oxy hóa. Khi vi hạt nhựa xâm nhập vào thể sẽ khiến gốc tự do bị viêm và dẫn đến mất cân bằng oxy hóa. Theo các nghiên cứu, nồng độ hạt vi nhựa từ 0,05 – 10mg/l sẽ sinh ra gốc tự do và chúng phản ứng ngược lại với nồng độ cao. Điều này dẫn đến gây ảnh hưởng đến tế bào não và tế bào biểu mô.

- Thay đổi chuyển hóa và dòng chảy năng lượng: Khi con người tiếp xúc lâu với hạt vi nhựa trong nước, thực phẩm, mỹ phẩm... có thể làm biến đổi enzyme chuyển hóa hoặc gây mất cân bằng năng lượng, dẫn đến mệt mỏi, nhợt nhạt, tay chân dễ bị lạnh...

- Gây ung thư: Trong hạt vi nhựa có chứa Phthalate là một chất được dùng trong sản xuất nhựa dẻo. Phthalate đã được Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) đưa vào danh sách chất có thể gây nên sự phát triển tế bào ung thư. Theo một nghiên cứu trên chuột cho thấy khi chúng ăn hạt vi nhựa, các hạt này sẽ tích tụ trong gan, làm tăng oxy hóa trong gan và ảnh hưởng tới tế bào gốc.

- Di cư đến mô khác: Nghiên cứu của các chuyên gia tại Đại học Vrije Amsterdam, Hà Lan cho thấy hạt vi nhựa có thể tuần hoàn theo máu và di chuyển đến nhiều mô trong cơ thể. Các nghiên cứu đã cho thấy hạt vi nhựa có trong hệ tim mạch và gây tắc nghẽn động mạch, phù động mạch, viêm tế bào, gây độc tế bào máu...

- Gây dị ứng: Hạt vi nhựa còn tham gia vào quá trình sản sinh histamine và gián tiếp gây ra dị ứng, sốc phản vệ, phản ứng viêm…

Các biện pháp giảm hấp thu hạt vi nhựa từ thực phẩm

Hạt vi nhựa có kích thước siêu nhỏ nên sẽ không thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường. Bên cạnh đó, loại hạt này có trong thực phẩm, nước, muối ăn... nên khó để có thể loại bỏ hoàn toàn chúng. Vì vậy, để hạn chế hấp thu hạt vi nhựa vào cơ thể, chúng ta có thể thực hiện các biện pháp sau:

- Sử dụng nước từ máy lọc nước giúp loại bỏ bụi bẩn, tạp chất và hạn chế hạt vi nhựa.

- Dùng nước ion kiềm giàu hydrogen trong sơ chế và chế biến thức ăn để giúp thực phẩm tươi ngon và đảm bảo dinh dưỡng.

Con người uống trọn vẹn 11,6 tỷ hạt vi nhựa khi ngâm túi lọc trà trong nước nóng 95 độ C - Ảnh 3.

Hạt vi nhựa có ở khắp mọi nơi trong cuộc sống thường ngày

- Lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng từ cơ sở cung cấp uy tín. Không cần phải cắt giảm hoàn toàn những món ăn có nguy cơ nhiễm hạt vi nhựa, chỉ cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để tăng sức đề kháng.

- Hạt vi nhựa có thể rò rỉ từ hộp nhựa dùng một lần, bao bì vào thực phẩm. Do đó, nên hạn chế sử dụng bao bì dùng một lần để bảo vệ sức khỏe và làm giảm lượng rác thải, bảo vệ môi trường.

- Khi sử dụng thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, nên mang theo dụng cụ đựng thực phẩm làm từ các chất liệu như inox, gỗ, bã mía… để tránh rò rỉ hạt vi nhựa.

- Không dùng dụng cụ bằng nhựa để chế biến và hâm thức ăn vì đồ nhựa bị đun nóng sẽ khiến các chất độc hại thoát ra ngoài và dính vào thực phẩm.

Theo CNN, BVĐHYD Huế

Nguyễn Phượng

Cùng chuyên mục

Một sao nữ Vbiz đáp trả: "Chị khẳng định với em chưa bao giờ sợ T.H"

Thứ 7, 23/11/2024 22:50
Những bình luận của sao nữ này khiến fan sắc đẹp xôn xao bàn tán.

Nhã Phương qua 2 lần sinh con mà dáng "đỉnh" hơn cả gái chưa chồng: Bí quyết ở 2 thực phẩm "tốt hơn thuốc giảm cân"

Thứ 7, 23/11/2024 22:45
Bí quyết của Nhã Phương nằm ở chế độ giảm cân khoa học và hai loại thực phẩm được ví như "thuốc giảm cân tự nhiên".

Nam ca sĩ trẻ dám nói thẳng mặt divo Tùng Dương là "mặt bác già" và "năn nỉ mãi tôi mới đồng ý"

Thứ 7, 23/11/2024 22:44
Chắc cũng chỉ có nam nghệ sĩ trẻ này mới dám "to gan" đối đáp như vậy với divo Tùng Dương.

Phạm Tuấn Ngọc diễn mở màn ấn tượng tại chung kết, lọt vào top 4 Mr World 2024

Thứ 7, 23/11/2024 22:34
Đêm chung kết Mr World diễn ra tối 23/11. Đại diện Việt Nam ghi dấu ấn ở phần mở màn cùng 60 nam vương và tiết mục biểu diễn ấn tượng mang tên Dance of the World.

Rapper GONZO lộ diện, thái độ thế nào?

Thứ 7, 23/11/2024 22:33
Sau thời gian im hơi lặng tiếng, GONZO gây chú ý khi bất ngờ xuất hiện ở sự kiện âm nhạc.
     
Nổi bật trong ngày

JBL giới thiệu cùng lúc 3 tai nghe mới, giá chỉ từ 1,4 triệu đồng

Thứ 7, 23/11/2024 06:00
JBL Việt Nam vừa đồng loạt ra mắt ba sản phẩm tai nghe TWS gồm JBL Tour Pro 3, Wave Beam 2, Tune Beam 2 tại Việt Nam.

Đấm trúng đầu ngoại binh V.League, cựu thủ môn tuyển Việt Nam gãy xương, rơi vào cảnh trớ trêu

Thứ 7, 23/11/2024 09:48
Vừa trở lại sau khi giải nghệ, thủ môn từng 9 lần ra sân cho tuyển Việt Nam lại gặp phải chấn thương trong một tình huống gây tranh cãi tại V.League.

Fan ngã ngửa với màn "gọi vốn" của nữ streamer, nghi vấn về "quá khứ bất hảo"

Thứ 7, 23/11/2024 14:00
Nữ streamer bị fan cho là coi thường khán giả.

Cô gái áo nâu có hành động gây tranh cãi với Quang Linh Vlogs ở Yên Bái

Thứ 7, 23/11/2024 16:30
Clip đang được chia sẻ nhiều trên TikTok, netizen bàn tán rôm rả.

2 mẫu iPhone cũ giảm giá “chạm đáy” chỉ còn hơn 11 triệu, xịn chẳng kém iPhone 16

Thứ 7, 23/11/2024 19:22
Sau 3,4 năm lên kệ, giá iPhone 12 và 13 hiện tại đang có giá khá tốt. Hai dòng máy này vẫn còn hàng VN/A mới 100% với phiên bản thường 64GB và 128GB.
xe.nguoiduatin.vn